Danh sách câu hỏi
Có 22,399 câu hỏi trên 448 trang
Khám phá ý nghĩa và cách sử dụng tiền hợp lí.
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi sau:
Cô bé bán chè bưởi
Trong chương trình truyền hình Mặt trời bé con năm 2017, khán giả phải trầm trồ về khả năng kinh doanh và lập kế hoạch quản lí tiền rất hiệu quả của cô bé Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc (‘bé Bống bán chè bưởi”, sinh năm 2007) đến từ Tuyên Quang. Thành công đó đến từ năng khiếu và niềm đam mê kinh doanh của Bổng. Ngày nhỏ, khi chơi trò chơi mua sắm, Bổng sớm nhận ra rằng, muốn mua được đồ gì đó thì cần phải có tiền. Nhưng khi chơi thì có thể dùng “tiền” cắt từ những tờ giấy, còn khi mua hàng thật thì phải có tiền thật, và muốn có tiền thì bố mẹ phải làm việc. Số tiền bố mẹ Bống kiếm được chỉ có hạn nên việc chi tiêu phải cân đối và tiết kiệm để không bị lãng phí.
Để có tiền, ngay từ khi học lớp 2, Bổng đã bắt tay vào kinh doanh chè bưởi. Tiền lãi trong kinh doanh được Bống chia thành 10 phần, phân bổ như sau:
Ví Đầu tư vào nguồn vốn (5 phần): Khoản tiền này được Bống dùng làm vốn nhập hàng để kinh doanh chè bưởi.
Ví Tự do tài chính (1 phần): Khoản tiền này Bống nhờ mẹ gửi tiết kiệm hằng tháng tại ngân hàng.
Ví Tiết kiệm dài hạn (1 phần): Bống bỏ lợn khoản tiền này để mua món đồ đắt tiền như xe đạp điện....
Ví Giáo dục (1 phần): Khoản tiền này Bống dùng để tham gia các lớp học, mua sách, vở, đồ dùng học tập.
Ví Hưởng thụ (1 phần): Đó là khoản tiền Bống dùng để chăm sóc bản thân như
ăn một món ăn mà mình yêu thích, mua một đôi giày đẹp, xem một bộ phim hay....
Ví Cho đi (1 phần): Bống dùng món tiền này như một cách thể hiện lòng biết ơn cuộc sống: làm từ thiện, mua quà tặng người thân và thầy, cô giáo, thăm bạn ốm.
Nhờ biết kinh doanh và sử dụng tiền hợp lí, Bống đã tạo được nguồn thu nhập, có tiền tiết kiệm, chi tiêu, đáp ứng nhu cầu của bản thân, giúp đỡ bố mẹ và những người gặp khó khăn trong cuộc sống.
(Theo lời kể của nhân vật)
Câu hỏi:
- Bạn Bống đã sử dụng tiền như thế nào? Em có nhận xét gì về cách sử dụng tiền của bạn.
- Việc sử dụng tiền hợp lí có tác dụng như thế nào?
- Theo em, vì sao chúng ta phải sử dụng tiền hợp lí?
Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em.
Đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu:
Trẻ em cũng như các cá nhân cần được bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự. Khoản 5 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 (sửa đổi, bổ sung năm 2018)
quy định: Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lí, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tồn hại khác.
Bất kì hành vi nào làm tổn hại đến trẻ em, tuỳ theo mức độ, tính chất và hậu quả có thể bị xử phạt hành chính (theo Nghị định số 130/2021/ NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (theo Điều 142, 144, 145, 146, 147 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017). Người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có thể chịu mức án cao nhất là từ chung thân hoặc tử hình.
Phòng, tránh xâm hại trẻ em không chỉ là trách nhiệm của cá nhân, gia đình mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Điều 51 Luật Trẻ em 2016 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) quy định rõ:
1. Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi đến cơ quan có thẩm quyền.
2. Cơ quan lao động – thương binh và xã hội, cơ quan công an các cấp và Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, xử lí thông tin, thông báo, tố giác; phối hợp xác minh, đánh giá, điều tra về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn hoặc gây tồn hại, mức độ nguy cơ gây tồn hại đối với trẻ em.
3. Chính phủ thiết lập tổng đài điện thoại quốc gia thường trực để tiếp nhận, xử lí thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em; quy định quy trình tiếp nhận và xử lí thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em.
Câu hỏi:
- Em hãy nêu một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em.
Tìm hiểu vì sao phải lạp kế hoạch cá nhân.
a) Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:
Một ngày làm việc của Bác
Là người bảo vệ Bác, tôi thấy Bác có thói quen làm việc có kế hoạch và rất đúng giờ. Bác chủ động đặt ra thời gian làm việc và thực hành nghiêm túc không thay đổi giờ giấc sinh hoạt, kể cả mùa đông. Hằng ngày, Bác dậy từ 5 giờ, 5 giờ 15 tập thể dục, 6 giờ ăn sáng, sau đó Bác bắt đầu làm việc. Vì vậy, người phục vụ Bác cũng rất dễ dàng. [...]
Bác làm việc suốt ngày, ngày thường cũng như Chủ nhật. Sau mỗi bữa ăn, Người nghỉ một lát rồi làm việc ngay. Những việc mà Bác đã định trong kế hoạch đều giải quyết hết
( Theo Chuyện kể của những người giúp việc Bác Hồ,
NXB Thông tấn, Hà Nội)
Câu hỏi:
- Em có nhận xét gì về thói quen làm việc của Bác
- Em học tập được điều gì từ Bác