Danh sách câu hỏi

Có 22,399 câu hỏi trên 448 trang
Đọc truyện sau và thực hiện yêu cầu: Sự tích cây thì là Ngày xưa, các loài cây đều chưa có tên. Một hôm, Trời tập hợp chúng lại để ban cho mỗi loài một cái tên. Các loài cây đều đến thật sớm để xin Trời đặt cho một cái tên thật đẹp. Cây có hương thơm dịu được Trời đặt tên là lan. Cây có điệu múa nhịp nhưng được đặt là tóc tiên. Loài cây có dáng đứng hiên ngang được gọi là thông. Các loại rau có cũng có mặt đông đủ để xin Trời những cái tên thật đẹp như quế, tía tô, húng,... Đến cuối ngày, khi Trời đã mệt, một nhành cây nhỏ mới chạy đến. Nó nói vì bận chăm sóc bà đang bị bệnh nên đã đến muộn. Cảm động trước lòng hiếu thảo của cây nên Trời không trách phạt. Nhưng lúc này, Trời chưa nghĩ ra được tên gì hay. Ông ngập ngừng: – Tên của con... thì là... thì là... Nhành cây nghe vậy mừng quá, hét toáng lên: – Tôi có tên rồi! Tên tôi là "thì là”! Nó vội vàng cảm ơn Trời rồi chạy về nhà khoe với bà của mình. Nó đâu biết rằng “thì là” không phải là tên Trời đặt cho, mà chỉ là lời nói ngập ngừng của ông khi chưa nghĩ ra cho nó một cái tên. Từ đó, muôn loài gọi nó là cây thì là. Theo truyện cổ tích Việt Nam a. Tìm các phần mở đầu, diễn biến và kết thúc của truyện. b. Chọn một sự việc ở phần diễn biến và chia sẻ với bạn: Em sẽ thêm vào sự việc đó những chi tiết nào để câu chuyện sinh động, hấp dẫn hơn?
Đọc và xác định các phần mở đầu, diễn biến, kết thúc của truyện sau dựa vào gợi ý: Ba lưỡi rìu Ngày xưa có một anh tiều phu rất nghèo. Gia tài của anh chỉ có một chiếc riu sắt. Sáng ấy, như thường lệ, anh vác rìu vào rừng kiếm củi. Vừa chặt được vài nhát thì rìu gãy cán, lưỡi rìu văng xuống sông. Anh tiểu phu buồn rầu: “Ta chỉ có một chiếc rìu để kiếm sống, giờ đã mất. Ta biết sống sao đây!". Nghe lời than của anh tiều phu, tiên ông biến thành một cụ già, hiện lên an ủi: – Con đừng buồn! Ta sẽ giúp con. Nói rồi, cụ già lặn xuống sông. Lần thứ nhất, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng bạc. Cụ già hỏi: – Lưỡi rìu này là của con phải không? – Thưa cụ, lưỡi rìu này không phải của con. Cụ già lại lặn xuống sông. Lần thứ hai, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng vàng và hỏi: – Chắc lưỡi rìu này là của con? – Thưa cụ, lưỡi rìu này cũng không phải của con. Cụ già lại lặn xuống sông lần nữa. Lần thứ ba, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt. Vừa nhìn thấy lưỡi rìu, anh mừng rỡ: – Đây đúng là lưỡi rìu của con! Cụ già từ tốn: – Con là người trung thực! Vì thế phần thưởng của con là cả ba lưỡi rìu này. Nói xong, cụ già biến mất. Từ đó, anh tiều phu sống sung túc. Theo Truyện cổ tích Việt Nam
Mặn mòi vì muối Bạc Liêu Bạc Liêu đẹp nhất từ tháng Mười hai đến tháng Tư năm sau, khi từng cánh đồng trở nên sinh động và rộn vui cùng diêm dân tất bật vào vụ thu hoạch muối. Vào dịp tháng Ba, tháng Tư là lúc thu hoạch rộ nhất, diêm dân bắt đầu làm việc từ ba giờ sáng để tránh cái nắng chói chang đầu mùa khô. Những bóng đèn lập loè trong màn sương, trong không gian bao la trải dài nối tiếp nhau của những ô ruộng muối. Tiếng bước chân, tiếng gọi nhau í ới xen lẫn tiếng cười đùa của diêm dân làm muối đêm. Tiếng những chiếc cào gỗ cà xuống mặt ruộng sột soạt, những người đàn ông khoẻ mạnh nhất đang dồn muối thành đống, những cánh muối nở hoa trong đêm. Mặt trời lên, những đồng muối sáng rực dưới nắng sớm như những viên kim cương lấp lánh. Nắng càng gay gắt, muối càng mau khô. Mặt ruộng lúc này tựa như những tấm gương khổng lồ phản chiếu ánh sáng và bóng của diêm dân, tạo nên khung cảnh thơ mộng mà sinh động như bức tranh sơn dầu nghệ thuật. Những hạt muối được làm ở Bạc Liêu có hương vị riêng. Tình nghĩa đậm đà của người dân gửi gắm qua từng hạt muối như tấm lòng của những người con luôn bám chặt lấy nghề trước cơ cực, gian nan, chân chất nhưng thấm đẫm nghĩa tình quê hương. Theo Khánh Phan   Diêm dân: người dân sống bằng nghề làm muối.
Tết nhớ thương Tết đã đến rồi! Tết đến thật nhanh. Gió thoảng mùi lá rừng, mùi đất. Nhà tôi vẫn yên bình bên con suối nhỏ, bên những vườn đào đã nở hoa. Hai mẹ con tôi đem lá dong ra suối rửa. Nước mát lạnh, mùi thơm của lá dong lùa vào mũi. Mẹ đặt thúng gạo xuống thềm. Lũ trẻ vây quanh, vọc bàn tay vào rồi vốc một nắm đưa lên hít hà mùi nếp thơm lừng. Khi nồi bánh chưng sôi lùng bùng trên bếp và cành đào chuẩn bị được châm gốc vào đống lửa, lúc ấy lũ trẻ mới cảm thấy rộn ràng thực sự. Chị Na ba đôi dép mới, khẽ nói: – Đây là đôi của anh cả, còn đây là của chị em mình. Mẹ bảo mùng một mới được đi. Nhưng giờ mình đi thứ một tí rồi lại cắt lên. Sau khi đi thử, chúng tôi cầm dép lên và lấy tay phủi cho thật sạch. Những điều mới mẻ, đẹp đẽ nhất phải để dành cho ngày đầu năm. Ngày Tết ở làng tôi bao giờ cũng có món chả sam rất ngon. Mùa lạnh, mùi chả thơm thoang thoảng theo gió ùa tới. Thằng Cún vẫn thường vểnh cái mũi hếch dễ thương lên hít hà: – Ngon quá chị ơi! Từ tết Trung thu, lũ trẻ chúng tôi đã để dành hạt bưởi xâu vào dây lạt, phơi khô để đêm giao thừa đem ra đốt. Tiếng nổ lép bép nghe thật vui tai. Màu lửa bén nhanh và xanh dịu. Ngày đầu tiên của năm mới, chị em tôi sẽ được mẹ rửa mặt cho. Nước giếng trong veo. Mẹ bảo năm mới rửa mặt cho sáng láng, thông minh. Bước ra sân, tôi ngẩng đầu nhìn bầu trời cao vời vợi, hít một hơi thật sâu để luồng gió đầu năm tràn vào lồng ngực. Theo Cao Nguyệt Nguyên - Châm: đốt. - Sam: một loại sinh vật biển có sáu đôi chân và bốn mắt, thịt có thể chế biến được nhiều món ăn. Những dấu hiệu nào được tả trong đoạn đầu cho thấy Tết đã đến?
Đọc bài và thực hiện yêu cầu: Những vai diễn thú vị Buổi sáng đầu tuần, cô Oanh thông báo: - Lớp chúng ta sẽ đóng kịch “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" trong hội diễn văn nghệ của trường. Cả lớp đều phấn khích khi nhận phân công vai diễn. Không phấn khích sao được khi đó là những vai diễn đầu tiên với đa số các bạn trong lớp. Chỉ có một vai Sơn Tinh, một vai Thuỷ Tinh, một vai Hùng Vương, một vai Mỵ Nương, thêm hai vai lạc hầu, lạc tướng. Nhưng may quá, có đến ba mươi binh lính, vừa đủ vai cho ba mươi sáu bạn. Buổi tối, Nguyên khoe với mẹ về niềm vui ở trường. – Con sẽ đóng vai gi? - Mẹ hỏi. – Dạ, con là lính của Sơn Tinh. Nhìn vẻ mặt hoan hỉ nhưng không kém phần nghiêm nghị của con, mẹ động viên: – Vai diễn đó cũng thú vị đấy. – Vâng. Cô giáo nói vở diễn có hấp dẫn hay không, không chỉ diễn viên chính làm nên được mà còn phải nhờ sự tham gia của ba mươi diễn viên phụ. – Ba mươi diễn viên phụ? – Vâng ạ. Mười làm binh lính của Sơn Tinh và mười lăm binh lính của Thuỷ Tinh ạ. - À, ra thế. Mẹ gật đầu, mỉm cười. Thấy mẹ chăm chú, cậu hào hứng kể tiếp: – Mẹ biết không, bạn đóng Sơn Tinh và bạn đóng Thuỷ Tinh còn phải năm ni từng bạn đóng binh lính là: "Các bạn đừng ốm bệnh hay bận gì hôm đó nghe. Phải đủ quân số thì đội mình mới hùng hậu được.". Nguyên đã chìm sâu vào giấc ngủ nhưng trên môi cậu vẫn còn đọng lại nụ cười rất tươi. Nhìn Nguyên, mẹ thấy một điều thật giản đơn và đẹp để mà cô Oanh đã làm: Gieo cho học trò niềm vui từ những việc làm tưởng như rất nhỏ. Và mẹ tin các con đều có thể lớn lên từ những niềm vui bé nhỏ như thế. Theo Võ Thu Hương * Nội dung chính Những vai diễn thú vị:           Văn bản đề cập đến niềm vui của nhân vật tôi khi được đóng vai phụ trong vở kịch của lớp và cách cô giáo gieo cho học trò niềm vui từ những việc làm tưởng như rất nhỏ. Tìm ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây: a. Buổi sáng đầu tuần, cô Oanh thông báo với lớp điều gì? - Cả lớp sẽ cổ vũ đội kịch trong hội diễn văn nghệ của trường. - Cả lớp sẽ đóng kịch trong hội diễn văn nghệ của trường. - Cả lớp sẽ xem kịch trong hội diễn văn nghệ của trường. - Cả lớp sẽ xem các tiết mục trong hội diễn văn nghệ của trường. b. Vì sao cả lớp phấn khích khi nhận vai diễn được phân công? - Vì được tham gia hội diễn văn nghệ của trường. - Vì được xem kịch trong hội diễn văn nghệ. - Vì hầu như đó là vai diễn đầu tiên với đa số các bạn. - Vì vở kịch sắp diễn có đến ba mươi binh lính. c. Những từ nào cho thấy Nguyên rất coi trọng vai diễn của mình? - thú vị - hấp dẫn - hoan hỉ - nghiêm nghị d. Những hành động nào của mẹ giúp Nguyên thêm hào hứng? - Động viên Nguyên về vai diễn. - Gật đầu hưởng ứng lời Nguyên kể. - Chăm chú nghe Nguyên kể chuyện. - Yên lặng nhìn Nguyên say ngủ. e. Cặp từ nào dưới đây là từ đồng nghĩa? - phấn khích – hào hứng - hứng thú – tưng bừng - thú vị – tưng bừng - phấn khích – thú vị g. Trong câu "Nhìn Nguyên, mẹ thấy một điều thật giản đơn và đẹp đẽ mà cô Oanh đã làm: Gieo cho học trò niềm vui từ những việc làm tưởng như rất nhỏ.", từ "gieo" được dùng với nghĩa nào? - Rắc hạt giống để cho mọc mầm, lên cây. - Làm cho nảy sinh, phát triển và lan truyền. - Thả cho con xúc xắc rơi xuống để tính điểm. - Thả cho thân mình rơi , buông xuống tự do. Trả lời câu hỏi và thực hiện các bài tập dưới đây: h. Chi tiết "Nguyên đã chìm sâu vào giấc ngủ nhưng trên môi cậu vẫn còn đọng lại nụ cười rất tươi.” nói lên điều gì? i. Vì sao mẹ của Nguyên tin các con đều có thể lớn lên từ những niềm vui bé nhỏ mà cô giáo đã gieo? k. Đặt một tên khác cho câu chuyện và giải thích lí do em chọn tên đó. l. Đặt 2 − 3 câu kể về một niềm vui của em ở trường, trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa với từ "vui".