Danh sách câu hỏi
Có 24,951 câu hỏi trên 500 trang
Về bóng thám không vô tuyến (Radiosonde)
Ngày nay, trong ngành khí tượng, người ta dùng bóng thám không vô tuyến có mang các thiết bị cảm biến khí tượng, thiết bị vô tuyến điện và định vị toàn cầu để thu thập và gửi về các trung tâm khí tượng ở mặt đất số liệu về nhiệt độ, áp suất, độ ẩm của khí quyển; tốc độ gió; tốc độ di chuyển của các đám mây,... Vỏ bóng được làm bằng cao su tự nhiên hoặc cao su tổng hợp từ hợp chất polychloroprene. Bóng được bơm khí H2 hoặc He. Vỏ bóng trước khi thả có độ dày khoảng 0,051 mm và chỉ giảm xuống còn khoảng 0,0025 mm ở độ cao mà bóng bị vỡ. Tuỳ loại bóng mà khi bắt đầu thả, bóng có thể có đường kính từ 1 m đến 2 m, đến khi đạt độ cao trên 30 km thì đường kính của bóng có thể tăng lên gấp 3 lần. Bóng có thể bay lên độ cao tới 40 km, chịu được nhiệt độ tới –95 °C và thường tồn tại trên cao trong khoảng từ 1 giờ đến 3 giờ trước khi vỡ, tự động mở dù rơi xuống. Mặc dù bóng có gắn thiết bị định vị toàn cầu nhưng xác suất để tìm lại các thiết bị của bóng còn nguyên vẹn là rất nhỏ.
1. Bóng thám không chỉ có thể bay lên được trong điều kiện nào sau đây? Hãy tìm phương án trả lời chính xác nhất.
A. Khi khối lượng riêng của bóng nhỏ hơn khối lượng riêng của không khí bên ngoài.
B. Khi khối lượng riêng của khí dùng để bơm bóng nhỏ hơn khối lượng riêng của không khí bên ngoài.
C. Khi áp suất do chuyển động nhiệt của các phân tử khí trong vỏ bóng nhỏ hơn áp suất khí quyển bên ngoài.
D. Khi áp suất do chuyển động nhiệt của các phân tử khí trong vỏ bóng lớn hơn áp suất khí quyển bên ngoài.
2. Nội dung câu nào dưới đây là đúng, sai?
Nội dung
Đánh giá
Đúng
Sai
a) Bóng thám không chỉ có thể bay lên được khi lực đẩy Archimede của không khí xung quanh tác dụng lên bóng lớn hơn trọng lượng bóng.
b) Người ta thường dùng cao su tự nhiên, ít khi dùng cao su tổng hợp để làm bóng mặc dù nó đắt hơn chỉ vì lí do bảo vệ môi trường.
c) Để xác định các thông số trạng thái của khí trong bóng khi bóng đang bay lên không thể dùng phương trình trạng thái của khí lí tưởng hằng số.
3. Khi bóng đang bay lên, khí trong bóng có tuân theo định luật Boyle không? Tại sao?
4. Giải thích tại sao càng bay lên cao thì thể tích của bóng càng tăng và đến một độ cao nhất định nào đó thì bóng sẽ bị vỡ.
Bài tập 6. Đọc nhận định sau về tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh và trả lời các câu hỏi:
Song điều khiến tôi kinh ngạc trong tiểu thuyết này, không chỉ là sự tàn khốc của chiến tranh cũng như sự huỷ diệt của nó đối với tâm hồn con người, mà còn là cách thức xử lí hình thức nghệ thuật trong văn bản tiểu thuyết – tức phương pháp sáng tác tiểu thuyết: sáng tác của nhà văn Bảo Ninh và sáng tác của nhân vật chính của tiểu thuyết – Kiên, câu chuyện chiến tranh về Kiên và các nhân vật khác mà Bảo Ninh kể, câu chuyện về thân phận trong tiểu thuyết mà Kiên sáng tác cho đến cả việc đọc và sắp xếp cuốn tiểu thuyết trong tiểu thuyết của người viết ở cuối tác phẩm, tất cả tạo nên một cốt truyện ghép mảnh và sáng tác chồng xếp, khiến cho Nỗi buồn chiến tranh đạt đến kết cấu gấp hộp một cách vô cùng thành công. Chính lối tự sự có thể gọi là kết cấu gấp hộp này đã làm cân bằng và trì hoãn một cách hầu như hoàn mĩ đối với sự mạo hiểm của tính trữ tình quá độ trong cốt truyện tiểu thuyết, khiến cho phong cách trữ tình và nghị luận kiểu sân khấu kịch trong văn học truyền thống phương Đông trở thành thứ màu sắc phương Đông trong văn học thế giới [...].
(Diêm Liên Khoa, Tầm cao của văn học chiến tranh phương Đông, Thiên Thai dịch, tạp chí Tia sáng, ngày 19/5/2016)
Xác định vấn đề chính được đề cập trong nhận định trên.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Sự thật của Số đỏ, chính là cái cười. Cái cười trong Số đỏ không phải là những phương thức nghệ thuật để chuyên chở tư tưởng của tác phẩm. Cái cười ở đây là bản chất, là tinh tuý của văn bản nghệ thuật; nó đồng nhất với thế giới quan của tác giả; nó là tất cả tác phẩm – cái cười đa diện, cái cười vừa khẳng định vừa bác bỏ, cái cười lớn luôn luôn để ngỏ, không khép kín, không khô cứng. Nhiều nhà phê bình đã nói sâu sắc về cái hoạt kê, cái cười hể hả, cái hài hước, cái châm biếm, nhạo báng, cái hề, cái bouffon v.v... của Số đỏ. Tôi hiểu thêm rằng Số đỏ là cái cười nhại với một tầm cỡ lớn. Số đỏ nhại một xã hội, một phong trào chính trị, một thời đô thị hoá. Nó nhại một trào lưu văn hoá, một trào lưu văn học, một nghệ thuật trừu tượng cực đoan. Nó nhại một ngôn ngữ đang hình thành, hổ lốn, táp nham, lổn nhổn, không ăn khớp – ngôn từ khấp khểnh, xiêu vẹo, tạp pí lù. Số đỏ là một tập hợp hỗn loạn những phong cách kì dị, quái gở, lấn át nhau, xen kẽ nhau, phá huỷ nhau, – để biểu đạt chính xác cái xã hội quái dị ấy. Và chưa mấy ai thấy cái cười của Vũ Trọng Phụng, ở đây, ẩn giấu tư tưởng nhân đạo đầy bao dung, cái cười nhân văn chủ nghĩa.
(Đỗ Đức Hiểu, Những lớp sóng ngôn từ trong “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng, in trong Đổi mới phê bình văn học, NXB Khoa học xã hội – NXB Mũi Cà Mau, 1994, tr. 223 – 224)
Ở ba câu văn đầu tiên trong đoạn trích, tác giả đã cho biết quan niệm của mình về cái cười trong tiểu thuyết Số đỏ như thế nào?
Xung quanh hiện tượng quả bóng bàn bị bẹp được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ.
Đây là một hiện tượng đơn giản mà ngay cả những người chưa từng chơi bóng bàn cũng biết. Tuy nhiên, khi có người sử dụng hiện tượng này làm ví dụ cho sự nở vì nhiệt của chất khí, cho định luật Charles (trước đây gọi là định luật Gay Lussac) thì có khá nhiều ý kiến khác nhau. Ý kiến chấp nhận cũng có, ý kiến chấp nhận nhưng đề nghị nói rõ thêm cũng có, ý kiến phản đối dữ dội vì coi đây là một sai lầm hoàn toàn cũng có,...
Em quan niệm thế nào về hiện tượng này? Hãy nhớ lại những kiến thức đã học về chất khí để trả lời các câu hỏi sau đây nhằm thể hiện quan điểm của mình về hiện tượng gây tranh cãi trên.
1. Hiện tượng quả bóng bàn bị bẹp được nhúng vào nước thì phồng lên như cũ liên quan đến đẳng quá trình nào của chất khí?
A. Vì trong hiện tượng này, thể tích khí tăng theo nhiệt độ nên liên quan đến quá trình đẳng áp.
B. Vì trong hiện tượng này, áp suất khí tăng theo nhiệt độ nên liên quan đến quá trình đẳng tích.
C. Vì trong hiện tượng này có sự thay đổi thể tích và áp suất nên liên quan đến quá trình đẳng nhiệt.
D. Hiện tượng này không phải là một đẳng quá trình.
2. Nội dung câu nào dưới đây là đúng, sai?
Nội dung
Đánh giá
Đúng
Sai
a) Định luật Charles là định luật về quá trình biến đổi thể tích của một lượng khí theo nhiệt độ khi áp suất không đổi. Do đó không thể áp dụng định luật này cho chất khí trong quả bóng bàn bẹp nhúng vào nước nóng, phồng lên như cũ.
b) Cả 3 thông số trạng thái p, V và T của lượng khí trong quả bóng bàn ở hiện tượng nêu trên đều thay đổi. Đây là trường hợp mà chúng ta chưa đề cập tới cả trong bài học này lẫn các bài học trước đây về chất khí.
3. Tại sao quá trình biến đổi trạng thái của không khí trong quả bóng bị xẹp khi được nhúng vào nước nóng không phải là quá trình đẳng áp?
4. Hãy nghĩ ra một phương án thí nghiệm đơn giản để chứng tỏ, nếu coi quá trình biến đổi trạng thái của không khí trong quả bóng bàn bị xẹp khi được nhúng vào nước nóng phồng lên như cũ là quá trình nở vì nhiệt và dùng định luật Charles để xác định nhiệt độ của nước có thể làm cho không khí trong quả bóng dãn nở lấy lại thể tích cũ, thì kết quả tìm được sẽ không đúng với thực tế.