Danh sách câu hỏi
Có 1,804 câu hỏi trên 37 trang
CƠ HỘI CHO MỌI NGƯỜI
Cô Thanh là giáo viên chủ nhiệm của lớp 11C ở trường trung học phổ thông thuộc tỉnh H. Trong quá trình dạy học, cô Thanh đã nhận thấy sự khác biệt trong cách giáo dục giữa học sinh nam và học sinh nữ, khi thấy học sinh nữ thường bị giới hạn trong việc tham gia các hoạt động ngoại khoá và các hoạt động thực hành có tính khoa học, kĩ thuật. Khi tìm hiểu, cô được biết nhiều thành viên trong trường đều cho rằng các hoạt động này yêu cầu sự can đảm và kĩ năng, kĩ thuật mà theo truyền thống thì chỉ nam giới mới có thể làm được.
Nhận thấy sự khác biệt này đã làm cản trở cơ hội học hỏi và phát triển bản thân của các em học sinh, đặc biệt là học sinh nữ. Cô Thanh quyết tâm làm thay đổi tình trạng này bằng cách khuyến khích và hỗ trợ các em học sinh nữ lớp 11C tham gia vào các hoạt động ngoại khoá và các hoạt động thực hành khoa học. Cô đã tạo ra các hoạt động phù hợp cho các em học sinh nữ, bao gồm những hoạt động đòi hỏi sự tư duy và sáng tạo hơn là sự can đảm và kĩ năng, kĩ thuật. Nhờ những nỗ lực của cô, các em học sinh nữ lớp 11C đã có cơ hội tham gia vào các hoạt động ngoại khoá và thực hành khoa học một cách tự tin và hiệu quả. Cô Thanh mong muốn sự thay đổi của mình với học sinh lớp 11C sẽ lan toả trong toàn trường. Với mong muốn nếu chúng ta cố gắng, chúng ta có thể thay đổi những quan niệm truyền thống và tạo ra một môi trường giáo dục bình đẳng.
a) Suy nghĩ và hành động của cô Thanh có phù hợp với quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục không? Vì sao?
b) Em hãy viết ra ít nhất 3 điều em mong muốn, nếu là học sinh của lớp 11C.
Đọc câu chuyện
SỰ THAY ĐỔI
Hải “nổ phát súng đầu tiên” ngay tại bàn ăn: “Ba, con và út đều là con ruột của ba mà sao trong bữa cơm toàn thấy ba gắp thức ăn cho em ấy là sao ạ?”.
Cả nhà ngớ ra, người cha từ tốn đáp: “Con trai ạ, ba gắp thức ăn cho em con, vì khi em còn ở nhà mình, miếng thịt này em sẽ được ăn cả miếng. Mai này lập gia đình rồi, nếu hoàn cảnh kinh tế không mấy khá giá, có miếng thịt em chỉ ăn nửa miếng thôi, nửa còn lại đưa vào bát cơm của chồng. Đến khi có con thì chắc gì có phần nữa. Vì thế, chừng nào em con còn ở nhà mình, cha con ta nhớ chăm sóc em nhiều hơn”.
Thế là trận chiến chống “phân biệt đối xử trong nhà” biến thành cuộc trò chuyện sôi nổi quanh bàn ăn,... rồi đến những thay đổi ở nhà, ở lớp.
Từ hôm ấy, Hải tranh phần ba gắp tiếp thức ăn cho em gái, tự dọn phòng mình không đợi ai nhắc và tự giác giúp mẹ việc nhà. Bù lại, cô em út cũng nói năng lễ phép với anh trai, ăn mặc ra vào kín đáo hẳn lên!
Ở lớp, Hải quan tâm đưa chai dầu khi để ý thấy mặt cô giáo tái mét vì trúng gió, không ngại ngùng giúp đỡ cô bạn cùng lớp bị gặp sự cố ngã rách áo. Khi lao động công ích ở trường, Hải tình nguyện nhận việc trèo cao hoặc xách nặng, nhường cho các bạn nữ việc nhẹ hơn. Mới đầu, cậu bị các nam trong lớp trêu chọc, về sau đều ngưỡng mộ Hải vì thấy cô cùng các bạn gái tin tưởng và quý mến Hải ra mặt!
a) Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi của Hải?
b) Những thay đổi Hải có phù hợp với quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình không? Vì sao?
Tại một ngã ba đường phố, anh cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm. Người vi phạm là K, H và C, D (đều cùng 17 tuổi) do không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp điện. Trong trường hợp này, anh cảnh sát giao thông chỉ xử phạt tiền đối với K và H, mà không xử phạt C và D, vì C và D nói chuyện với anh cảnh sát giao thông và được thông cảm.
Chứng kiến cảnh này, về nhà K và H kể lại câu chuyện cho bố mẹ các bạn nghe. Bố của K cho rằng anh cảnh sát giao thông xử phạt không công bằng, còn bố của H thì cho rằng, do K và H không xin nên anh cảnh sát giao thông xử phạt như thế là đúng.
a) Em nhận xét thế nào về các ý kiến của bố bạn K và bố bạn H?
b) Theo em, việc anh cảnh sát giao thông xử phạt như vậy có thực hiện đúng quyền bình đẳng của công dân về trách nhiệm pháp lí không? Vì sao?
Bà A và bà B đều là hộ kinh doanh cá thể trong cùng một khu phố, củng kinh doanh bán lẻ hàng tiêu dùng. Hằng năm, bà A có doanh thu lớn gấp 1,5 lần so với doanh thu của bà B. Năm 2022, việc kinh doanh của bà A thuận lợi hơn bà B, nhưng cả hai người vẫn đều phải nộp thuế trên cơ sở thu nhập của mỗi công ty. Tuy vậy, có người nói: bà A kinh doanh lớn hơn thì phải nộp thuế là đúng rồi, nhưng phải miễn thuế cho bà B mới thể hiện sự bình đẳng trước pháp luật, vì bà B kinh doanh nhỏ hơn, có doanh thu thấp hơn, lãi suất ít. Như thế mới động viên được người sản xuất.
Theo em, việc bà A và bà B đều phải nộp thuế trên cơ sở thu nhập của mỗi người có thể hiện sự bình đẳng không? Vì sao?
Đọc thông tin
Hằng năm, Chính phủ Việt Nam thường phân bổ ngân sách chi tiêu cho các lĩnh vực. Chi tiêu của Chính phủ chiếm tỉ trọng lớn trong chi tiêu của quốc gia nên có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế và tiêu dùng của tổ chức, cá nhân. Chi tiêu của Chính phủ là các khoản chi cho tiêu dùng các dịch vụ công do Chính phủ cung cấp cho toàn xã hội (quốc phòng, luật pháp, đường sá, cầu cống, giáo dục, y tế,...). Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, chi tiêu của Chính phủ bao gồm các khoản chi như xây dựng thêm phòng học, phòng thí nghiệm, hỗ trợ chi phí cho học sinh, sinh viên nghèo, hỗ trợ học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập, thực hiện chính sách giáo dục đối với người khuyết tật,...
a) Em hãy cho biết thông tin trên đề cập đến tiêu dùng của chủ thể nào.
b) Theo em, việc chi tiêu đó có ý nghĩa như thế nào?
Cơm là món ăn chính trong các bữa ăn hằng ngày của người châu Á, trong khi ở các nước châu Âu sử dụng bánh mì. Những món ăn truyền thống gắn liền với các chuẩn mực, giá trị, tâm lí, thói quen tiêu dùng của người châu Á được thể hiện rõ nét trong những ngày lễ, Tết và trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Với các quốc gia châu Á, sử dụng đũa được ưu tiên trong khi nhiều nước khác trên thế giới sẽ dùng dao, thìa và dĩa. Bên cạnh những điểm chung giữa ẩm thực châu Á so với các châu lục khác trên thế giới thì từng quốc gia trong khu vực lại có những bản sắc riêng nhất định. Một số món ăn nổi tiếng gắn liền với mỗi quốc gia như phở của Việt Nam, sushi của Nhật Bản, dimsum của Trung Quốc, lẩu chua cay của Thái Lan,...
a) Em hãy nêu những đặc trưng trong văn hóa tiêu dùng của người châu Á được thể hiện qua thông tin trên.
b) Từ thông tin trên, em hiểu thế nào là văn hóa tiêu dùng?
Đọc thông tin
Văn hoá tiêu dùng Việt Nam do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra, là kết quả của quá trình tồn tại và thích nghi với môi trường sống trong suốt chiều dài mấy nghìn năm lịch sử. Trong xã hội truyền thống, thói quen mua sắm tại chợ truyền thống với phương châm “Ăn chắc mặc bền”, “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” được thể hiện rõ nét. Mỗi xã, phường đều có chợ hay điểm tụ họp, trao đổi hàng hoá. Đặc điểm tiêu dùng Việt Nam xưa và nay vẫn thể hiện lối sống tiết kiệm, ưa thích sự tiện lợi (về khoảng cách, không phải đi chợ quá xa, dễ dàng thanh toán,...), có thể lựa chọn, trả giá sản phẩm,...
Trong xã hội hiện đại, người tiêu dùng Việt đã có những thay đổi trong văn hoá tiêu dùng, thể hiện ở việc: người tiêu dùng có trách nhiệm khi sử dụng hàng hoá, dịch vụ, biết bảo vệ lợi ích của xã hội, thực hiện trách nhiệm tiêu dùng bền vững; tiêu dùng thông minh khi ra quyết định chi tiêu trong từng trường hợp cụ thể.
Bên cạnh những đặc điểm chung, trong 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, mỗi dân tộc lại có những đặc trưng, giá trị, chuẩn mực và phong cách tiêu dùng riêng. Văn hoá tiêu dùng của mỗi vùng miền, dân tộc có đặc trưng riêng, từ quan niệm sống, đến phong tục, tập quán cũng như trong việc tiêu dùng những sản phẩm thông thường.
Em hãy kể tên các đặc điểm văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam được đề cập ở thông tin trên.
Tính kế thừa trong đặc điểm văn hoá tiêu dùng Việt Nam thể hiện ở việc
A. văn hoá tiêu dùng Việt Nam có sự tiếp nối truyền thống của dân tộc, mang bản sắc văn hoá Việt Nam.
B. văn hoá tiêu dùng Việt Nam hướng tới giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mĩ.
C. thói quen, hình thức, cách thức thanh toán đa dạng, phù hợp với sự phát triển của văn hoá tiêu dùng Việt Nam.
D. người tiêu dùng biết cân nhắc, lựa chọn hàng hoá, dịch vụ; chi tiêu có kế hoạch, phù hợp với nhu cầu bản thân.