Danh sách câu hỏi

Có 23,312 câu hỏi trên 467 trang
Đọc đoạn thông tin dưới đây và thực hiện các yêu cầu. Hoạt động phá rừng, canh tác, xây dựng, du lịch ở Việt Nam đã khiến các quần thể động vật hoang dã giảm mạnh, đẩy thiên nhiên vào tình trạng khó cân bằng, gây suy giảm đa dạng sinh học. Sự suy giảm đa dạng sinh học nước ta chủ yếu do 4 nhóm nguyên nhân cơ bản sau: - Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư: có thể do các hoạt động của con người như chặt phá rừng (kể cả rừng ngập mặn), đốt rừng làm rẫy, chuyển đổi đất sử dụng, khai thác huỷ diệt thuỷ sản,...; các yếu tố tự nhiên như động đất, cháy rừng tự nhiên, bão, lốc, dịch bệnh, sâu bệnh,.. - Sự khai thác quá mức: do áp lực tăng dân số, lương thực,... đã thúc đẩy s khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và làm giảm đa dạng sinh học, đáng kể tài nguyên thuỷ sản ven bờ bị suy kiệt nhanh chóng. Mặt khác, một số phương thức khai thác có tính huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản như nổ mìn, hoá chất đang được sử dụng, đặc biệt các vùng ven biển. - Ô nhiễm môi trường: một số hệ sinh thái bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, chất thải từ khai khoáng, phân bón trong nông nghiệp, chất thải đô thị. Trong đó, đáng lưu ý là tình trạng ô nhiễm dầu đang diễn ra tại các vùng nước cửa sông ven bờ, nơi có hoạt động tàu thuyền lớn. - Ô nhiễm sinh học: quá trình du nhập các loài ngoại lai không kiểm soát phoun jom có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự cạnh tranh, sự ăn mồi hoặc gián tiếp qua kí sinh trùng, gây suy giảm nguồn gen và thay đổi nơi sinh cư với các loài bản địa,... (Nguồn: dangcongsan.vn, 2023) 1. Nêu những nguyên nhân dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta. 2. Cho biết bản thân em cần phải làm gì để góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật ở nước ta.
Dựa vào các bảng 2.1 và 2.2, hãy thực hiện các yêu cầu. Bảng 2.1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng và trung bình năm của một số trạm khí tượng ở nước ta. (Đơn vị: °C) Trạm Tháng Sapa Hà Đông (Hà Nội) Huế Đà Lạt Vũng Tàu 1 8,6 16,5 19,9 15,9 25,3 2 10,4 17,8 20,8 16,9 25,7 3 13,9 20,3 23,1 18,1 27 4 17,1 24 26,1 19 28,5 5 18,9 27,1 28,2 19,5 28,8 6 19,8 29 29,3 19,2 28 7 19,8 29,1 29,2 18,8 27,4 8 19,5 28,4 28,8 18,6 27,3 9 18,2 27,2 27,1 18,5 27,2 10 15,7 24,9 25,3 18,2 27 11 12,5 21,6 23,2 17,5 26,8 12 9,4 18 20,7 16,4 25,8 Cả năm 15,3 23,7 25,1 18 27,1 (Nguồn: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng, 2022) Bảng 2.2. Lượng mưa trung bình tháng và ổng lượng mưa trung bình năm của một số trạm khí tượng ở nước ta (Đơn vị: mm) Trạm Tháng Sapa Hà Đông (Hà Nội) Huế Đà Lạt Vũng Tàu 1 70,2 28,2 129,3 9,1 4,3 2 73,5 26,5 63,3 20,5 1,1 3 104,5 45 51,3 64,1 5,2 4 213,3 83,1 58,9 170,3 34 5 340,6 189,4 111,3 212,3 181,7 6 381,4 232,5 103,4 203,5 223,8 7 461 254,6 94,6 232,7 225 8 451,9 293,5 138,8 238,3 206 9 303,1 228,8 410,7 283,4 218,5 10 201,3 184,8 772,7 244,7 239,5 11 106,3 87,4 641,7 93,5 63,6 12 65,7 36,9 349,9 36,2 16,4 Cả năm 2 779,6 1 687,6 2 936,4 1 814,9 1 418,9 (Nguồn: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng, 2022) 1. Chọn 2 trạm khí tượng, so sánh một số yếu tố khí hậu giữa 2 trạm khí tượng đó. Yếu tố khí hậu Trạm 1: ……………… Trạm 2: ……………… 1. Nhiệt độ trung bình năm ......................................... ......................................... 2. Biên độ nhiệt trung bình năm ......................................... ......................................... 3. Lượng mưa trung bình năm ......................................... ......................................... 4. Chế độ mưa ......................................... ......................................... ......................................... .........................................