Danh sách câu hỏi

Có 5,036 câu hỏi trên 101 trang
Gạch dưới từ ngữ được thay thế bằng từ in đậm trong mỗi đoạn văn sau: a. Thào A Sùng cười thật tươi. Trong mắt cậu, tôi như thấy những đồi chè bạt ngàn, thân cây đẫm sương còn ngọn vươn cao đón nắng. (Theo Nguyên Hương) b. Ai đã từng lênh đênh trên biển cả dài ngày, đã bị cái bồng bềnh của sóng gió làm say... mà thấy những cánh hải âu, lòng lại không cháy bùng hi vọng? Chúng báo hiệu đất liền, báo hiệu sự bình an, báo trước bến cảng hồ hởi, báo trước sự sum họp gia đình sau những ngày cách biệt đằng đằng. (Theo Vũ Hùng) c. Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa. (Theo Phạm Lê Hải Châu) d. Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. (Theo Hữu Mai)
Đọc NGHE CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG Ca Huế là một loại hình nghệ thuật độc đáo của người dân có đô, được lưu giữ và phát triển qua hàng trăm năm nay. Buổi tối, đi thuyền trên sông Hương nghe ca Huế là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời với tất cả những ai đặt chân tới vùng đất này. Khi hoàng hôn mỗi ngày buông xuống, bến tàu gần cầu Trường Tiền thật nhộn nhịp. Hàng chục thuyền rồng tấp nập đón khách nghe hát. Thuyền rời bến xuôi dòng sông Hương khi du khách đã ngồi kín khoang. Về đêm, thành quách hai bên bờ sông nguy nga, rực rỡ trong ánh đèn màu. Ra đến giữa dòng, thuyền tắt máy và thả trôi, trả lại không gian yên tĩnh, thơ mộng cho dòng sông. Chương trình ca Huế được bắt đầu. Mở đầu là một vài khúc nhã nhạc cung đình – một thể loại nhạc phục vụ trong cung đình thời phong kiến xưa. Lời hát tao nhã cùng điệu thức cao sang, quý phái, cuốn hút người nghe bởi sự trang trọng nhưng không thiếu phần gần gũi. Tiếp đến là các làn điệu dân ca Huế với điệu Lí mười thương, Lí giao duyên,... Du khách được đắm mình trong không gian nghệ thuật đậm chất cố đô. Các diễn viên, nhạc công đều là những nam thanh nữ tú trong bộ áo dài, khăn xếp truyền thống vô cùng lịch sự và tao nhã. Các nhạc cụ được sử dụng là đàn tranh, đàn tì bà, đàn nhị, đàn nguyệt, đàn bầu, sáo và cặp sênh tiền để gõ nhịp. Ngoài ra, có một nhạc cụ rất đặc biệt là những chiếc tách uống trà, được dùng làm bộ gõ, kết hợp cho các bài hát có tiết tấu nhanh, mạnh, nghe rất vui tai. Giữa một không gian không thể yên bình hơn, ngồi tựa mạn thuyền rồng, nghe những làn điệu dân ca ngọt ngào say đắm cất lên trên bồng bềnh sông nước, thật là một thủ chơi nghệ thuật tinh tế của những người yêu Huế. (Theo Hà Thanh Huyền) Tao nhã: vẻ thanh cao, trang nhã, lịch sự. Cặp sênh tiền: nhạc cụ gõ để hoà tấu, giữ nhịp, làm bằng thanh gỗ cứng, một đầu có đình gắn những đồng tiền xu.
Đọc. THÚ CHƠI SÁCH CỦA NGƯỜI HUẾ Ở Huế từ lâu đã có nhiều người chơi sách. Người chơi sách ngoài bỏ tiền ra mua sách, lập tủ sách, thư viện tại gia còn phải là nhà sưu tầm, coi sách như hiện vật được tập hợp theo chủ đề nào đó. Họ bỏ thời gian, công sức và tiền bạc để săn đuổi một bản sách mà họ thích với niềm đam mê bất tận và với giá mua không lường trước. Người chơi sách sẵn sàng "xới tung" tất cả các hiệu sách, các chiếu sách cũ vỉa hè, các tủ sách gia đình,... để mua hay đối lấy bản sách mà họ cần. Ở Huế từ những năm ba mươi của thế kỉ trước đã có những nhà xuất bản tiếng tăm như Đắc Lập, Anh Minh, Phúc Sinh, Tiếng Dân,... Về sau, những ấn phẩm của họ trở thành đối tượng săn lùng của những người Huế chơi sách. Người chơi sách ngoài việc đầu tư tiền bạc, thời gian và công sức còn phải nhờ vào cái “duyên” nữa. Có người từng vào Sài Gòn, ra Hà Nội để tìm mua một bản sách mà không được, nhưng một sớm mai đi ngang qua chiếu sách cũ ở vỉa hè đường Nguyễn Thái Học hay Hai Bà Trưng lại bắt gặp cuốn sách mà họ đang tìm và mua được với giá phải chăng. Có nhiều trường phái chơi sách. Có người chơi sách theo loại – văn chương, lịch sử hay khoa học,... Có người theo tác giả. Có người theo nhà xuất bản. Có người chỉ sưu tầm sách về Huế. Có người lại chuyên săn lùng sách có thủ bút. Trước đây người chơi sách thường là những bậc thức giả lớn tuổi. Gần đây xuất hiện thêm người chơi sách trẻ. Có bạn trẻ hiện sở hữu bộ sưu tập tới 14 000 cuốn đủ các thể loại. Có bạn trẻ có tới 6 000 cuốn chuyên về dân tộc học, văn hoá dân gian, lịch sử,... viết về Huế. (Theo Trần Đức Anh Sơn) Thủ bút: chữ viết tay, ở đây chỉ chữ kí và lời đề tặng của tác giả hoặc người mua sách để tặng. Thức giả: người có kiến thức sâu rộng, được nể trọng.
Đọc. THÚ CHƠI SÁCH CỦA NGƯỜI HUẾ Ở Huế từ lâu đã có nhiều người chơi sách. Người chơi sách ngoài bỏ tiền ra mua sách, lập tủ sách, thư viện tại gia còn phải là nhà sưu tầm, coi sách như hiện vật được tập hợp theo chủ đề nào đó. Họ bỏ thời gian, công sức và tiền bạc để săn đuổi một bản sách mà họ thích với niềm đam mê bất tận và với giá mua không lường trước. Người chơi sách sẵn sàng "xới tung" tất cả các hiệu sách, các chiếu sách cũ vỉa hè, các tủ sách gia đình,... để mua hay đối lấy bản sách mà họ cần. Ở Huế từ những năm ba mươi của thế kỉ trước đã có những nhà xuất bản tiếng tăm như Đắc Lập, Anh Minh, Phúc Sinh, Tiếng Dân,... Về sau, những ấn phẩm của họ trở thành đối tượng săn lùng của những người Huế chơi sách. Người chơi sách ngoài việc đầu tư tiền bạc, thời gian và công sức còn phải nhờ vào cái “duyên” nữa. Có người từng vào Sài Gòn, ra Hà Nội để tìm mua một bản sách mà không được, nhưng một sớm mai đi ngang qua chiếu sách cũ ở vỉa hè đường Nguyễn Thái Học hay Hai Bà Trưng lại bắt gặp cuốn sách mà họ đang tìm và mua được với giá phải chăng. Có nhiều trường phái chơi sách. Có người chơi sách theo loại – văn chương, lịch sử hay khoa học,... Có người theo tác giả. Có người theo nhà xuất bản. Có người chỉ sưu tầm sách về Huế. Có người lại chuyên săn lùng sách có thủ bút. Trước đây người chơi sách thường là những bậc thức giả lớn tuổi. Gần đây xuất hiện thêm người chơi sách trẻ. Có bạn trẻ hiện sở hữu bộ sưu tập tới 14 000 cuốn đủ các thể loại. Có bạn trẻ có tới 6 000 cuốn chuyên về dân tộc học, văn hoá dân gian, lịch sử,... viết về Huế. (Theo Trần Đức Anh Sơn) Thủ bút: chữ viết tay, ở đây chỉ chữ kí và lời đề tặng của tác giả hoặc người mua sách để tặng. Thức giả: người có kiến thức sâu rộng, được nể trọng.
Đọc câu chuyện dưới đây: “ANH GIÀ” NÔ-EN Tôi đã đặt dịch vụ ông già Nô-en đến trao quà. Được báo trước tối hôm đó ông già Nô-en sẽ đến, lũ trẻ mặc quần áo chỉnh tề háo hức chờ. Nhưng 20 giờ, 21 giờ, rồi 22 giờ vẫn chưa thấy ông già Nô-en đâu. Gọi hàng chục cuộc cho dịch vụ cung cấp ông già Nô-en, nhân viên đều trả lời là ông già Nô-en đang tới. Thế nhưng rồi không! Hôm sau là 25-11, lại mất hàng chục cuộc điện thoại. Tôi yêu cầu được liên hệ trực tiếp với "ông San-ta" – một "anh già" Nô-en – và được trả lời chắc chắn sẽ đến. Thế nhưng lũ trẻ vẫn phải đi ngủ trong niềm vô vọng. 24 giờ có chuông cửa. Một "anh già" Nô-en xuất hiện. Chòm râu trắng xộc xệch, ánh mắt căng thẳng mỏi mệt. Hai đứa trẻ dậy nhận quà. Trong khi chúng vẫn chưa hết ngái ngủ thì “anh già" Nô-en "khuyến mại" cho mỗi đứa một cái vuốt râu rồi vội vàng lên xe máy đi ngay. (Theo Hồng Phúc)
Đọc CÁNH ĐỒNG LÀNG Mỗi làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ có nhiều cánh đồng, dân làng gọi là các “đỗi ruộng” hay “xứ đồng, đất có thể rộng hẹp, tốt xấu khác nhau và chúng đều mang những cái tên dân dã. Ngoài các ruộng để cấy lúa, trồng màu, trên mỗi cánh đồng có khi còn có các thùng đấu, ao đầm, đìa lạch, bãi chăn thả,... đều là những thứ đất hoang hoá của chung làng xã mà mỗi người dân đều có thể khai thác được cái gì đó cho cuộc sống của mình. Cánh đồng làng không bằng phẳng mà dày đặc các loại bờ, luống và rãnh. Bờ to cho cả cánh đồng là "bờ đỗi", bờ nhỏ cho từng thửa ruộng là "bờ con". Trong các bờ bụi có cua mà, ếch mà, hang chuột, hang rắn. Công việc nhà nông nào là phát bờ, cuốc góc, đắp vạ, be bờ, lên luống, dựng giàn. Tuy có nhiều xứ đồng nhưng thường mỗi làng có một xứ đồng tốt nhất, gọi là "bờ xôi ruộng mật", lúa ngô, rau quả ở đây xanh tốt bời bời. Màu sắc của cánh đồng thay đổi theo mùa, mùa nào cũng đẹp. Dân làng quanh năm đầy ắp công việc: Tháng Chạp là tháng trồng khoai Tháng Giêng trồng đậu tháng hai trồng cà Tháng Ba cày vỡ ruộng ra Tháng Tư làm mạ mưa sa đấy đồng... Hầu hết ca dao, tục ngữ của người Việt đều nảy sinh trên cánh đồng làng. Trong lúc làm ruộng, thợ cày, thợ cấy hát đối nhau. Trên cánh đồng làng, người nông dân “trông trời trông đất trông mây”, trông trăng quầng biết trời hạn, thấy trăng tán biết sắp có mưa, trông tua rua mà chuẩn bị mạ mùa sao cho kịp thời vụ. Vừa tình yêu của con người trên cánh đồng làng cứ lớn dần theo tháng năm. (Theo Chu Huy) Thùng đấu: chỗ đất bị lấy đất để đắp đê, làm gạch ngói,… thành những hố sâu rộng, vuông vức. Ao đầm, đìa lạch: chỉ những vũng nước tự nhiên nhỏ. Cua mà, ếch mà: cua, ếch nằm trong hang, ngoài cửa hang thường có một ít đất viền cao lên. Trông trăng quầng... có mưa: lấy ý câu tục ngữ" Trăng quảng thì hạn, trăng tán thì mưa"; trăng quáng là trăng có một vành tròn sáng nhiều màu bao quanh, có ranh giới rõ ràng (do ánh sáng khúc xạ qua các tinh thể băng); trăng tán thì gồm nhiều vành sáng nhưng yếu hơn, không có ranh giới rõ ràng (do ánh sáng khúc xạ qua các hạt nước), mặt trăng cũng mờ hơn trăng quầng. Tua rua: một chùm sao nhỏ kết thành một đám mở, xuất hiện vào sáng sớm khoảng đầu tháng 5 âm lịch.