Danh sách câu hỏi
Có 946 câu hỏi trên 19 trang
Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum có gần 400 học sinh, hầu hết là con em dân tộc thiểu số Xơ Đăng. Từ nhiều năm nay, Ban Giám hiệu nhà trường đã phối hợp với các nghệ nhân truyền dạy Cổng Chiêng - Xoang cho học sinh. Để học sinh có cơ hội trải nghiệm, nhân lên lòng tự hào với văn hoá truyền thống dân tộc mình, Ban Giám hiệu trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Tu Mơ Rông động viên học sinh tham gia các hội thi, hội diễn cồng chiêng, đồng thời tạo điều kiện để các em trải nghiệm thực tế tại lễ hội truyền thống của nhiều dân tộc anh em. Cồng Chiêng - Xoang trở thành hoạt động thường xuyên của nhà trường nhằm bảo tồn và phát huy giá trị Cồng Chiêng - Xoang, làm nòng cốt để tham gia các lễ hội trên địa bàn.
(Theo VOV - Tây Nguyên, ngày 27/11/2022)
Em hãy cho biết, hoạt động truyền dạy Cồng Chiêng - Xoang ở trường Phổ thông Dân tộc nội trả huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum là thực hiện quyền và nghĩa vụ nào của công dân về bảo vệ di sản văn hoá? Vì sao?
Cộng đồng dân cư ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã coi các làn điệu dân ca Ví, Giặm như một phần cuộc sống và là bản sắc của vùng quê Nghệ An, Hà Tĩnh. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã thành lập được gần 140 câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm tại 21 huyện, thị xã, với gần 3 000 hội viên, 42 nghệ nhân dân gian, 52 nghệ nhân ưu tú, 1 nghệ nhân nhân dân. Đặc biệt, tại các huyện miền núi như Tương Dương, Con Cuông, Quỷ Châu, Quế Phong, Kỳ Sơn, ngoài các đặc trưng văn hoá của dân tộc Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông, Ở Đu.... các địa phương này cũng thành lập các câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm. Đây là tiền đề để gìn giữ, bảo tồn, đồng thời khai thác được các giá trị văn hoá đặc sắc của mỗi địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng. Ở Hà Tĩnh, để dân ca Ví, Giặm thực sự lôi cuốn giới trẻ, tỉnh Hà Tĩnh cũng tổ chức các hình thức truyền dạy trực tiếp cho các học viên câu lạc bộ, đồng thời dạy dân ca Ví, Giặm trong trường phổ thông. Ngoài ra, duy trì chương trình dạy hát dân ca trên sóng phát thanh và truyền hình ở Nghệ An và Hà Tĩnh,... Đây cũng là một trong những hình thức quảng bá và phổ biến giá trị của dân ca Ví, Giặm tới đông đảo công chúng.
(Theo Vietnamplus.vn, ngày 27/11/2019)
Theo em, các hoạt động giữ gìn dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trên đây là thực hiện quyền, nghĩa vụ nào của công dân? Giải thích vì sao
Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:
a. Anh T và chị G kết hôn và có một con trai 8 tháng tuổi. Do mâu thuẫn giữa hai vợ chồng và giữa anh T với gia đình nhà vợ nên đã có lần chị G nói với anh T việc li hôn. Một lần hai người cãi nhau rất to, chị G mang con trai về nhà mẹ đẻ. Khi anh T đến thăm con thì chị G không đồng ý và đuổi anh về.
Em nhận xét như thế nào về hành vi của các chủ thể trong tình huống trên?
Nếu là người thân của chị G, em sẽ làm như thế nào?
b. Nhiều người nói về việc gia đình anh V sinh con một bề, nhưng anh không quan tâm. Anh nghĩ mình cứ lo cho các con học hành đàng hoàng và có cuộc sống vui vẻ, biết yêu thương mọi người, hiếu kính ông bà, cha mẹ là đã tròn bổn phận của người làm cha. Anh thường nói với mọi người, khu nhà anh ở có gia đình thì phân biệt đối xử giữa các con nên anh em bất hoà. Có nhà vì mong có nếp, có tẻ nên sinh đẻ không kế hoạch, vợ chồng phải bận rộn kiếm tiền nuôi con nên không có thời gian chăm sóc, dạy dỗ. Nhìn cảnh đó anh thương cho bọn trẻ.
Em nhận xét như thế nào về suy nghĩ và việc làm của anh V
Nếu đóng vai là cán bộ tổ dân phố trong khu nhà anh V đang ở, em sẽ làm gì khi chứng kiến các gia đình chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình?