Danh sách câu hỏi

Có 946 câu hỏi trên 19 trang
Ghana và Côte d'Ivoire (Bờ Biển Ngà) là hai nước có bờ biển liền kề nhau và bao quanh Vịnh Guinea ở Tây châu Phi. Khu vực biển cần phân định nằm ở Đại Tây Dương. Do có tranh chấp, hai nước đề nghị Toà án Quốc tế về Luật Biển tiến hành phân định biển trong vùng biển chồng lấn lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, bao gồm cả thềm lục địa vượt quá 200 hải lí. Ghana và Côte d'Ivoire có hai bất đồng liên quan đến phương pháp phân định biển. Ghana yêu cầu áp dụng phương pháp đường trung tuyến trong khi Côte de’Ivoire yêu cầu áp dụng phương pháp đường phân giác. Trên cơ sở các nguyên tắc phân định biển là nguyên tắc đường trung tuyến, giải pháp công bằng, minh bạch, Toà án Quốc tế về Luật Biển đã quyết định áp dụng phương pháp đường trung tuyến cho phân định biển giữa Ghana và Côte d'Ivoire. Trong trường hợp trên, Ghana và Côte d'Ivoire đã sử dụng nguyên tắc nào của pháp luật quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển?
Vịnh Thái Lan là một biển nửa kín, nằm ở phía Tây Nam Biển Đông, giới hạn bởi bờ biển của bốn nước: Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Malaysia. Tháng 9/1992, Việt Nam và Thái Lan bắt đầu tiến hành đàm phán phân định vùng biển giữa hai nước trên cơ sở Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Sau 9 vòng đàm phán, hai bên kết thúc đàm phán với việc kí Hiệp định về phân định ranh giới biển giữa hai nước vào ngày 09/8/1997, có hiệu lực kể từ ngày 26/02/1998. Theo Hiệp định, hai bên giải quyết dứt điểm cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chồng lấn, theo đó Việt Nam hưởng 32,5% diện tích khu vực chồng lấn giữa hai nước. Hiệp định phân định biển Việt Nam - Thái Lan là hiệp định phân định biển đầu tiên mà Việt Nam kí kết với các quốc gia láng giềng sau khi Công ước Luật Biển năm 1982 chính thức có hiệu lực vào năm 1994. Cùng với hiệp định này, Việt Nam và Thái Lan cũng đã có thoả thuận về việc tuần tra chung giữa hải quân hai nước vào năm 1998, góp phần quan trọng vào việc duy trì trật tự, ổn định vùng biển giáp ranh giữa hai nước, góp phần vào việc phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Thái Lan, nhằm duy trì hoà bình và an ninh trong khu vực và trên thế giới. Em hãy cho biết, pháp luật quốc tế cỏ vai trò như thế nào trong việc đàm phán, kí kết Hiệp định về phân định ranh giới biển giữa Việt Nam và Thái Lan.
Năm 1979, một cuộc cách mạng nổi dậy ở Nicaragua thành công đưa Phong trào Sadino lên nắm quyền. Hoa Kỳ từ lâu đã chống đối Sadino, nên sau khi lực lượng Sadino lên nắm quyền, chính quyền Tổng thống Carter nhanh chóng hành động, ủng hộ tài chính cho phe đối lập để chống đối chính phủ của Phong trào Sadino ở Nicaragua. Khi ông Ronald Reagan làm Tổng thống, ông gia tăng hỗ trợ cho các nhóm Contras chống Sandino, thông qua ủng hộ tài chính, huấn luyện quân sự với âm mưu bạo động lật đổ chính phủ Sandino ở Nicaragua. Nicagua kiện Hoa Kỳ lên Toà án Công lí quốc tế. Năm 1986, Toà án Công lí quốc tế ra phán quyết, rằng Hoa Kỳ đã không tuân thủ trách nhiệm đối với pháp luật quốc tế là “Không dùng vũ trang chống lại một Nhà nước khác”, “Không can thiệp vào nội bộ nước khác”, “Không xâm phạm chủ quyền của nước khác”. Theo em, trong vụ việc trên Phán quyết của Toà án Công lí quốc tế nói về những nguyên tắc nào của pháp luật quốc tế? Giải thích vì sao.