Danh sách câu hỏi
Có 22,399 câu hỏi trên 448 trang
Những con mắt của biển
Việt Nam có hơn 90 ngọn hải đăng được ví như những người bạn đường tin cậy trên khắp các hải trình trải dài đất nước. Những ngọn hải đăng có chức năng chính là đánh dấu các đường bờ biển hay bãi cạn nguy hiểm, dẫn lối đưa tàu thuyền vào bến đỗ an toàn. Với du khách, vẻ đẹp hay những câu chuyện lịch sử, văn hoá của những ngọn hải đăng sừng sững giữa biển trời luôn là điều hấp dẫn, khởi gợi sự khám phá.
Hải đăng Đại Lãnh hay còn gọi là hải đăng Mũi Điện nằm ở huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên. Đây là một trong hai điểm đón bình minh đầu tiên trên đất liền ở lãnh thổ Việt Nam.
Hải đăng Kê Gà nằm ở mũi Kê Gà, xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Ngọn hải đăng này được khánh thành năm 1899, được ghi nhận là ngọn hải đăng cao nhất Việt Nam.
Hải đăng Vũng Tàu trên đỉnh núi Tao Phùng ở thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được ghi nhận là một trong những ngọn hải đăng cổ kính nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Lịch sử ghi lại công trình này được xây dựng từ năm 1862.
Theo Nguyễn Quang Ngọc
• Hải trình: chuyến đi dài, xa trên biển.
• Bãi cạn: vùng biển có đá ngầm, cát,... nguy hiểm cho tàu thuyền
• Huyện Đông Hoài nay là thị xã Đông Hòa.
Những ngọn hải đăng giúp ích gì cho người đi biển?
Xử lí tình huống
a Lớp của Dung và Hiền đi dã ngoại. Cuối buổi chiều, sau khi ăn nhẹ, Hiền vứt luôn vỏ kẹo xuống đất và đổ nước ngọt còn thừa xuống hồ. Thấy vậy, Dung nhắc nhở: “Bạn làm thế là gây ô nhiễm môi trường đấy!” Hiền liền bảo: “Một chút nước ngọt thì làm sao mà ô nhiễm hồ nước, còn vỏ kẹo thì sẽ có cô lao công thu dọn, tớ thấy nhiều người vẫn làm thế”.
Em có nhận xét gì về ý kiến của Hiền? Nếu là Dung, em sẽ nói gì với Hiền?
b. Sau khi quét đường làng xong, Kiên đề nghị các bạn trong xóm gom hết số rác đã quét dọn được thành một đống để đốt cho nhanh, đỡ mất công mang đến khu vực tập kết rác.
Việc đốt rác ở đường làng mang lại hậu quả gì? Nếu là bạn của Kiên, em sẽ làm gì?
c Chú của Mẩy cho rằng: “Từ thời ông bà, cha mẹ sinh sống trên vùng đất này đã nuôi lợn, trâu thả rông xung quanh nhà. Mình chỉ làm theo phong tục thôi, mà hầu như nhà nào cũng vậy nên quen rồi, có thấy ô nhiễm môi trường đâu".
Theo em, việc nuôi lợn, trâu thả rỗng quanh nhà gây ô nhiễm môi trường sống như thế nào? Nếu là Mẩy, em sẽ nói gì với chú?
d) Giờ ra chơi, Sáng rủ Mai bẻ những chiếc lá bàng to trong sân trường để quạt cho mát vì cho rằng bẻ vài chiếc lá cũng không ảnh hưởng gì.
Nếu là Mai, em sẽ nói gì với Sáng?
e) Tối thứ Bảy, bạn Phong mở loa rất to để hát karaoke. Khi bác hàng xóm phàn nàn rằng tiếng ồn làm bác mệt mỏi, thì bạn trả lời: “ Chắc bác mệt vì ốm thôi, chứ sao có thể mệt mỏi vì nghe âm thanh to được ạ!”.
Em có nhận xét gì về việc làm của Phong? Nếu là Phong em sẽ làm gì?
Tìm hiểu vì sao phải bảo vệ môi trường sống.
Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:
Ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay đang có xu hướng gia tăng và là vấn đề đáng báo động vì hậu quả của nó để lại rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự sống của con người và các loài sinh vật.
Ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm bụi mịn đang trở thành vấn đề của các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Hàm lượng bụi mịn cao trong không khi làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp dưới, đột quỵ và ung thư phổi
Tiếng ồn cũng gây ra những tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ con người, làm suy giảm và mất thính lực, tinh thần căng thẳng, rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến tim mạch, cơ quan tiêu hoá, suy giảm chất lượng lao động.
Việc uống nước, tiếp xúc hay ăn các loại rau quả, thuỷ hải sản được nuôi trồng trong môi trường nước bị ô nhiễm gây nên một số bệnh về đường tiêu hoá, bệnh giun sán, bệnh về mắt, bệnh ngoài da....
Đất bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc qua đường hô hấp do sự bốc hơi của chất gây ô nhiễm đất. Ngoài ra, còn các mối đe doạ từ sự xâm nhập của chất ô nhiễm trong đất vào tầng nước ngầm được sử dụng cho con người. Ô nhiễm kim loại nặng trong đất có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt là trẻ em,...
(Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2016 – 2020, NXB Dân trí, 2021)
Câu hỏi:
- Môi trường sống ở nước ta hiện nay đang gặp phải những vấn đề gì? Việc ô nhiễm môi trường gây tác hại gì đối với sức khoẻ con người?
- Theo em, Vì sao chúng ta cần bảo vệ môi trường sống?
Sự tích con Rồng cháu Tiên
Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Hai người gặp nhau, kết thành vợ chồng.
Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra cái bọc trăm trứng. Trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp để lạ thường. Đàn con lớn nhanh như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần.
Sống với nhau được ít lâu, Lạc Long Quân bàn với vợ:
– Ta vốn nòi rồng ở miền nước thằm, nàng là dòng tiền ở chốn nạn cao. Kẻ trên cạn, người dưới nước, tập quán khác nhau, khó mà ở cùng nhau lâu dài được. Nay ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.
Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Con trai vua gọi là Lang, con gái vua gọi là Mị Nương; khi cha mắt thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.
Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt ta thường tự hào xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào.
Theo Nguyễn Đổng Chi
• Lạc Việt: vùng đất nay thuộc các tỉnh phía bắc của nước ta.
• Phong Châu: tên một vùng đất nay thuộc tỉnh Phú Thọ.
• Văn Lang: nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta.
Tìm trong đoạn đầu những chi tiết nói về vẻ đẹp và tài năng của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Hạng A Cháng
A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, như gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.
Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh. Tới nương, A Cháng mắc cày xong, quát một tiếng "Mổng!" và bây giờ chỉ còn chăm chăm vào công việc.
Hai tay A Cháng nắm đốc cây, mắt nhìn thể ruộng, nhìn đường cây, thân mình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi qua trái, lúc tạt phải theo đường cày uốn vòng theo hình ruộng bậc thang như một mảnh trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được sá cày thẳng, người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoải dài hoặc băm những bước ngắn, gấp gấp...
Sức lực tràn trề của A Chúng là niềm tự hào của dòng họ Hạng, một dòng họ Mông đang định cư ở chân núi Tơ Bo.
Theo Ma Văn Kháng
• Mổng (tiếng Mông): đi
• Sá cày: đường cày.
a. Ở đoạn đầu, tác giả tả ngoại hình của Hạng A Cháng bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
b. Khi cày ruộng, động tác và hình dáng của A Chúng có gì đáng chú ý?
c. Những hình ảnh so sánh trong bài văn có tác dụng gì đối với việc tả ngoại hình và hoạt động của Hạng A Cháng?
Dưới những tán xanh
Năm 2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi xướng việc tuyển chọn, công nhận Cây di sản Việt Nam. Các cây gỗ lớn (trên 100 năm tuổi đối với cây trồng và trên 200 năm tuổi đối với cây tự nhiên) hoặc có giá trị về cảnh quan, môi trường, khoa học, văn hoá, lịch sử,... được công nhận là cây di sản. Đến nay, có tới 6 000 cây di sản được ghi nhận ở mọi miền.
Năm 2013, Giàn Gừa nguyên sinh hơn 150 năm tuổi ở ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ được ghi nhận là cây di sản đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long. Giàn Gừa cao khoảng 15 mét, tán lá vươn rộng ra một vùng mênh mông xanh mát, đan quyện xoắn xuýt như một tấm lưới khổng lồ. Bộ rễ chằng chịt, giăng đầy trên mặt đất, trông như những con rắn. Hình dáng của giàn cây tạo nên một bức tranh vô cùng độc đáo, hoang sơ và huyền bí.
Những năm chiến tranh tàn phá, Giàn Gừa chỉ còn lại 2 740 mét vuông. Đến nay, do được bảo tồn, diện tích Giàn Gừa đã lên tới 4.000 mét vuông.
Theo thời gian, những cành gừa in hằn vết tích chiến tranh vẫn đâm chồi, vươn mình toả rợp bóng mát, những tán xanh vẫn rì rào khúc hát mến thương.
Ngân Thương tổng hợp
• Gừa (si): loài cây thân gỗ, có rễ mọc ra tử thần và các cành trên cao.
• Nguyên sinh: (rùng) mọc tự nhiên từ thời xa xưa, chưa hề bị chặt phá.
Cây di sản Việt Nam được tuyển chọn, công nhận theo tiêu chí nào?