Danh sách câu hỏi
Có 5,287 câu hỏi trên 106 trang
Đọc trích đoạn tả người sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới
Mẹ con bà Ép-rê-nốp
Ni-cô-lai Ép-rê-nốp là một thanh niên có đôi mắt dịu dàng như mắt phụ nữ. Vì thường thấy tôi cầm sách nên anh rất chú ý và chúng tôi làm quen nhau.
Anh nhắc đến gương Lô-mô-nô-xốp và mời tôi khi nào vào Đại học Ca-dan thì đến ở nhà anh. Thế rồi tôi đến Ca-dan, ở tại nhà anh, trước hết để học và thi mấy môn trung học. Ni-cô-lai rất nhiệt tình kèm tôi học.
Mẹ Ép-rê-nốp là một người đàn bà goá bụa bé nhỏ có gương mặt tiều tuỵ và buồn. Ngày đầu tiên tôi thấy bà đi chợ về, đặt lên bàn những mẩu thịt vụn tồi tàn. Với những mẩu thịt này bà phải làm sao nấu thành một món canh ngon cho ba con bà – ba chàng trai khoẻ mạnh.
Bà sống trầm lặng. Cặp mắt xám đọng lại sự ngoan cường và tuyệt vọng của một con ngựa kiệt sức kéo chiếc xe lên núi. Nó biết rằng không kéo nổi nhưng vẫn cứ kéo.
Một buổi sáng khi các con bà còn ngủ, tôi vào bếp giúp bà gọt khoai. Bà dè dặt hỏi:
- Cháu về đây làm gì?
- Cháu về học. Cháu muốn vào đại học.
Đôi lông mày cùng lớp da trán vàng ệch của bà dồn cả lên phía trên và lưỡi dao phập phải ngón tay bà. Bà thở dài:
- Ni-cô-lai, Ni-cô-lai ơi.
Ni-cô-lai chạy vào bếp, vẻ mặt còn ngái ngủ, đầu tóc rối bù nhưng vẫn vui vẻ như mọi ngày.
- Mẹ ơi, giá làm được món vằn thắn thì tuyệt.
- Được, mẹ sẽ làm.
Ni-cô-lai không thấy được sự hi sinh của mẹ. Tôi thấy rõ tài tháo vát của mẹ anh nhưng không nỡ để bà phải cáng đáng thêm một đứa lạc loài là tôi. Mỗi mẫu bánh mì tôi nhận được như một tảng đá đè lên tâm hồn. Thế là mỗi sáng sớm tôi đi khỏi nhà để tránh bữa ăn trưa.
(Theo Go-ra-ki)
Lô-mô-nô-xốp (1711–1765): nhà bác học Nga vĩ đại, xuất thân từ một gia đình ngư dân ở một vùng hẻo lánh, trưởng thành nhờ nỗ lực học tập.
Đại học Ca-dan: một trường đại học nổi tiếng ở nước Nga hồi thế kỉ XIX.
a. Tác giả tả Ép-rê-nốp và mẹ anh ấy theo trình tự nào?
A. Tả hình dáng rồi tả hoạt động và tính tình.
B. Tả hoạt động và tính tình rồi tả hình dáng.
C. Tả hình dáng kết hợp tả hoạt động và tính tình.
D. Tả hình dáng, tả hoạt động rồi cuối cùng tả kết hợp.
b. Tác giả tả tất cả đặc điểm ngoại hình hay chỉ tả vài nét? Nêu dẫn chứng cụ thể.
Đọc.
CẦU SÔNG QUAI: ĐẾN ĐỂ KHÔNG BAO GIỜ QUÊN
Đây là chiếc cầu nằm trên con đường sắt nối liền Băng Cốc với Răng-gun do quân đội Nhật cưỡng chế tù binh và lao công xây dựng trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Con đường sắt 415 km được hoàn thành trong một thời gian cực ngắn và được đánh đổi bằng xương máu của hàng chục vạn tù binh và lao công. Họ đã chết vì kiệt sức, bệnh tật, tai nạn và bị hành hạ.
Một tù binh trong chuyến đầu tiên kể: "Quanh tôi tràn ngập sự chết chóc và kinh hoàng. Tôi không có ý niệm về hôm qua và ngày mai, chỉ còn điều xảy ra hôm nay mà thôi".
Trên một đường đèo mà những tù binh Úc gọi là đèo Hoả Ngục, tù nhân phải đào núi đá bằng tay và làm cả ban đêm dưới ánh nến. Ít nhất 700 người đã bỏ mạng ở đây vì kiệt sức và bị đánh đập!
Ông Frét Xai-cơ - người Hà Lan – kể: “Chúng tôi làm việc cật lực từ sáng sớm đến tối mịt. Về đến lán trại, khi ai đó vừa ngồi xuống để thở thì một trận mưa roi đã đổ xuống. Thỉnh thoảng vào nửa đêm, lính Nhật đến lôi một người nào đó đi giết".
Trong nghĩa trang Kan-cha-na-bu-ri ngày nay, các nấm mồ xếp ngang dọc thẳng tắp, có bia đá ghi họ tên, quốc tịch, ngày chết của từng người. Chúng tôi thấy những đoá hoa tươi đặt bên một số mộ. Nhiều du khách đứng lặng yên, có người cứ đi dọc mãi theo các mộ phần. Có cả những du khách Nhật.
Cầu sông Quai bây giờ yên bình soi bóng trên dòng nước xanh biếc. Ở một góc nhà hàng có một gian nhỏ trưng bày những bức ảnh đen trắng, kể lại nhỏ nhẹ một phần những gì đã xảy ra trong quá khứ của tuyến đường sắt và cây cầu này.
Hãy đến đây để lắng nghe, để ngắm nhìn và để không bao giờ quên!
(Theo Duyên Trường, bảo tuoitre.vn)
Thế chiến thứ hai (1939–1945): cuộc chiến tranh giữa khối Đồng Minh (gồm Liên Xô, Anh, Mỹ, Pháp,...) và khối Phát xít (còn gọi phe Trục; gồm Đức, Ý, Nhật,...).
Băng Cốc: thủ đô của Thái Lan; Răng-gun: thủ đô của Mi-an-ma.
Hàng chục vạn tù binh và lao công: Phát-xít Nhật đã cưỡng bức hơn 60.000 tù binh người Anh, Úc, Mỹ, Niu Di-lân, Hà Lan, Đan Mạch.... và khoảng 200000 lao công người Ấn Độ, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xinh-ga-po, Thái Lan, Mi-an-ma,... đi làm con đường này. Đường được khởi công ngày 16-9-1942 và chính quyền Nhật bắt phải hoàn thành xong vào tháng 12-1943. Nhưng nó đã được hoàn thành sớm hơn, vào ngày 17-10-1943. Khoảng 12 000 tù binh và 90 000 lao công đã chết, cho nên con đường này còn có tên "Đường sắt Tử thần".
Đèo Hoả Ngục (Hellfire Pass): đèo cách cầu Sông Quai 80 km về phía tây bắc, tù nhân phải đào bằng dụng cụ
thô sơ như cuốc chim, đục đá; ngày nay, ở đây có Bảo tàng Tưởng niệm Đèo Hoả ngục. Nghĩa trang Kan-cha-na-bu-ri: tức nghĩa trang Đôn-rắc theo tiếng Thái, nằm ở thị trấn Kan-cha-na-bu-ri (Thái Lan), gần cầu Sông Quai, giáp biên giới Thái Lan - Mi-an-ma; hiện có gần 7.000 ngôi mộ của những tù binh người Anh, Úc, Hà Lan,... Họ chết trong khi xây dựng tuyến đường sắt nói trên.
Lập dàn ý phần thân bài cho đề văn tả một vùng phong cảnh mà em có dịp quan sát.
G: Vùng phong cảnh có thể là một thắng cảnh (cảnh đẹp nói tiếng), như Hạ Long, Bái Tử Long, Ba Bể, Hương Sơn, Núi Cấm, Núi Đá Dựng.... cũng có thể là một vùng mà em có dịp quan sát: một làng quê Bắc Bộ, một miệt vườn Nam Bộ, một vùng đối trung du, một làng chài ven biển, một thung lũng vùng núi cao,... Em nên chọn cảnh ở một thời điểm hoặc một khoảng thời gian nào đó.
Đọc.
ÁI QUỐC
(Trích)
Nay ta hát một thiên ái quốc
Yêu gì hơn yêu nước ta!
Trang nghiêm bốn mặt sơn hà
Ông cha để lại cho ta lọ vàng.
Trải mấy lớp tiền vương dựng mở
Bốn nghìn năm dãi gió dầm mưa.
Biết bao công của người xưa
Gang sông tấc núi dạ dưa ruột tằm.
Hào Đại Hải âm thầm trước mặt
Dải Cửu Long quanh quất miền Tây
Một tòa san sát xinh thay
Bên kia Vân, Quảng bên này Côn Lôn.
Vẻ gấm vóc nước non thêm đẹp
Rắp những mong cơ nghiệp dài lâu…
(Phan Bội Châu, 1911)
Thiên: bài, khúc; một thiên ái quốc: một bài ca yêu nước.
Ông cha… lọ vàng: ý nới đất đau thuộc lãnh thổ quốc gia là tài sản vô cùng quý giá (lấy từ câu Nhất thốn sơn hà nhất thốn kim: mỗi tấc đất của tổ quốc như một tấc vàng).
Tiền vương: các vua đời trước, cũng chỉ các thế hệ trước trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Bốn nghìn năm: theo truyền thuyết, nước ta được thiết lập cách đây 4000 năm , ngày nay thành cách nói tượng trưng (thực tế nước ta được thiết lập khoảng thế kỉ VII TCN, cách đây 2700 năm).
Đại Hải: biển lớn, chỉ Biển Đông.
Vân, Quảng: Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông – các tỉnh phía nam của Trung Quốc, tiếp giáp nước ta.
Côn Lôn: đảo Côn Lôn (nay thuộc huyện Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu); đầu thế kỉ XX, Côn Lôn được coi là cực nam của nước ta.
Đọc.
“NHÀ TÀI TRỢ” ĐẶC BIỆT CỦA CÁCH MẠNG
Ông Đỗ Đình Thiện là một nhà tư sản lớn ở Hà Nội, chủ của nhiều đồn điền, nhà máy và tiệm buôn nổi tiếng, trong đó có đồn điền Chi Nê, ở huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình.
Với lòng nhiệt thành yêu nước, ngay từ trước Cách mạng tháng Tám (1945), ông Thiện đã có những trợ giúp to lớn về tài chính cho tổ chức Đảng. Năm 1943, thông qua đồng chí Nguyễn Lương Bằng, ông gửi ủng hộ quỹ Đảng 3 vạn đồng Đông Dương. Số tiền này làm người giữ “tay hòm chìa khoá” của Đảng không khỏi xúc động và sửng sốt, bởi lúc bấy giờ, ngân quỹ của Đảng chỉ còn... 24 đồng.
Khi Cách mạng tháng Tám thành công, sự tài trợ của ông Thiện đối với cách mạng còn lớn hơn nhiều. Trong Tuần lễ Vàng, ông đã ủng hộ Chính phủ tới 64 lạng vàng. Với Quỹ Độc lập Trung ương, ông cũng đóng góp tới 10 vạn đồng Đông Dương và được Chính phủ tín nhiệm giao phụ trách Quỹ.
Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, gia đình ông Thiện ủng hộ cán bộ, bộ đội khu II hàng trăm tấn thóc - là sản phẩm thu hoạch từ đồn điền Chi Nê màu mỡ. Sau hoà bình, ông Thiện đã hiến toàn bộ đồn điền này cho Nhà nước.
Trong suốt cuộc đời mình, nhà tư sản Đỗ Đình Thiện đã hết lòng ủng hộ cách mạng mà không hề đòi hỏi sự đền đáp nào. Ông là nhà tư sản yêu nước, “nhà tài trợ” đặc biệt của cách mạng.
(Theo Phạm Khải)