Danh sách câu hỏi
Có 24,951 câu hỏi trên 500 trang
Bài tập 5. Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
THỀ NON NƯỚC
TẢN ĐÀ
Nước non nặng một lời thề,
Nước đi, đi mãi, không về cùng non.
Nhớ lời “nguyện nước thề non”
Nước đi chưa lại, non còn đứng không.
– Non cao những ngóng cùng trông,
Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày.
Xương mai một nắm hao gầy,
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.
Trời tây ngả bóng tà dương,
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha.
Non cao tuổi vẫn chưa già,
Non thời nhớ nước, nước mà quên non.
Dù cho sông cạn đá mòn,
Còn non, còn nước, hãy còn thề xưa.
– Non cao đã biết hay chưa?
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.
Nước non hội ngộ còn luôn,
Bảo cho non chớ có buồn làm chi!
Nước kia dù hãy còn đi,
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui.
– Nghìn năm giao ước kết đôi,
Non non nước nước không nguôi lời thề.
(Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam 1932 – 1941, NXB Văn học, Hà Nội – Hội Nghiên cứu giảng dạy văn học, Thành phố Hồ Chí Minh, 1988, tr. 7)
Chỉ ra một vài biểu hiện của phong cách cổ điển trong bài thơ.
Bài tập 5. Đọc bài thơ sau của Cao Bá Quát và trả lời các câu hỏi:
SA HÀNH ĐOẢN CA
(Bài ca ngắn đi trên bãi cát)
Bãi cát dài, lại bãi cát dài,
Đi một bước, như lùi một bước.
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,
Lữ khách trên đường nước mắt rơi.
Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người?
Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”
Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt,
Anh đứng làm chi trên bãi cát?
(Tố Hữu dịch, Cao Bá Quát toàn tập, tập I,
NXB Văn học – Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, 2004, tr.777)
Phân tích hình tượng con đường trong bài thơ.