Danh sách câu hỏi

Có 22,399 câu hỏi trên 448 trang
Đọc và làm bài tập Em tôi Tôi chưa thấy đứa trẻ nào nghịch như bé Dũng, em tôi. Tôi làm gì, nó cũng học theo rồi phá đám. Bé loắt choắt mà chơi trò gì, nó cũng đòi thắng. Đã thế, cái gì nó cũng đòi phần hơn. Nhưng mấy chuyện đó, tôi chỉ thấy ngộ nghĩnh và càng làm cho em đáng yêu trong mắt tôi hơn. Tôi là anh mà. Chiều qua, mẹ tôi mua về cho hai anh em hai chú gà. Dũng xí ngay con gà thấp tẻ, đủ lông đuôi, lông cánh. Còn tôi thì được con gà cổ trụi lông cổ. Sáng nay, tôi ra bờ ao làng bắt châu chấu cho gà ăn. Dũng cũng đòi theo. Nhưng Dũng bề thế thì làm được gì. Rốt cuộc, tối phải cho hai con gà ăn chung. Không ngờ, gà của Dũng mổ nhanh như chóp, tranh hết cả phần của con gà cổ. Thế mà Dũng còn vỗ tay, reo hò. Tôi bảo: – Chiều nay, anh đi học. Ở nhà, em phải cho cả hai con cùng ăn đấy! Ý tôi là dặn Dũng cho gà ăn ngô thôi. Thế mà ở nhà, Dũng lại trốn mẹ đi về châu chấu, bị trượt chân rơi xuống ao, may mà có người cứu được. Về nhà, tôi mới biết tin, hốt hoảng chạy đến trạm y tế. May quá, Dũng đã khoẻ, đang nằm chờ mẹ đi làm thủ tục xuất viện. Vừa thấy tôi, Dũng đã phàn nàn: - Em... em... chẳng bắt được con châu chấu nào cả... Tôi bóc một quả quýt đưa cho Dũng. Em lắc đầu rồi liếc nhìn quả, bánh trên chiếc bàn nhỏ: – Cho anh cả đấy. Ôi, bữa nay Dũng thảo thế! Vừa thương em vừa ân hận, tôi dặn nó: – Từ nay, em không được ra bờ ao một mình nhé! Nguy hiểm lắm... Anh sẽ xin mẹ cho em tập bơi cùng anh... – Thật hả anh? Dũng hỏi mà như reo. Hai mắt nó bỗng sáng lên, nhìn tôi mãi... THÁI CHÍ THANH Vì sao Dũng gặp tai nạn?
Tìm hiểu biểu hiện và ý nghĩa của việc biết vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi: Chăm ngoan, học giỏi        Bạn Hoàng Thu Huế, học sinh lớp 5, trường Tiểu học Hợp Thành (thành phố Lào Cai) có hoàn cảnh gia đình rất đáng thương. Bố mất sớm, mẹ bỏ đi từ khi bạn còn rất nhỏ. Huế lớn lên trong tình yêu thương, đùm bọc của ông bà ngoại.       Điều kiện gia đình rất khó khăn, ông bà thì yếu, đau ốm luôn nên cuộc sống càng thêm cực nhọc. Khi được hỏi khó khăn thế bạn có nghĩ đến chuyện phải nghỉ học không, Huế nói:       - Càng khó khăn, em càng phải học thật giỏi để mong sau này thoát khỏi cảnh nghèo đói.       Nhà xa nên hàng ngày, cứ 5 giờ sáng là Huế đã thức dậy để đi bộ đến trường. Cuộc sống vất vả là vậy nhưng Huế luôn cố gắng tự rèn luyện, trong lớp chăm chú nghe thầy, cô giáo giảng bài. Về nhà, sau khi giúp đỡ ông bà làm các việc nhà như quét nhà, nấu cơm, nấu cám cho lợn ăn, bạn luôn cần mẫn tự học.      Thương ông bà và không để phụ lòng thầy, cô giáo và những người từng giúp đỡ mình, Huế càng quyết tâm học. Không chỉ học giỏi, bạn còn hát rất hay, là hạt nhân trong đội văn nghệ của nhà trường, lớp phó phụ trách văn thể. Nhờ những cố gắng của mình, trong 4 năm liên tục, Huế luôn đạt danh hiệu “Học sinh Giỏi”.                   (Theo Truyện đọc Đạo đức 4, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014) Câu hỏi: - Bạn Huế đã vượt qua khó khăn như thế nào? Việc biết vượt qua khó khăn đó đã đem lại điều gì cho bạn? - Nêu cảm nghĩ của em về tấm gương vượt khó của Huế. - Theo em, vì sao chúng ta cần biết vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống?
Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: a. Bé Bông thật dễ thương. Khuôn mặt em bầu bĩnh, hai má phúng phính, căng mịn khiến ai nhìn cũng muốn nựng. Đôi mắt tròn xoe, lúc nào cũng long lanh. Môi em đỏ hồng, chúm chím như nụ hoa đào. Mái tóc mềm, đen nhánh được tết thành hai bím nhỏ, lắc lư theo nhịp bước. Nhờ làn da trắng hồng, Bông chẳng khác gì một em búp bê. Lâm Anh – Tác giả tả những đặc điểm nào của bé Bông? – Mỗi đặc điểm ấy được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? - Câu mở đầu và câu cuối của đoạn văn nói về điều gì? b. Bà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày. Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đoá hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà mỉm cười, hai con người đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui. Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ. Theo Mác-xim Go-rơ-ki – Tác giả quan sát được những đặc điểm ngoại hình nào của bà khi bà chải tóc và khi bà cười? Mỗi đặc điểm ấy được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? – Giọng nói của bà được miêu tả bằng những từ ngữ nào? – Tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho bà của mình thể hiện qua lời tả như thế nào? – Qua đoạn văn, em học được những gì về cách viết bài văn tả người?
Bầy chim mùa xuân Tháng Giêng! Tôi nhớ những hạt cây vừa nảy mầm trên mặt đất. Chúng xanh tươi, non nớt, tuy run rẩy yếu đuối nhưng cũng đầy kiêu hãnh. Chúng xuyên qua những vụn đất để trồi lên. Hôm ấy, chúng tôi cùng bố mẹ ra vườn. Tôi vẫn còn bé nên mẹ nói: “Con hãy đi dép vào!". Những tôi xin mẹ cho đi chân đất bởi tôi thích cái cảm giác đất vườn ẩm ướt, mềm mại ôm lấy hai bàn chân thật dịu dàng. Bố tôi là người bỏ xuống đất nhát cuốc đầu tiên còn anh trai tôi thì hát. Anh ấy luôn hát mỗi khi ra vườn. Khu vườn dường như là cả thế giới tuyệt diệu của chúng tôi. Tôi ngồi thụp xuống dưới gốc cây hồng xiêm rất to và ngắm mấy cái hạt mầm. Gió xuân phảng phất bên tại tôi, trên má tôi. Tôi đã luôn nghĩ rằng mọi cây cối trong vườn, mọi chiếc lá hay mỗi bông hoa, chúng đều biết vui buồn. Anh tôi chợt dừng hát, ngồi xuống bên cạnh tôi và thì thào: – Này, anh vừa nhìn thấy đàn chim "Mùa Xuân" đấy. Tôi quay phắt sang: – Thật ư? Một tay anh đưa lên miệng, tay kia anh chỉ cho tôi thấy. Ôi chao, đúng là một đàn đến hàng trăm con, loài chim mà chúng tôi đặt tên là "Mùa Xuân". Bởi vì chúng chỉ trở về vào mùa xuân, làm tổ khắp vườn và rồi sẽ bay đi khi những tia nắng đầu tiên của mùa hè chiếu xuống. Chúng có màu đỏ. Tất cả chúng đều có màu đỏ. Chúng đậu trên những vòm cây như quả chín. Tôi nhìn thấy bố vẫy tay và chúng tôi rón rén trở về nhà, nhường cả khu vườn đang đâm chồi mướt mát cho bầy chim ấy. Đỗ Bích Thuỷ Tháng Giêng gợi cho nhân vật tôi nhớ về điều gì?
Tìm hiểu vì sao phải tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi: Cây cọ nhí Cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, những cây cọ lại miệt mài chuẩn bị cho lễ hội xin chữ đầu năm. Đây là dịp để chúng trổ tài về thư pháp. Cây cọ nào cũng mềm mại, uyển chuyển, tập thả từng nét duyên dáng bên mực tàu, giấy đỏ, giống như người vũ công đang biểu diễn trên sân khấu vậy. Hôm ấy, ông đã mang về một cây cọ nhí nhỉ nhỏ xinh, thanh mảnh, treo ngay ngắn trên kệ bút. Thấy vậy, các cây cọ khác đều xì xào bàn tán: - Cọ gì mà nhỏ như vậy? Chắc không được việc gì đâu. Đằng xa cũng có tiếng nói vọng lại: - Chắc dùng để vẽ nét phụ ấy mà, quan tâm làm gì! Một cây cọ khác cũng lên tiếng: - Chúng ta chỉ cần lướt nhẹ đã tạo ra điểm nhấn quan trong rồi, đâu cần ai phụ thêm nét nhỉ? Rồi các cây cọ nhìn nhau cười ha ha. Cọ nhí không biết phải giải thích thể nào, đành chọn cách lòng im. Ngày hội xin chữ đã đến, cọ nhí được ông đồ dùng để điểm tô thêm những cánh hoa đỏ cho cánh đảo, những vệt vẫn nhỏ trên thân đào, ... Bức tranh cây đào bỗng chốc trở nên sống động. Lúc này, các cây cọ mới nhận ra rằng tuy cọ nhí nhỏ bé nhưng cũng có sứ mệnh của riêng mình. Chúng hối hận xin lỗi cọ nhỉ. Vậy là hiểu lầm trong quá khứ được xóa bỏ, ai nấy đều vui vẻ cùng nhau tạo nên những bức tranh đầy ý nghĩa cho mọi người. (Theo Bảo Cầu Vồng, tập 80, số 1, năm 2020) Câu hỏi: - Thái độ của các cây cọ khác đối với cọ nhí thể hiện điều gì? - Vì sao các cây cọ khác lại cảm thấy hối hận? - Nêu những lí do cần phải tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người.
Tìm hiểu một số biểu hiện tôn trọng sự khác biệt Đọc các trường hợp dưới đây và thực hiện yêu cầu: a. Thái có cơ thể mập mạp nên khi được các bạn gọi vào sân đá bóng, bạn sợ mình chạy không nhanh sẽ khiến đội bị thua. Thấy vậy, Minh động viên: “Đừng lo! Bạn có thể di chuyển không nhanh nhưng lại có khả năng tranh chấp bóng tốt hơn chúng tờ đấy!". b. Lớp Nga có một bạn bị khuyết tật ở chân, phải ngồi xe lăn nhưng điều đó không cân trở việc bạn hoà nhập với các bạn khác trong lớp. Các bạn cũng thường xuyên chơi đùa cùng nhau rất vui vẻ. c. Trong chuyền du lịch ở vùng cao, Hoa chăm chú nhìn các bạn người dân tộc thiểu số và nói với mẹ: "Con thấy các bạn kia ăn mặc lạ lẫm mẹ ạ!". Nghe mẹ giải thích rằng mỗi dân tộc đều có nét đặc trưng riêng về trang phục, Hoa vui về nói: "Con hiểu rồi ạ! Con đến làm quen và hỏi thêm về trang phục của các bạn, mẹ nhé!". d. Lớp 5A tổ chức Đại hội Chi đội. Thấy Huy băn khoăn không biết nên bầu cho bạn nam hay bạn nữ làm Chi đội trưởng, Luân gợi ý: "Nam hay nữ đều có thể làm Chỉ đội trưởng, miễn là bạn đó gương mẫu, tích cực với hoạt động của lớp". Câu hỏi: - Nêu biểu hiện tôn trọng sự khác biệt của người khác trong mỗi trường hợp trên. - Kể thêm các biểu hiện tôn trọng sự khác biệt của người khác mà em biết.