Danh sách câu hỏi

Có 27,889 câu hỏi trên 558 trang
Đọc các đoạn thông tin dưới đây, em có đồng ý với những đánh giá, nhận định của các sử gia về cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ hay không? Bằng kiến thức lịch sử đã học, hãy giải thích. Tư liệu 1. “Tiền giấy chẳng qua chỉ là mảnh giấy vuông, phí tổn chỉ đáng 5,3 đồng tiền, mà đem đổi lấy vật đáng 5 - 6 trăm đồng của người ta, cố nhiên không phải là cái đạo đúng mức. Vả lại, người có tiền giấy cất giữ cũng dễ rách nát, mà kẻ làm giả mạo sinh ra không cùng, thực không phải là cách bình ổn vật giá mà lưu thông của cải của dân vậy. Quý Ly không xem xét kĩ đến cái gốc lợi hại, chỉ ham chuộng hư danh sáng chế, để cho tiền của hàng hoá thường vẫn lưu thông tức là sinh ra ứ đọng, khiến dân nghe thấy đã sợ, thêm mối xôn xao, thể có phải là chế độ bình trị đâu. (Phan Huy Chí, Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006, trang 112) Tư liệu 2. “Về văn hoá, tư tưởng, cải cách của Hồ Quý Ly thể hiện tinh thần phát huy văn hoá dân tộc, đề cao chữ Quốc ngữ (chữ Nôm), đồng thời bài bác tư tưởng các thánh hiền Trung Quốc mà gần như toàn thế giới nho sĩ bấy giờ vẫn coi là bất khả xâm phạm. Về giáo dục, nội dung cải cách thể hiện tinh thần yêu nước, tính đại chúng và gắn bó với cuộc sống. (Phan Đăng Thanh - Trương Thị Hoà, Cải cách Hồ Quý Ly, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2012, trang 156)
Đọc đoạn thông tin và hoàn thành bảng dưới đây. Sử gia Lê Văn Hưu nói: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương” (Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998, trang 156, 157) 1. Nhân vật lịch sử được nói đến là:………….. …………………………………………………. 2. Trong cuộc sống hiện nay, em có thể học hỏi được điều gì từ nhân vật lịch sử này? …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. Bà quê ở huyện Quân An, quận Cửu Chân (Thanh Hoá ngày nay). Căm thù chính sách đồng hoá, áp bức và bóc lột tàn bạo của nhà Ngô, Bà đã nêu ý chí: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp đường sóng giữ, chém cá tràng kình ở bể đông, quét sạch bờ cõi, để cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng để làm tì thiếp người ta”. (Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010, trang 51) 1. Nhân vật lịch sử được nói đến là:………….. …………………………………………………. 2. Em có suy nghĩ gì về câu nói của Bà? Theo em, câu nói này có còn giá trị ở thời hiện đại hay không? …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. “Nam đế nhà (Tiền) Lý dẫu sức không địch nổi giặc Lương đến nỗi công cuộc không thành, nhưng đã biết nhân thời cơ vùng dậy, tự làm chủ lấy nước mình, đủ làm thanh thế mở đường cho nhà Đinh, nhà Lý sau này...”. (Quốc Sử quán Triều Nguyễn, Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998, trang 164, 165) 1. Nhân vật lịch sử được nói đến là: ………….. …………………………………………………. 2. Nêu công lao nổi bật và ý nghĩa đối với lịch sử dân tộc của nhân vật lịch sử trên. …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. “Vị thế của người anh hùng Phùng Hưng không chỉ ở chỗ là người khởi xướng và lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa chống chế độ đô hộ nhà Đường, mà còn ở chỗ là người mở đầu cho xu thế Việt trong lãnh đạo đất nước, là một vị “vua cha mẹ”.  (Trương Hữu Quýnh, Bảo tồn, tôn tạo và xây dựng Khu di tích lịch sử - văn hoá Đường Lâm, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005, trang 24) 1. Nhân vật lịch sử được nói đến là:………….. …………………………………………………. 2. Theo em, việc nhân dân suy tôn nhân vật lịch sử này là vị “vua cha mẹ” có ý nghĩa như thế nào? …………………………………………………. …………………………………………………. ………………………………………………….
Dựa vào kiến thức đã học và khai thác các đoạn thông tin dưới đây, hãy thực hiện các yêu cầu. Tư liệu 1. “Lại khi ấy, vua thấy Hoài Văn hầu Quốc Toàn đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản hổ thẹn, phẫn khích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Sau đó, (Quốc Toản) rút lui, huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ “Phá cường địch, báo hoàng ân” (phá giặc mạnh, bảo ơn vua)”. (Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998, trang 49) Tư liệu 2. “Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu phụ lão trong nước họp ở điện Diên Hồng và hỏi kế đánh giặc. Các phụ lão đều nói “đánh, muôn người cùng hô một tiếng” (Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Sđd, trang 50) Tư liệu 3. Trần Bình Trọng đã chặn đánh kìm chân quân giặc suốt 7 ngày để vua Trần và triều đình rút lui an toàn về Thiên Trường (Nam Định). Khi bị giặc bắt và dụ hàng, ông đã khảng khái trả lời: “Ta thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc” (Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Sđd, trang 50) Tư liệu 4. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hoà mục, cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt .... Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. (Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Sđd, trang 79) 1. Nêu nét nổi bật về tinh thần kháng chiến của vua tôi nhà Trần và nhận xét. 2. Theo em, tại sao nhân dân Đại Việt sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước. 3. Từ tiếng hô “Sát Thát”, quyết tâm “đánh” tại Hội nghị Diên Hồng đến lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá giặc mạnh, báo ơn vua” của người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản, em có suy nghĩ gì về những nhân tố góp phần tạo nên hào khí Đông A thời Trần?