Danh sách câu hỏi

Có 946 câu hỏi trên 19 trang
Em hãy nhận xét việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên của các chủ thể trong mỗi tình huống sau. a. Gia đình chị G mở cửa hàng kinh doanh các loại hoá chất công nghiệp. Gần đây, chị G kiểm hàng và phát hiện một lượng lớn hoá chất bị hết hạn sử dụng nên đã cùng chồng mang số hoá chất đó chôn xuống mảnh đất hoang gần nhà để tiêu huỷ. b. Cơ sở chế biến thực phẩm của gia đình anh Q xả thẳng nước thải ra môi trường, gây mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh. Nhiều người dân đã phản ánh và đề nghị gia đình anh Q phải có biện pháp để xử lí nước thải và giảm thiểu mùi hôi, tuy nhiên gia đình anh Q vẫn không thay đổi và tiếp tục xả thải nước bẩn ra môi trường. c. Khi đi làm rẫy, vợ chồng ông N, bà M phát hiện một mảnh rừng phòng hộ bị các đối tượng xấu đốn hạ để trồng cây keo. Ông N muốn trình báo sự việc với chính quyền địa phương nhưng bị bà M ngăn cản vì bà M cho rằng việc làm đó không ảnh hưởng tới gia đình mình.
Trong các trường hợp trên, chủ thể nào đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Vì sao? Theo em, hành vi vi phạm đó có thể dẫn tới những hậu quả gì? Trường hợp 1. Ông K mới mở một xưởng gia công các sản phẩm nhựa và gỗ ở mảnh đất liền kề nhà chị B. Hoạt động sản xuất từ xưởng gây tiếng ồn rất lớn và tạo ra nhiều bụi nhưng ông K không sử dụng bất kì phương pháp chống ồn, chống ô nhiễm môi trường. Không đồng tình với việc làm của ông K, chị B và những người dân sống xung quanh xưởng gia công đã làm đơn đề nghị chính quyền can thiệp. Trường hợp 2. Trong khoảng thời gian từ ngày 19-8-2021 đến ngày 22-9-2021, ông T (là quản lí vận chuyển hàng hoá của Công ty cổ phần Công nghệ môi trường A) đã bàn bạc, thống nhất với ông H và ông S, thông qua một số lái xe của Công ty trách nhiệm hữu hạn Môi trường xanh D vận chuyển 630.840kg chất thải từ Công ty A và 34.890kg chất thải từ Công ty X ở khu công nghiệp Z đem đổ ra môi trường. Dưới sự hướng dẫn của ông S và ông H, các lái xe đã đổ 652.295kg chất thải rắn công nghiệp thông thường có lẫn chất thải nguy hại xuống bờ sông và đổ 13.435kg chất thải rắn công nghiệp thông thường có lẫn chất thải nguy hại ra vệ đường. Trường hợp 3. Mặc dù không được cơ quan chức năng cấp giấy phép khai thác tài nguyên, khoáng sản nhưng ông Q đã tự ý sử dụng một số phương tiện, máy móc, tiến hành khai thác cát xây dựng tại khu vực thượng nguồn lòng hồ thuỷ điện Đ để bán cho những tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Trong thời gian từ tháng 1-2023 đến tháng 9-2023 ông Q đã thực hiện khai thác khoảng hơn 6.000m3 cát, trị giá hơn 2 tỉ đồng.
Trong các trường hợp trên, chủ thể nào đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ? Vì sao? Hành vi vi phạm đó có thể dẫn tới những hậu quả gì? Trường hợp 1. Người thân của bà M phát hiện bà đang nằm hôn mê, bất động trên trên nền nhà nên vội đưa bà tới Bệnh viện A ở gần nhà để cấp cứu. Khi tới bệnh viện, bà M được nhân viên bệnh viện đưa vào phòng bệnh. Tuy nhiên, sau khi thăm khám, nhân viên y tế lại đẩy băng ca đưa bà M ra ngoài, từ chối chữa trị vì tình trạng bệnh của bà quá nặng, bệnh viện thiếu bác sĩ, thiếu trang bị y tế. Không nhận được sự hỗ trợ từ Bệnh viện A, người thân của bà M buộc phải liên hệ, tìm kiếm phương tiện để đưa bà tới một cơ sở y tế khác cấp cứu khi bà đang ở trong tình trạng nguy kịch. Trường hợp 2. Anh H bị đau bụng nên tới Bệnh viện B khám. Sau khi thực hiện các thủ tục thăm khám ban đầu, các bác sĩ ở bệnh viện chỉ định anh H phải thực hiện một số xét nghiệm và siêu âm ổ bụng để xác định nguyên nhân dẫn đến các cơn đau. Trong lúc chờ đợi, anh H bị đau bụng nhiều nên rất nôn nóng, khó chịu. Sau nhiều lần thúc giục các y, bác sĩ nhanh chóng kê đơn chữa trị cho mình nhưng không được đáp ứng vì chưa có kết quả xét nghiệm, chưa xác định rõ tình trạng bệnh lí, anh H tức giận có những lời nói tiêu cực xúc phạm các nhân viên bệnh viện và yêu cầu xuất viện, không điều trị.
Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi: Tình huống a. Gần đây, Trường Đại học C tổ chức kì thi kết thúc học phần nhưng do không nắm vững kiến thức các môn học nên M (sinh viên Trường Đại học C) quyết định tìm người thi hộ. Thông qua mạng xã hội, M thuê B (sinh viên một trường đại học khác trên địa bàn) thi hộ hai môn chuyên ngành với giá 600.000 đồng/môn. Tuy nhiên, khi B đang sử dụng giấy tờ giả để tham dự kì thi hộ M thì đã bị giám thị phát hiện. 1/ Em có nhận xét gì về việc làm của M và B? 2/ Theo em, hành vi của B và M sẽ dẫn tới hậu quả gì? 3/ Nếu là bạn của M và B, em sẽ khuyên hai bạn như thế nào để thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ học tập của công dân? Tình huống b. Trước đây, điều kiện gia đình khó khăn nên ông Đ phải nghỉ học giữa chừng để kiếm tiền phụ giúp bố mẹ. Mỗi khi nhìn bạn bè theo đuổi con đường học tập, ông luôn cảm thấy tiếc nuối. Khi lập gia đình và có con, ông Đ đặt hết mọi kì vọng của bản thân lên các con của mình. Vì vậy, ông luôn cố gắng tạo điều kiện về kinh tế để các con yên tâm học tập nhưng lại luôn so sánh, tạo sức ép, bắt các con phải tập trung học tập, ngăn cấm các con tham gia những hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao và những hoạt động xã hội khác. Gần đây, khi nhận tin con trai cả không thi đỗ vào trường chuyên của tỉnh, ông Đ vô cùng tức giận. Ông dùng nhiều lời lẽ tiêu cực để so sánh con với các bạn học khác và tuyên bố không cho con đi học. 1/ Em có nhận xét gì về suy nghĩ và việc làm của ông Đ trong tình huống trên? 2/ Nếu là con trai cả trong gia đình ông Đ, em sẽ làm gì?
Trong các trường hợp trên, chủ thể nào đã vi phạm nghĩa vụ của công dân trong học tập? Vì sao? Trường hợp 1. Mặc dù gia đình khá giả, được bố mẹ tạo điều kiện tốt nhưng S rất thờ ơ với việc học tập. Thấy thành tích của S không tốt, giáo viên chủ nhiệm đã phân công hai bạn H và B giúp đỡ S trong học tập. Tuy nhiên, mỗi khi làm bài tập nhóm, S thường tỏ thái độ không hợp tác, thỉnh thoảng lại có hành vi trêu đùa, cản trở H và B học bài. Các bạn nhắc nhở, góp ý thì S lại có những lời nói và thái độ tôn trọng với bạn. Trường hợp 2. Học xong lớp 9, hai chị em sinh đôi và O có nguyện vọng muốn học ếp lên cấp Trung học phổ thông để tương lai tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, nguyện vọng của hai chị em bị gia đình phản đối, ngăn cản vì cho rằng hoàn cảnh gia đình hiện tại rất khó khăn, D và O lại là con gái nên việc tiếp tục đi học là không cần thiết và lãng phí. Hai chị em nên đi tìm việc làm để kiếm tiền giúp đỡ gia đình.
Em hãy xác định quyền học tập của công dân được đề cập đến trong trường hợp 1 và 2. Trường hợp 1. Học xong lớp 12, P tham dự kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông và đạt số điểm rất cao khối A00, tuy nhiên, gia đình khó khăn không có điều kiện cho em thực hiện ước mơ học đại học. Khi biết tin, chính quyền địa phương cùng các cá nhân, cơ quan, tổ chức đã đến động viên, thăm hỏi, tặng quà và trao học bổng để giúp P tiếp tục đi học. Nhận được sự hỗ trợ kịp thời, P rất xúc động, em quyết định đăng kí học ngành công nghệ thông tin yêu thích ở trường đại học gần nhà để thực hiện ước mơ của mình. Trường hợp 2. Năm 70 tuổi, ông Đ quyết định theo học chương trình đào tạo cử nhân hệ vừa làm vừa học. Dù tuổi cao, sức yếu, nhưng trong suốt quá trình học ông đều rất cần cù, chăm chỉ, chịu khó tìm tòi để tiếp thu những kiến thức mới. Nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ, ông Đ đã tốt nghiệp loại giỏi và trở thành tấm gương sáng cho nhiều người noi theo.
Em hãy nhận xét việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình của các chủ thể ở những trường hợp dưới đây. a. Chị K kết hôn với anh S và có một con chung là cháu V. Anh chị chung sống hạnh phúc được ba năm thì li hôn, chị K nuôi con. Sau li hôn, chị K đã thuê nhà ở riêng nhưng vẫn tạo điều kiện để anh S và ông bà nội thăm nom, chăm ăn tạo điều kiện để anh S và ông bà sóc cháu V. b. Anh U và chị D kết hôn với nhau và cả hai đều làm việc ở thủ đô Hà Nội. Sau khi kết hôn, anh U đã tự ý dùng khoản tiền mừng cưới, tiền tiết kiệm của hai người để mua một ngôi nhà ở quê, gần nơi ở của bố mẹ anh và yêu cầu vợ phải nghỉ việc ở thành phố để cùng mình chuyển về quê sinh sống. c. Vợ chồng anh P, chị E kết hôn được ba năm và đã có một con gái. Anh P là người vô trách nhiệm, không có việc làm ổn định, mọi việc chi tiêu, chăm sóc con cái trong gia đình đều do chị E lo liệu. Thời gian gần đây, anh P thường xuyên tụ tập uống rượu bia với bạn bè và mỗi khi say, anh lại đánh, chửi Vợ con. d. Sau khi kết hôn, anh Đ yêu cầu vợ là chị Q nghỉ việc ở công ty để ở nhà chăm con và nội trợ. Gần đây, chị Q phát hiện anh Đ có mối quan hệ tình cảm với người phụ nữ khác và có một con riêng 5 tháng tuổi. Chị Q yêu cầu li hôn và được anh Đ chấp thuận. Anh Đ đồng ý cho chị Q nuôi con và anh sẽ chu cấp cho con 5 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, về tài sản thì anh Đ chỉ chia cho chị Q 50 triệu đồng vì anh cho rằng chị ở nhà, không làm ra tiền nên không có quyền hưởng những tài sản do anh vất vả làm ra.
Các chủ thể trong những trường hợp dưới đây có thể thực hiện quyền kết hôn hay li hôn không? Vì sao? a. Anh N-con trai ông bà B đã 25 tuổi nhưng bị tâm thần bẩm sinh. Mỗi khi phát bệnh, anh N không nhận thức và không làm chủ được hành vi của mình. Ông bà B lo ngại lúc hai người mất, anh N sẽ không còn chỗ dựa nên rất muốn tìm đối tượng cho anh N kết hôn, lập gia đình. b. Trong thời gian chị O mang thai con đầu lòng, chồng chị là anh P thường xuyên bỏ mặc không quan tâm, chăm sóc vợ. Khi chị O góp ý thì anh P nổi giận và tuyên bố sẽ li hôn với chị. c. Ông bà nội của anh A sinh được 5 người con, bố A là con cả, cô G là con út. Vì hoàn cảnh khó khăn, ông bà nội của anh A đã đồng ý để vợ chồng người quen nhận cô G làm con nuôi từ khi cô còn bé. Thời gian sau đó, cô G theo bố mẹ nuôi đi nơi khác lập nghiệp nên mất liên lạc với gia đình ông bà nội của anh A. Gần đây, anh A dẫn người yêu là chị M về ra mắt gia đình và xin phép tổ chức đám cưới. Sau khi tìm hiểu, bố mẹ anh A phát hiện chị M là con đẻ cô G nên đã giải thích để anh A với chị M hiểu mối quan hệ huyết thống của mình và yêu cầu hai người chấm dứt mối quan hệ yêu đương. Tuy nhiên, vì tình cảm quá sâu nặng, anh A và chị M không muốn chấm dứt mối quan hệ. Hai người quyết định sẽ về quê chị M đăng kí kết hôn và chung sống với nhau.
Trong các trường hợp trên, các chủ thể đã vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân? Vì sao? Trường hợp 1. Sau khi kết hôn, vợ chồng anh D, chị A sinh được 2 người con. Do tính chất công việc, anh D phải sống xa nhà, thỉnh thoảng mới về quê thăm gia đình. Gần đây, chị A đi thăm chồng thì phát hiện anh D đang chung sống như vợ chồng với chị O. Hai người còn chụp ảnh cưới, tổ chức đám cưới tại nhà hàng với sự tham dự của gia đình chị O và bạn bè hai bên. Trường hợp 2. Tròn 16 tuổi. S được bố mẹ tổ chức đám cưới với anh họ (con trai của chị gái ruột bố của S). Sau khi kết hôn, vì không có ruộng đất nên S phải đi làm thuê khắp nơi kiếm tiền chăm lo cho gia đình. Năng lực có hạn, việc làm không ổn định, thu nhập bấp bênh khiến cuộc sống của vợ chồng S càng ngày càng khó khăn, nhất là khi S sinh con gái đầu lòng và cháu bé không may bị nhiều dị tật bẩm sinh trên cơ thể khiến sức khoẻ suy yếu. Trường hợp 3. Anh B và chị H kết hôn được 5 năm và đã có một con nhỏ. Trong thời gian chung sống, anh B nhiều lần có hành vi bạo hành vợ khi say rượu. Khuyên can chồng không được, chị H ngỏ ý muốn li hôn nhưng bị bố mẹ đẻ ngăn cản do sợ ảnh hưởng đến thanh danh, thể diện gia đình. Anh B cũng đe doạ, nếu chi H li hôn thì anh sẽ làm hại chị cùng con nhỏ. Trường hợp 4. Anh M tâm sự với vợ muốn mua một căn nhà, khoản tiền cần trả trước là 400 triệu đồng, khoản vay là 1,8 tỉ đồng. Tuy nhiên, anh M hiện đang trong danh sách khách hàng có khoản nợ xấu nên hai vợ chồng không thể vay thêm tiền ngân hàng. Anh bàn với vợ li hôn giả để chị K sau khi độc thân thì sẽ không bị ảnh hưởng bởi nợ xấu của anh và có thể vay tiền mua nhà. Chị K rất tin tưởng chồng nên đã đồng ý làm theo. Tuy nhiên, sau khi chị K rút hết khoản tiền vay được đưa cho anh M thì anh không mua nhà như đã thoả thuận trước đó. Anh chuyển về quê sinh sống và mở trang trại nuôi lợn trên mảnh đất của bố mẹ để lại. Khi chị K tìm về quê thì phát hiện anh M đã đăng kí kết hôn và chuẩn bị tổ chức đám cưới với một người phụ nữ cùng làng.
Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi: Tình huống a. Anh C là nhân viên phục vụ bàn ở một nhà hàng sang trọng. Khi đang dọn bàn, anh C phát hiện trên bàn của một vị khách có để quên một chiếc đồng hồ. Anh C không báo lại sự việc với quản lí mà đem bán chiếc đồng hồ để lấy tiền. 1/ Em có nhận xét gì về hành vi của anh C? 2/ Theo em, trong tình huống này, hành vi của anh C có thể phải chịu hậu quả gì? 3/ Nếu là anh C, trong tình huống này, em sẽ làm gì để thực hiện đúng nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác? Tình huống b. Chị G vay của vợ chồng ông P một khoản tiền để đầu tư kinh doanh. Do kinh doanh thua lỗ, chị G không có khả năng trả nợ và phải bỏ trốn. Vợ chồng ông P không tìm được chị G nên đã dẫn theo một số thanh niên tới nhà bố mẹ của chị G để đòi nợ, đập phá đồ đạc, đuổi bố mẹ chị G ra ngoài và tuyên bố sẽ lấy ngôi nhà để bù khoản nợ của chị G. 1/ Em có nhận xét gì về hành vi của các chủ thể trong tình huống trên? 2/ Nếu là vợ chồng ông P, trong tình huống này, em sẽ làm gì để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền sở hữu đối với tài sản của mình và tôn trọng tài sản của người khác?