Danh sách câu hỏi

Có 28,949 câu hỏi trên 579 trang
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất 1. Con trâu là đầu cơ nghiệp 2. Ruộng không phân như thân không của 3. Chuồng gà hướng Đông cái lông chẳng còn. 4. Được mùa cau, đau mùa lúa 5. Trồng tre đất sỏi, trồng tỏi đất bồi 6. Tháng Hai trồng cà, tháng Ba trồng đỗ 7. Tháng Tám mưa trai, tháng Hai mưa thóc 8. Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông 9. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng 10. Làm ruộng không trâu, làm giàu không thóc. 11. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống (In trong Kho tàng tục ngữ người Việt, Nguyễn Xuân Kính (Chủ biên), NXB Văn hóa Thông tin, 2022; Tục ngữ cao dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, 2016 a. Theo em, các câu tục ngữ trên cùng nói về điều gì? b. Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ từ số 3 đến số 11. c. Tìm các cặp vần và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ trên. d. Về mặt hình thức, câu tục ngữ số 11 có gì khác biệt so với các câu tục ngữ còn lại? đ. Các câu tục ngữ trên có ý nghĩa gì đối với lao động sản xuất? e. Em hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng một trong những câu tục ngữ trên. Sau đó, viết một đoạn đối thoại hoặc một đoạn văn về tình huống này với độ dài khoảng 5, 6 câu.
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết 1. Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa. 2. Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa. 3. Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa 4. Tháng Ba mưa đám, tháng Tám mưa cơn 5. Mưa tháng Bảy gẫy cành trám Nắng tháng Tám rám trái bưởi 6. Rét tháng Ba, bà già chết cóng 7. Tháng Bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt 8. Mống Đông vồng Tây, chẳng mưa dây cũng bão giật (in trong Kho tàng tục ngữ người Việt, Nguyễn Xuân Kính (chủ biên), NXB Văn hóa Thông tin, 2002; Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, 2016 a. Theo em, các câu tục ngữ trên cùng nói về điều gì? Căn cứ vào đâu em biết điều đó? b. Điền số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ từ số 1 đến số 5 vào bảng sau: Câu Số chữ Số dòng Số vế 1 8 1 2 2       3       4       5        c. Xác định các cặp vần trong các câu tục ngữ và điền vào bảng dưới đây: Câu Cặp vần Loại vần 1 nắng – trắng Vần cách 2     3     4     5     6     7     8     Nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ trên d. Bốn câu tục ngữ đầu có gì giống và khác nhau (về nội dung, số dòng, số chữ, số vế, vần, …)? đ. Theo em, các câu tục ngữ trên có thể giúp ích gì cho cuộc sống của con người?
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Đừng sợ thất bại Theo Kim Thị Mùa Đông Nếu ta muốn sống một cuộc đời mà không phạm sai lầm nào, làm gì được nấy thì hoặc là ta ảo tưởng hoặc là ta hèn nhát trước cuộc đời. Bởi cuộc đời giống như một con đường không phải lúc nào cũng tràn ngập hoa thơm và ánh nắng, sẽ có những đoạn đường đầy gai góc, đầy mưa và bão tố. Những lúc như thế, ta có thể ngã khụy xuống nhưng ta không thể đầu hàng, tuyệt vọng, bởi đó không phải là con đường cùng, thất bại không phải là ta vô dụng, ngu ngốc mà chỉ là thành công bị trì hoãn mà thôi. Có thể nói, dám đối mặt và đứng lên từ thất bại là một bài học quan trọng cho chúng ta trên đường đời.           Thất bại là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống, quan trọng là ta phải biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, đối diện với sự thật và rút ra những bài học kinh nghiệm. Do vậy, đừng vì thất bại mà nản chí, mất niềm tin vào bản thân mình và cuộc sống, hãy biến thất bại thành bàn đạp vươn lên đến thành công.           Lu-y Pát-xơ-tơ (Louise Pasteur) – nhà khoa học nổi tiếng thế giới, người có công vĩ đại trong việc tìm ra vắc xin (vaccine) phòng dại đã từng chỉ là sinh viên bình thường trong số những sinh viên chưa tốt nghiệp, từng xếp hạng 15/22 ở môn Hóa. Ông cũng phải nếm mùi thất bại và khó khăn khi công bố phát minh của mình về sự tiệt trùng. Người đương thời không công nhận ông. Nhưng điều kì diệu là ông luôn có niềm tin mãnh liệt vào bản thân mình và sự đúng đắn của khoa học, luôn rút ra kinh nghiệm sau mỗi lần thất bại. Sự kiên nhẫn và niềm tin ấy đã làm cho tên tuổi của ông tỏa sáng mãi trong lịch sử văn minh nhân loại.           Bạn biết không? “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy” (Nguyễn Khải). Vậy thì hãy dũng cảm lên bạn ơi! Đừng bao giờ nghĩ là ta đã thất bại mà đó chỉ là một bước lùi cho ba bước tiến và hãy học cách đứng dậy sau khi vấp ngã. Có gì đâu khi “thất bại là mẹ thành công” và nếu không có mùa đông thì mùa xuân đã không dễ chịu đến thế; nếu đôi khi chúng ta không nếm trải khó khăn thì không thể cảm nhận vị của thành công lại ngọt ngào đến thế. (In trong Tuyển tập đề bài văn nghị luận xã hội, tập một,  NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2014 a. Văn bản trên được viết ra nhằm mục đích gì? b. Vẽ sơ đồ thể hiện ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản. c. Em có nhận xét gì về bằng chứng tác giả nêu ra tring văn bản? Việc đưa bằng chứng như vậy có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích văn bản? d. Chỉ ra các đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống thể hiện trong Đừng sợ thất bại. đ. Tại sao tác giả cho rằng thất bại là “một bước lùi cho ba bước tiến”? e. Theo em, việc học hỏi từ thất bại sẽ mang đến cho chúng ta lợi ích gì?
Đọc kĩ đề bài và thực hiện các yêu cầu nêu đưới đây: Đề bài: Trình bày về một quy tắc hoặc luật lệ của một trong những hoạt động hoặc trò chơi dưới đây: - Đọc sách và tuân thủ các quy định về mượn sách, đọc sách ở thư viện. - Thi đấu bóng đá, bóng chuyền và quy tắc, luật lệ của các hoạt động này. - Tham gia giao thông đúng luật lệ. - Sử dụng an toàn các thiết bị điện ở nhà hoặc ở trường. - Mở chai lọ bị kẹt nắp, tẩy sạch các vết ố bẩn trên quần áo, vật dụng, chặt dừa lấy nước hay chế biến sinh tố.... - Trò chơi cướp cờ hoặc trò chơi kéo co. Yêu cầu: a. Xác định đề tài, tìm ý, lập dàn ý cho bài nói. b. Tập trình bày theo dàn ý. c. Dự kiến nội dung trả lời cho một số câu hỏi giả định do người nghe nêu lên, chẳng hạn: - Tóm tắt ngắn gọn các điều khoản chính (hoặc điều khoản quan trọng nhất) trong quy tắc/ luật lệ mà em vừa trình bày. - Giải thích về mối quan hệ giữa các điều khoản chính trong bài trình bày của em. - Giải thích thuật ngữ/ cụm từ “...” mà em sử dụng khi trình bày điều khoản... d. Giả sử em lần lượt được nghe hai bạn trình bày bài nói về hai đề tài: - Đọc sách và tuân thủ các quy định về mượn sách, đọc sách ở thư viện. - Sử dụng an toàn các thiết bị điện ở nhà hoặc ở trường. Hãy nêu ít nhất một câu hỏi mà em dự kiến sẽ hỏi sau phần trình bày của mỗi bạn. đ. Qua kết quả luyện tập, em thấy mình tự tin sẽ đạt những tiêu chí kĩ năng nào (đánh dấu vào cột ĐẠT), chưa tự tin về tiêu chí nào (đánh dấu vào cột CHƯA ĐẠT)? Bảng kiểm kĩ năng giải thích về một quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động Nội dung kiểm tra ĐẠT CHƯA ĐẠT Người nói giới thiệu tên mình     Phần mở đầu ấn tượng, tạo được sự thu hút     Phần kết thúc ngắn gọn, lịch sự và tạo được sự khích lệ với người nghe     Giới thiệu sơ lược về hoạt động     Trình bày ngắn gọn, rõ ràng những nội dung cần chuẩn bị cho hoạt động     Giải thích rõ ràng, dễ hiểu quy tắc/ luật lệ của hoạt động (cách thức) thực hiện, những điều cần lưu ý (nếu có)     Sử dụng từ ngữ phù hợp để làm rõ nội dung, thứ tự sắp xếp các nội dung của quy tắc/ luật lệ     Sử dụng cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt và ngữ điệu phù hợp với nội dung     Kết hợp sử dụng các phương tiện trực quan để làm rõ nội dung trình bày     Tương tác với người nghe     Chào và cảm ơn người nghe