Danh sách câu hỏi

Có 22,399 câu hỏi trên 448 trang
Lời hứa Khi thầy hiệu trưởng còn chưa ra, Tốt-tô-chan đã đứng giữa hội trường. Thầy vừa bước tới, Tốt-tô-chan nói to: – Thầy ơi, em có chuyện muốn nói với thầy Thầy hiệu trưởng ngồi xuống, xếp chân vòng tròn, cười hỏi Tốt-tô-chan: – Chuyện gì nào? Tốt-tô-chan quỳ gối ngay ngắn trước mặt thầy. Em nói một cách chậm rãi, dịu dàng: – Sau này lớn lên, nhất định em sẽ làm cô giáo ở trường mình. Cứ tưởng thầy hiệu trưởng sẽ cười, nhưng không, thầy rất nghiêm túc: – Em hứa chứ? Có vẻ như thầy thực sự muốn Tốt-tô-chan trở thành cô giáo. Tốt-tô-chan gật đầu thật mạnh: – Em hứa! Vừa nói, Tốt-tô-chan vừa tự nhủ rằng nhất định mình sẽ trở thành cô giáo. Đúng vào giây phút ấy, Tốt-tô-chan nhớ lại buổi sáng đầu tiên đến Tô-mô-e... Tưởng chừng như lâu lắm rồi, cái hồi lớp Một ấy, lần đầu tiên Tốt-tô-chan gặp thầy hiệu trưởng. Thầy ngồi nghe em kể chuyện tận bắn tiếng đồng hồ. Giọng nói ấm áp của thầy khi bảo: “Từ hôm nay em là học sinh của trường.”. Giờ đây, Tốt-tô-chan đã yêu quý thầy hơn nhiều so với hồi đấy. Em quyết tâm sẽ làm bất cứ việc gì, chỉ cần đó là vì thầy Kō-ba-y-a-si. Nghe Tốt-tô-chan trình bày quyết tâm xong, thầy Kê-ba-y-a-si mỉm cười. Tốt-tô-chan giơ ngón út ra trước mặt thầy: – Em hứa! Thầy cũng giơ ngón út ra. Hai thầy trò ngoắc tay giao hẹn. Thầy hiệu trưởng cười. Nhìn thấy thầy vui, Tốt-to-chan cầm thấy yên tâm và cười theo: Trở thành cô giáo của Tô-mô-e! Thật tuyệt vời làm sao. Nếu mình là cô giáo... Tốt-tô-chan tưởng tượng ra rất nhiều thứ. Thầy Kô-ba-y-a-si vui lắm. Tuy hơi khó để tưởng tượng ra Tốt-tô-chan lúc lớn nhưng thầy biết em có thể trở thành cô giáo ở Tôn-mô-e. Bất cứ bạn nào học ở Tô-mô-e sau này đều có thể trở thành thầy cô giáo ở đây.  Theo Ku-rô-y-a-na-gi Tét-su-kô, Trương Thùy Lan dịch Tốt-tô-chan nói với thầy hiệu trưởng điều gì? Thầy trả lời em ra sao?
Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai Nam Phi là một nước nổi tiếng về nạn phân biệt chủng tộc. Chế độ phân biệt chủng tộc ở đây được toàn thế giới biết đến với tên gọi a-pác-thai. Ở nước này, người da trắng chỉ chiếm 1/5 dân số, nhưng lại nắm gần 9/10 đất trồng trọt, 3/4 tổng thu nhập và toàn bộ hầm mỏ, xí nghiệp, ngân hàng.... Ngược lại, người da đen phải làm những công việc nặng nhọc nhưng lương chỉ bằng 1/7 hay 1/10 lượng của công nhân da trắng. Họ phải sống, bệnh, những khu riêng và không được hưởng tự do, dân chủ. Bất bình với chế độ a-pác-thai, người da đen đã đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ của họ được sự ủng hộ của những người yêu chuộng tự do và công li trên toàn thế giới, cuối cùng đã giành được thắng lợi. Ngày 17 tháng 6 năm 1991, chính quyền Nam Phi buộc phải huỷ bỏ sắc lệnh phân biệt chủng tộc. Ngày 27 tháng 4 năm 1994, cuộc tổng tuyển cử đa sắc tộc đầu tiên được tổ chức. Luật sự da đen Nen-xơn Man-đê-la, người từng bị giam cầm suốt 27 năm vì đấu tranh chống chế độ a pác-thai, được bầu làm Tổng thống. Chế độ phân biệt chủng tộc xấu xa nhất hành tinh đã chấm dứt. Theo Những mẫu chuyện lịch sử thế giới • Chế độ phân biệt chủng tộc: chế độ đối xứ bắt công với người da đen nói riêng và da màu nói chung. • Công lí: lẽ phải, phù hợp với đạo II và lợi ích chung của xã hội. • Sắc lệnh: văn bản do người đứng đầu Nhà nước ban hành, có giá trị như luật • Tổng tuyển cử: cuộc bỏ phiếu trên toàn quốc để bầu ra cơ quan quyền lực cao nhất của một nước. • Đa sắc tộc: nhiều chủng tộc. Dưới chế độ a-pác-thai, cuộc sống của người da trắng và người da đen có gì khác nhau?
Đọc đoạn văn của bạn Trần Minh Sơn và trả lời câu hỏi: Xa-đa-kô – nhân vật trong bài đọc “Những con hạc giấy" cũng là nhân vật chính trong truyện “Ngàn hạc giấy của Xa-đa-kể” do chính anh trai của cô bé – Xa-xa-ki Ma-xa-hi-rô viết. Cô bé nhiễm chất phóng xạ của bom nguyên tử vào năm lên hai tuổi. Sau mười năm ủ bệnh, bác sĩ kết luận cô bé bị bệnh máu trắng. Gần một năm chữa trị là khoảng thời gian ngập tràn đau đớn và nước mắt của Xa-đa-kô và cả gia đình. Cũng trong thời gian đó, Xa-đa-kô đã bí mật gửi nguyện ước cho mình cùng với bố mẹ vào những cánh hạc giấy do cô bé tự tay gấp. Tuy nhiên, Xa-đa-kô đã ra đi khi ước nguyện còn dang dở. Hình ảnh Xa-đa-kô ngồi gấp hạc giấy là lời lên án mạnh mẽ nhất đối với chiến tranh. Niềm tin vào cuộc sống và sự kiên cường chống chọi với bệnh tật của cô bé đã trở thành biểu tượng cho tinh thần chống chiến tranh và vũ khí hạt nhân ở Nhật Bản cũng như trên toàn thế giới. Trần Minh Sơn a. Đoạn văn viết về điều gì? b. Bạn Minh Sơn giới thiệu những gì ở câu văn mở đầu? c. Ở các câu văn tiếp theo, bạn Minh Sơn giới thiệu những gì về Xa-đa-kô? - Hoàn cảnh - Việc làm - ? d. Bạn Minh Sơn khẳng định điều gì ở câu văn cuối?
Lễ hội đèn lồng nổi Lễ hội đèn lồng nổi tại Ha-oai được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1999. Theo bà Sin-xô l-tô – người khởi xướng lễ hội – ánh sáng từ đèn lồng tượng trưng cho trí tuệ, nước tượng trưng cho tình yêu. Vì vậy, thả đèn lồng lên dòng nước là thể hiện hi vọng một thế giới tươi sáng hơn. Lễ hội được bắt đầu với tiếng thổi pũ (một loại vỏ ốc biển của Ha-oai). Đặc sắc nhất lễ hội là nghi thức thả sáu chiếc đèn lồng chính mang lời cầu nguyện đến những nạn nhân của chiến tranh, những người gặp thiên tai, nạn đói hay bệnh tật. Lời cầu nguyện còn dành cho những loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng. Những chiếc đèn lồng toả sáng trên mặt nước cũng mang theo hi vọng sức khoẻ và bình an cho mọi người. Lễ hội khép lại với hình ảnh hàng nghìn chiếc đèn lồng sáng lung linh, thả trôi trên biển cùng với những lời cầu nguyện, lời chúc. Sau đó, đèn lồng sẽ được thu gom, làm sạch và cất giữ để dùng cho những năm sau. Với thông điệp hướng tới thế giới hoà bình, ấm áp, mỗi năm, lễ hội thu hút hơn 50 000 người tham gia với hơn 6.000 chiếc đèn lồng được thắp sáng. Đây là dịp để người thân, bạn bè và cả những người không quen biết gắn bó với nhau trong sự chia sẻ, cùng mở lòng để đùm bọc và yêu thương. Ngân Hương tổng hợp Đoạn đầu giới thiệu những thông tin gì về lễ hội đèn lồng nổi tại Ha-oai?