Danh sách câu hỏi
Có 22,399 câu hỏi trên 448 trang
Việt Nam
(Trích)
Việt Nam đẹp khắp trăm miền,
Bốn mùa một sắc trời riêng đất này.
Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây,
Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang.
Sum sẽ xoài biếc, cam vàng,
Dừa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi.
Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông, như núi, như người Việt Nam!
Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang,
Cà Mau mũi đất mỡ màng phù sa.
Trường Sơn: chí lớn ông cha,
Cửu Long lòng mẹ bao la sóng trào.
Mặt người sáng ánh tự hào,
Dáng đi cũng lắp lánh màu tự do.
Bốn ngàn năm dựng cơ đồ,
Vạn năm từ thuở ấu thơ loài người.
Ơi Việt Nam! Việt Nam ơi!
Việt Nam! Ta gọi tên Người thiết tha.
Lê Anh Xuân
Đất nước Việt Nam hiện lên đẹp như thế nào qua khổ thơ đầu?
Một bản hùng ca
Bức tranh toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên được vẽ bằng chất liệu sơn dầu theo một vòng tròn với đường kính 42 mét, chiều dài 132 mét, chiều cao 20,5 mét.
Thiết kế mái nhà vòm của bức tranh là hai bầu trời. Vòng trong là bầu trời trong xanh thể hiện khát vọng hoà bình. Vòng ngoài là bầu trời bom đạn rực lửa, tái hiện liên hoàn bốn trường đoạn lịch sử của chiến dịch:
Trường đoạn "Toàn dân ra trận” với hình ảnh từng đoàn dân, quân thồ hàng, trèo non lội suối cung cấp lương thực cho tiền tuyến.
Trường đoạn "Khúc dạo đầu hùng tráng" với điểm nhắn là trận Him Lam mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Trường đoạn "Cuộc đối đầu lịch sử” cho thấy sự khốc liệt của chiến trường năm xưa với hình ảnh hầm hào, dây thép gai và hình ảnh quả bộc phá phát nổ trên đồi A1.
Trường đoạn Chiến thắng Điện Biên" tái hiện hình ảnh bộ đội cắm cờ đỏ sao vàng trên nóc hầm tướng Đờ Ca-xtơ-ri, khẳng định chủ quyền và chiến thắng vẻ vang của quân và dân ta.
Bức tranh chính là bản hùng ca về chiến tranh, tái hiện sống động và đầy đủ chiến dịch 56 ngày đêm chiến đấu của quân và dân ta, làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
Hoàng Nguyên tổng hợp
Trường đoạn: một phần của tác phẩm nghệ thuật có kết cấu tương đối hoàn chỉnh và độc lập, thể hiện một vấn đề của nội dung tác phẩm.
Nêu những thông tin chung về bức tranh toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Chất liệu
- Bố cục
- Kích thước
- ?
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:
Em cảm thấy thật vui khi được cùng cô Tổng phụ trách và các bạn tham gia "Ngày hội trồng cây” ở trường sáng nay. Từ sáng sớm, vườn trường đã rộn rã tiếng nói cười. Dưới sự hướng dẫn của cô Tổng phụ trách, mỗi nhóm tự trồng một cây con. Có nhóm trồng cây hoa, có nhóm trồng cây thuốc, cũng có nhóm trồng cây ăn quả,... Cô chỉ cho chúng em cách đào hố, làm rào bảo vệ cây. Khuôn mặt các bạn ửng hồng, mồ hội lấm tấm nhưng không ai thấy mệt. Có lẽ, mỗi bạn đều có những niềm vui riêng. Vui vì thực hiện được một hoạt động có ý nghĩa. Vui vì có thêm một kỉ niệm đẹp với cô giáo và bạn bè. Chắc hẳn, nhiều bạn cũng như em, vui khi nghĩ đến ngày những cây con được vun trồng hôm nay sẽ lớn, toả bóng ngát xanh. Và những cây ấy sẽ rì rào kể biết bao điều thân thương của chúng em dưới mái trường mến yêu này.
Ngân Anh
a. Câu văn mở đầu khẳng định điều gì?
b. Tìm các câu văn
– Thể hiện cảm xúc của các bạn khi tham gia sự việc.
– Nói về niềm vui, ý nghĩa của sự việc đó đối với các bạn.
c. Câu cuối đoạn văn nói về điều gì?
Thực hiện yêu cầu:
a. Chọn một từ phù hợp trong khung thay cho các □ trong bài ca dao sau:
đợi, trông, chờ
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn □ nhiều bề.
□ trời, □ đất, □ mây,
□ mưa, □ nắng, □ ngày, □ đêm.
□ cho chân cứng đá mềm,
Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.
Ca dao
b. Nêu tác dụng của việc sử dụng từ em chọn.
Ông Trạng Nồi
Thuở xưa, ở làng nọ, có một chàng trai nghèo sống bằng nghề kiếm củi. Chàng rất thông minh và ham học.
Nghe tin nhà vua mở khoa thi, chàng học trò nghèo miệt mài đèn sách. Đến bữa, đợi nhà hàng xóm ăn xong, chàng mới sang mượn nồi. Lần nào, chàng cũng cọ sạch nồi trước khi đem trả.
Khoa thi năm đó, chàng đỗ trạng nguyên. Nhà vua mở tiệc ban thưởng cho những người thi đỗ. Tiệc xong, nhà vua nói:
– Trước khi giúp nước, ta cho phép quan trạng về tạ ơn tổ tiên, thăm họ hàng, làng xóm. Ta sẽ ban thưởng cho nhà người và cho phép nhà người tự chọn phần thưởng. Quan trọng lễ phép:
– Tậu bệ hạ! Thần chỉ xin một chiếc nồi nhỏ để mang về quê.
Nhà vua rất ngạc nhiên nhưng vẫn ban cho quan trạng một chiếc nồi đúc bằng vàng.
Về đến nơi, quan trọng chào hỏi, cám ơn dân làng, rồi cầm chiếc nồi đi đến nhà hàng xóm. Thấy quan trọng đến, chủ nhà vội vàng ra chào, đón vào nhà. Quan trọng nói:
– Thưa ông, tôi xin biếu ông chiếc nồi nhà vua ban cho để tạ ơn. Nhờ ông có lòng giúp đỡ, tôi mới được như ngày nay.
Nghe quan trạng nói, người hàng xóm nghĩ thầm: "Cho mượn nồi thì có gì mà quan trạng phải trả ơn to đến thế!”. Như đoán biết ý nghĩ của ông, quan trạng thong thả:
– Hồi đó, vì bận ôn thi không có thời gian đi kiếm gạo, nên tôi đã mượn nồi của nhà ông để ăn vét cơm cháy trong mấy tháng trời. Nay đã đỗ đạt, tôi có chút quà mọn để trả ơn.
Chủ nhà và dân làng rất xúc động, cảm phục gương hiếu học và lòng biết ơn của quan trạng.
Vị quan trạng trẻ tuổi ấy chính là Tô Tịch, một người học giỏi nổi tiếng thời trước của nước ta. Dân gian yêu mến gọi ông là Trạng Nồi.
Theo Kho tàng truyện dân gian Việt Nam
Ở đoạn đầu, chàng trai được giới thiệu như thế nào?
Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long là thắng cảnh có một không hai của đất nước Việt Nam. Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.
Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá nục. Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he. Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. Những ngày hè đi bên bờ Hạ Long ta có cảm giác như đi trước của gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta.
Theo Thi Sảnh
• Trường cửu: tồn tại lâu dài và vững bển.
• Gió nồm nam: gió dịu mát thổi từ phía đông nam tới, thường xuất hiện vào mùa hè.
Vì sao nói “bốn mùa Hạ Long phủ trên mình một màu xanh đằm thắm"?