Danh sách câu hỏi
Có 5,036 câu hỏi trên 101 trang
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
Có lẽ, bạn nào cũng thích đọc bài Tuổi Ngựa của nhà thơ Xuân Quỳnh bởi bài thơ đã nói về cảm xúc, ước mơ của tuổi thơ chúng mình. Cả bài thơ như một cuộc trò chuyện của hai mẹ con về tuổi Ngựa. Mỗi khổ thơ như những thước phim tái hiện lại hành trình của chú ngựa con trong trí tưởng tượng của bạn nhỏ về những nơi được đặt chân đến. Mỗi dòng thơ đã kể, đã tả cảm xúc của bạn nhỏ về vẻ đẹp riêng của mỗi miền: gió xanh màu cây lá trung du; gió cuốn tung bụi hồng vùng đất đỏ cao nguyên; gió thắm đen âm u của đại ngàn, rừng già hun hút,... Đọc mỗi dòng thơ, chúng ta như được hoà chung niềm vui vô bờ của bạn nhỏ khi thấy hiện ra trước mắt một vùng trắng loá hoa mơ, thưởng thức mùi hoa huệ ngọt ngào, lắng nghe cánh đồng hoa cúc xôn xao trong nắng, gió... Nhưng, chú ngựa con ấy dù đi khắp đó đây, ngắm bao nhiêu cảnh đẹp, vui thích trước biết bao điều mới lạ trên bao nẻo đường xa xôi, vẫn yêu mẹ, luôn nhớ đến mẹ, luôn mong ước chia sẻ với mẹ những điều đẹp đẽ mình cảm nhận được. Và, không bao giờ quên đường về với mẹ. Yêu biết mấy chú ngựa con của chúng mình!
(Sơn Tùng)
Đọc
BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI
Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn. Nó vui vẻ chấp nhận cái tên tôi tặng cho và hơn thế, còn dùng để xưng hô với bạn bè. Mèo rất hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú đến khó chịu.
- Này, em không để chúng nó yên được à?
- Mèo mà lại! Em không phá là được...
Một hôm, tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ, thỉnh thoảng lại bôi ra cổ tay. Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào các đít xoong chảo bị nó cạo trắng cả. Sau khi có vẻ đã hài lòng, nó lôi trong túi ra bốn lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục,... đều do nó tự chế. Nó đưa mắt canh chừng rồi lại nhét tất cả vào túi sau khi cho màu đen nhọ nói vào một cái lọ còn bỏ không. Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm.
Một hôm, chú Tiến Lê – hoạ sĩ, bạn thân của bố tôi – đưa theo bé Quỳnh đến chơi. Vớ được bạn gái, Mèo mừng quýnh lên. Mèo dẫn bạn ra vườn, cho xem toàn bộ những bức tranh nó vẽ giấu. Chỉ thấy bé Quỳnh thỉnh thoảng lại reo lên khe khẽ. Lát sau, bé Quỳnh chạy vào thì thầm gì đó với chú Tiến Lê khiến chú phải xin phép bố tôi theo bé Quỳnh ra vườn. Lúc trở vào, mặt chú Tiến Lê rạng rỡ lắm:
- Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội hoạ không?
Chú trải sáu bức tranh do Mèo vẽ ra trước mặt bố tôi. Bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình.
- Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!
Và ông ôm thốc Mèo lên:
- Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn.
Dường như mọi thứ có trong ngôi nhà của chúng tôi đều được nó đưa vào tranh. Mặc dù nó vẽ bằng những nét to tướng, nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn, sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh. Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.
(Theo Tạ Duy Anh)
Điền từ thích hợp vào chỗ trống để chỉ ra sự khác nhau trong cách dùng dấu gạch ngang giữa hai đoạn văn sau:
a. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa liêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...
(Vũ Bằng)
b. Mô-da bỗng xót thương Giô-dép – vị hoàng đế của Đế quốc La Mã thần thánh nhiều khát vọng vĩ đại nhưng thất bại.
(Theo Lê Anh Tuấn và Bùi Anh Tú, Kể chuyện Âm nhạc)
(trước, giữa, cuối, sau)
Sự khác nhau đó là:
Đoạn a: Bộ phận chú thích nằm ở………..câu, nên……….. và………. phần chú thích đều có dấu gạch ngang.
Đoạn b: Bộ phận chú thích nằm ở………... câu, nên dấu gạch ngang chỉ nằm ở…………... phần chú thích
Đọc.
THỜI GIAN LUÔN LUÔN CÔNG BẰNG
Rô-đanh sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã thích vẽ vời khắp nơi, vẽ những thứ ông nhìn thấy và cả những thứ ông tưởng tượng ra.
Vào ngày sinh nhật, cha mẹ đã đặc biệt mua tặng Rô-đanh những cây bút chì vẽ. Rô-đanh rất thích món quà này. Có nó, Rô-đanh càng hăng say vẽ hơn. Chị gái Rô-đanh thấy em thích vẽ đã động viên cậu đi học đào tạo chuyên sâu. Thế nhưng nhà không có tiền nộp học phí, phải làm sao bây giờ? Chị gái ông sau khi hỏi thăm ở nhiều nơi, cuối cùng đã tìm được một trường dạy miễn phí. Mặc dù trường này chủ yếu đào tạo nhân tài về thủ công mĩ nghệ và kĩ thuật, nhưng vì được học miễn phí, nên Rô-đanh vẫn rất phấn chấn.
Mỗi ngày, trường chỉ tổ chức học một buổi, nên khi tan học, Rô-đanh lại chạy tới Bảo tàng Lu-vrơ để quan sát và vẽ theo những bức tranh nổi tiếng trưng bày ở đây. Khi lần đầu tiên được nhìn thấy những bức tranh này, ông đã vui mừng không nói ra lời mà chỉ thầm nghĩ trong lòng: "Họ vẽ đẹp quá! Trình độ của mình còn kém xa, mình nhất định phải cố gắng!". Mỗi ngày quan sát và mô phỏng tranh ở Bảo tàng Lu-vrơ, Rô-đanh được mở rộng tầm nhìn nghệ thuật và trình độ đánh giá, đồng thời củng cố sự tự tin trong những bức vẽ của ông.
Rô-đanh rất tự giác trong học tập. Ngoài việc học trên lớp, ông còn tự tìm thêm bài tập cho mình. Vào thời gian rảnh rỗi, ông thường mang theo sách vở đi vẽ. Đi đến đâu về đến đấy, nhìn thấy cái gì liền vẽ cái đấy. Thấy những bạn học rất ham chơi, trong lòng ông nghĩ: "Lãng phí thời gian quý giá như vậy thì thật đáng tiếc!"
Thời gian luôn luôn công bằng, nó không để sự cố gắng của Rô-đanh trở nên hoang phí. Rô-đanh chăm chỉ nỗ lực, không nao núng trước khó khăn, ông đã sáng tác ra một số lượng lớn các tác phẩm điêu khắc để đời và được cả thế giới công nhận và kính phục.
(Theo Giả Vân Bằng)
Rô-đanh (1840-1917): nhà hoạ sĩ, nhà điêu khắc hàng đầu của Pháp.
Lu-vrơ: Viện bảo tàng nghệ thuật và di tích lịch sử nổi tiếng tại thủ đô Pa-ri của nước Pháp.
Mô phỏng: bắt chước cả một quá trình, một hệ thống.
Đọc:
TẬP VIẾT VĂN KHÔNG KHÓ
Hồi tôi học lớp Bốn, ai cũng khen tôi ngoan và học giỏi. Chỉ tự tôi mới biết mình học văn không tốt lắm vì tôi cực kì ghét làm văn. Những bài văn nộp cho cô và được khen, đều do tôi lựa chép từ các sách tham khảo hay trên mạng.
Thế rồi, đến một hôm, trong tiết học văn, cô giáo yêu cầu viết bài tại lớp. Tôi chép để vào vở rồi bắt đầu viết, nhưng loay hoay mãi chẳng nghĩ được câu nào. Nhìn trước, nhìn sau, thấy bạn nào cũng cắm cúi viết, có bạn viết lia lịa. Hết giờ mà trang giấy của tôi chỉ vỏn vẹn hai chữ "Bài làm". Tôi xấu hổ, không dám nộp bài. Cô giáo hỏi lí do vì sao. Tôi ấp úng rồi nói thật với cô. Trong lúc còn đang lo sợ sẽ bị cô trách phạt và các bạn chê cười, thì tôi lại được nghe những lời động viên dịu dàng của cô giáo:
- Viết văn không khó như em nghĩ đâu. Chỉ cần em mong muốn và quyết tâm, cô nhất định sẽ giúp em tự mình viết được những bài văn hay đấy!
Nghe những lời đó, trong lòng tôi như có một khung trời mới.
Hôm đó, sau giờ học, tôi được cô giải thích về cấu trúc một bài văn, về nội dung các phần mở bài, thân bài và kết bài. Cô hướng dẫn tôi cách viết đoạn văn. Tôi hiểu được ý nghĩa câu mở đoạn, câu kết đoạn. Tối hôm đó, cô giao riêng cho tôi một bài tập về nhà "Viết đoạn mở bài cho bài văn tả cây hoa mà em yêu thích. Tôi đã viết theo hai cách: mở bài trực tiếp và mở bài giản tiếp mà cô gợi ý. Tuy câu chữ còn gượng gạo, nhưng tôi vẫn nhận được lời khích lệ từ cô.
Cứ như vậy, vâng lời cô, tôi tích cực học tập trong tất cả các giờ học Tiếng Việt. Giờ Luyện từ và câu, giờ Đọc – hiểu,... tôi chú ý lắng nghe và ghi chép để tích lũy và mở rộng kiến thức. Tôi không ngại khi xung phong đặt câu với từ ngữ cho trước, hay khi cô gọi phát biểu cảm nhận của mình trước một nhân vật hay sự việc nào đó. Đấy chính là bước khởi đầu giúp tôi tự tin khi viết những mạch văn đầy cảm xúc.
Đến bây giờ, tôi không còn sợ viết văn nữa. Còn bạn thì sao?
(Hà Thanh Huyền)