Danh sách câu hỏi

Có 946 câu hỏi trên 19 trang
Chủ thể nào dưới đây đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh và nộp thuế? Hành vi vi phạm đó có thể dẫn tới những hậu quả gì? a. Công ty của chị P kinh doanh dịch vụ nhuộm vải, quần áo. Do muốn giảm chi phí sản xuất nên chị P đã không xây dựng hệ thống xử lí chất thải. Các chất thải của công ty được thải trực tiếp ra sông, gây ô nhiễm trầm trọng. b. Ông K và ông V đều mở cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp. Cửa hàng của hai ông đều bán một số thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục cấm sử dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi cán bộ cơ quan chức năng kiểm tra thì chỉ xử phạt ông K, còn ông V được bỏ qua vì ông có mối quan hệ với cán bộ kiểm tra. c. Từ năm 2019 đến năm 2023, ông H đã sử dụng tư cách pháp nhân của Công ty M để kí kết, thực hiện 9 hợp đồng thi công xây dựng ở địa phương và thu về tổng số tiền hơn 6 tỉ đồng. Tuy nhiên, Công ty M không xuất hoá đơn giá trị gia tăng, không thực hiện mở, ghi chép sổ sách, chứng từ kế toán theo quy định, không kê khai thuế giá trị gia tăng phải nộp cho ngân sách nhà nước. Ông H đã làm thủ tục rút toàn bộ số tiền đã được thanh toán ra khỏi tài khoản của Công ty M để sử dụng chi trả chi phí của công trình và chi tiêu cá nhân.
Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: Trường hợp a. Là một doanh nghiệp nhỏ ngành dệt may ở một xã thuần nông, doanh nghiệp V đã cung ứng cho thị trường nhiều sản phẩm có chất lượng, thân thiện với môi trường. Công ty đã thu hút được những lao động là thanh niên trong xã, đào tạo họ trở thành những người thợ lành nghề, có việc làm và thu nhập ổn định. Hằng năm, doanh nghiệp còn hỗ trợ kinh phí cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong xã được đi học đại học, tham gia nhiều hoạt động cộng đồng trong xã. Nhờ vậy, uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, người lao động và xã hội ngày càng tăng, công việc kinh doanh ngày càng phát triển. Trường hợp b. Là doanh nghiệp chuyên kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, Công ty A đặc biệt lưu ý đến việc kiểm soát chất lượng đầu vào, luôn chọn những nhà cung cấp tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước về hồ sơ pháp lí; ưu tiên chọn nhà cung cấp có chứng nhận VietGAP, chuỗi thực phẩm an toàn, chứng nhận hữu cơ, hàng Việt Nam chất lượng cao,... Ngoài ra, công ty còn định kì khảo sát, đánh giá trực tiếp điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà xưởng cũng như rà soát quá trình tiếp nhận, phân loại, sơ chế, sản xuất, đóng gói của nhà cung cấp. Vì vậy, sản phẩm của công ty ngày càng được nhiều khách hàng tin tưởng, ưa chuộng, doanh thu ngày càng tăng. - Em hãy cho biết các doanh nghiệp trong những trường hợp trên đã thực hiện những hình thức trách nhiệm xã hội nào. - Theo em, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trên mang lại lợi ích gì cho xã hội và doanh nghiệp?
Bài tập thực hành lập kế hoạch kinh doanh Em hãy cùng các bạn trong nhóm thực hiện những nhiệm vụ sau: Thực hành lập kế hoạch kinh doanh. Xây dựng được các tiêu chí đánh giá kế hoạch kinh doanh. Thuyết trình được về bản kế hoạch kinh doanh. Viết được nhận xét, đánh giá bản kế hoạch kinh doanh đó. 1. Lập kế hoạch kinh doanh Cách thực hiện: - Lập kế hoạch nghiên cứu theo nhóm: Thành lập nhóm nghiên cứu, bầu nhóm trưởng và thư kí nhóm. - Thống nhất lựa chọn một ý tưởng kinh doanh phù hợp để tiến hành lập bản kế hoạch kinh doanh. - Phân công người chịu trách nhiệm thực hiện từng nội dung trong bản kế hoạch kinh doanh. Tập hợp kết quả nghiên cứu của các cá nhân trong nhóm thành một bản kế hoạch kinh doanh. Đánh giá công việc cụ thể của từng thành viên trong việc thực hiện nhiệm vụ này. 2. Thảo luận trong nhóm tiêu chí đánh giá kế hoạch kinh doanh Gợi ý. - Tiêu chí về nội dung. - Tiêu chí về hình thức. - Căn cứ để xác định các tiêu chí đó. 3. Thuyết trình về bản kế hoạch kinh doanh Hướng dẫn: - Thảo luận cách trình bày bản kế hoạch kinh doanh. - Lựa chọn phương án thuyết trình hiệu quả. - Tìm phương tiện hỗ trợ như máy móc, mô hình,... 4. Viết nhận xét, đánh giá bản kế hoạch kinh doanh - Từng cá nhân trong nhóm viết nhận xét, đánh giá bản kế hoạch kinh doanh gồm: + Căn cứ vào tiêu chí đánh giá để nhận xét bản kế hoạch kinh doanh. + Chỉ ra những điểm còn hạn chế hoặc chưa đạt được của bản kế hoạch kinh doanh. + Nêu biện pháp khắc phục các nội dung còn hạn chế. + Nhận xét về tinh thần, thái độ và phương pháp làm việc của bản thân trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ.