Danh sách câu hỏi
Có 946 câu hỏi trên 19 trang
Em hãy trả lời các câu hỏi về các trường hợp dưới đây:
Trường hợp 1. Trong những năm qua, công ty may mặc P đã thực hiện nhiều hoạt động từ thiện, tham gia các phong trào tỉnh nguyện, giúp đỡ cộng đồng, sản xuất hàng hoá bảo vệ người tiêu dùng. Niềm tin của khách hàng đã tạo ra hình ảnh thương hiệu tích cực của công ty. Uy tín của công ty đã tạo ra những thế hệ khách hàng ngày càng tăng, qua đó doanh thu của công ty P đã tăng lên đáng kể.
Trường hợp 2. Công ty D chuyên sản xuất máy móc phục vụ cho nông nghiệp. Từ khi sản xuất kinh doanh có hiệu quả, công ty luôn chú trọng bảo vệ môi trường, thực hiện các biện pháp giảm lượng chất thải như rác, khói bụi, nước xả thải các chất thải rắn. Công ty D còn hợp tác với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên và Uỷ ban nhân dân tỉnh K để bảo tồn các vùng đất ngập nước tự nhiên và các môi trường sống khác. Công ty đầu tư xây dựng ba công trình công cộng cho cộng đồng, đáp ứng các tiêu chí công trình xanh, được công nhận là sản phẩm xanh.
a) Theo em, các doanh nghiệp trên đã thực hiện những hình thức trách nhiệm xã hội nào?
b) Những hoạt động của các doanh nghiệp trên đã mang lại lợi ích gì cho xã hội và công ty?
a) Từ thông tin 1, em hãy giải thích sự cần thiết của việc lập kế hoạch kinh doanh và lấy ví dụ cụ thể để chứng minh.
b) Em hãy xác định các nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh được thể hiện qua thông tin 2 và làm rõ vai trò của từng nội dung đó.
Thông tin 1. Kế hoạch cho một hoạt động kinh doanh vừa là kim chỉ nam, vừa là thước đo để hướng dẫn đường đi, nước bước nhằm giúp người kinh doanh khi khởi nghiệp có thể hoàn tất một số công việc nào đó. Lập kế hoạch kinh doanh là khâu quan trọng, cụ thể:
- Là cơ sở để đưa ra quyết định khởi nghiệp đúng đắn; giúp vạch rõ đường lối, chiến lược ngắn hạn và dài hạn cho kinh doanh; xác định rõ các nhiệm vụ và lộ trình thực hiện nhiệm vụ,
- Là căn cứ để xác định rõ mục tiêu cần đạt được và chiến lược bán hàng chắc chắn, - Giúp xác định rõ các nguồn lực có thể huy động từ bên trong và bên ngoài phục vụ cho hoạt động kinh doanh;
- Giúp đo lường trước những khó khăn, thách thức phải đối mặt, những thuận lợi, thời cơ có thể tận dụng, phát huy.
(Theo Nguyễn Hải Đăng (Chủ biên) (2020), Khởi nghiệp trong thanh niên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội)
Thông tin 2.
Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
Tình huống a. Anh A là lao động tự do. Khi được tuyên truyền tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, anh A nghĩ rằng mình đang trẻ, khoẻ mạnh, có việc làm và thu nhập ổn định, nên đã không tham gia.
Trong tình huống trên, anh A đã thực hiện trách nhiệm của công dân về an sinh xã hội như thế nào?
Tình huống b. Anh C là chủ một doanh nghiệp với hơn 80 công nhân. Bên cạnh việc tạo việc làm, trả công theo lao động, đảm bảo các điều kiện làm việc cho người lao động, anh C tích cực tham gia đóng góp, ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.
Theo em, hành động của anh C đã góp phần thực hiện tốt những chính sách an sinh xã hội nào?