Danh sách câu hỏi
Có 5,287 câu hỏi trên 106 trang
Đọc:
Trên thảo nguyên Mông Cổ
Buổi sáng mùa hè trên thảo nguyên Mông Cổ tươi mát, đầy hơi nước, như đất trời đang vào mùa xuân.
Tôi thả bộ dọc theo sườn đồi, lần theo những bông hoa thấp thoáng và hương cỏ dại ngập tràn.
Khác hẳn cỏ và hoa ở châu Âu hay Úc cao ngang bắp chân và có những bông hoa trên cao, cỏ và hoa ở thảo nguyên Mông Cổ ngắn, rất dày và sát đất.
Nếu nhìn lướt qua và có cái nhìn từ trên cao, bạn sẽ chỉ thấy một đồng cỏ xanh. Nhưng hạ thấp tầm nhìn chút thôi, một thế giới khác đang lung linh đón chào, reo vui cùng bạn – thế giới của các loài hoa dại ngập tràn khắp nơi. Khác với hoa cỏ dại châu Âu, những cánh hoa trên thảo nguyên Mông Cổ nhỏ bé và mong manh. Hoa xen trong cỏ rung rinh một màu xanh liên tục chuyển động.
Dưới sự biến đổi của ánh sáng, vùng cỏ hoa ấy đang giã từ cái dịu dàng của nắng ban mai và bước vào một buổi trưa hè lộng lẫy với những sắc màu bóng lên trong nắng. hoa cúc dại đủ màu trắng, vàng, hồng, tím, cành cứng cành mềm, đong đưa duyên dáng. Hoa bồ công anh như những quả bông trắng và tím, tròn xoe, xoay tròn trong gió. Hoa nhung tuyết trắng ngà một màu xưa cũ, như ngôi sao năm cánh bước ra từ truyện cổ tích. Hoa vi-ô-lét tím đậm, hoa chuông tím nhạt,… Khi đếm được 50 loài hoa thì tôi dừng lại. Có lẽ có tới hàng trăm loài. Hoa nở theo từng bước đi. Hoa dẫn người và người theo hoa trên một con đường bất ổn.
Không còn hiện thực, chỉ còn một thế giới hư ảo, thế giới của cỏ hoa giữa lưng chừng trời đất, ngập tràn hương đồng nội, mùi nắng và mùi gió.
(Theo Trần Thùy Linh)
Đọc.
DÒNG SÔNG QUÊ HƯƠNG
Mỗi khi đi đâu xa, hình ảnh đầu tiên mà tôi nhớ đến là con sông quê hương. Con sông đã gắn bó với bao kỉ niệm thời thơ ấu.
Tôi không biết con sông quê tôi bắt nguồn từ nơi nào. Tôi cũng không biết ai đặt tên nó sông Thương, chỉ biết rằng chảy qua quê tôi, con sông thật hiền hòa. Nước sông trong xanh soi tóc những hàng tre bên bờ. Hai bên bờ sông có những thảm cỏ trải dài trông giống như tấm đệm khổng lồ. Những buổi chiều râm mát, tôi cùng các bạn trong xóm thường rủ nhau ra đây nô đùa, có lúc chúng tôi nằm trên tấm đệm ấy mà ngắm bầu trời trong xanh, cao vút. Hàng ngày, tôi đến trường trên con đê ngoằn ngoèo bên bờ sông. Kia là bến nước nơi các mẹ, các chị thường xuyên ra đây để giặt giũ. Chỗ nào bên dòng sông cũng thân thương!
Dòng sông Thương chảy qua làng tôi nên quanh năm dân làng không phải lo hạn hán như nhiều nơi khác. Dân làng tôi đào mương từ bờ sông đi đến các cánh đồng. Nước sông được bơm vào ruộng, tưới mát cho cả cánh đồng rộng lớn. Nhờ thế cánh đồng quê tôi năm nào cũng hai ba vụ lúa, ngô tươi tốt.
Dù thời gian có trôi đi nhưng hình ảnh con sông Thương quê hương mãi nguyên vẹn trong tâm trí tôi. Con sông không bao giờ cạn như tình yêu của tôi với con sông cũng không bao giờ với cạn.
(Theo Nguyễn Thị Như Quỳnh)
Đọc.
THẾ NÀO LÀ MỘT NGÀY CÓ Ý NGHĨA
Bà mẹ đi làm lúc trời còn chưa sáng. Bà đánh thức cậu con trai Pê-chi-a chín tuổi dậy và dặn:
- Con đã bắt đầu nghỉ hè. Mẹ giao cho con việc làm ngày hôm nay. Con hãy trồng một cây bên cạnh nhà và đọc cuốn sách “ Những dãy núi xa xanh” này nhé!
Pê-chi-a nghĩ: “Mình ngủ thêm một chút nữa đã”. Em nằm xuống, ngủ thiếp đi. Khi Pê-chi-a tỉnh dậy, mặt trời đã lên cao. Em muốn bắt tay vào việc ngay nhưng lại nghĩ: “Chắc vẫn còn kịp chán”. Ngồi dưới gốc cây lê rậm rạp, Pê-chi-a tự nhủ: “Mình chỉ ngồi một chút nữa thôi, rồi sẽ bắt tay vào việc”.
Nửa giờ sau, Pê-chi-a đi ra vườn, hái quả ăn, rồi mê mải đuổi bắt con sâu bướm. Sau một hồi chạy nhảy, mệt quá, Pê-chi-a lại ngồi dưới gốc lê, quên khuấy lời mẹ dặn.
Buổi chiều, bà mẹ về và hỏi:
- Nào con, hãy kể cho mẹ nghe xem con đã làm được những gì?
Nhưng Pê-chi-a đã không làm gì cả. Em thấy xấu hổ khi nhìn vào mắt mẹ.
- Con hãy đi theo mẹ. Mẹ sẽ chỉ cho con xem mọi người đã làm được những gì trong một ngày con đã để phí hoài.
Bà mẹ cầm tay Pê-chi-a dắt đi. Bà đưa con đến cánh đồng đã cày xong và nói: - Hôm qua ở đây là cánh đồng rạ, còn hôm nay nó đã được cày xới. Người công nhân lái máy cày đã làm việc suốt ngày. Còn con thì ngồi không.
Bà dẫn con đến bên một đống thóc, nhẹ nhàng bảo:
- Buổi sáng, những hạt thóc này còn nằm trên những bông lúa ngoài ruộng. Người công nhân lái máy gặt đập đã làm xong công việc và đưa thóc về đây. Còn con thì không…
Cuối cùng, hai mẹ con rẽ vào thư viện. Người giữ sách chỉ lên cái giá lớn có rất nhiều sách:
“Còn mình thì lại ngồi không.” - Pê-chi-a chợt cảm thấy xấu hổ khi nghĩ về điều ấy. Giờ đây, em đã hiểu được thế nào là một ngày trôi qua không uổng phí.
(Theo Xu-khôm-lin-xki)
Mẹ giao cho Pê-chi-a làm những việc gì sau khi ngủ dậy?
A. Giữ sách và thu dọn sách ở thu viện
B. Gặt lúa và chuyển lúa từ đồng về nhà
C. Hái quả lê và chăm sóc cây lê trong vườn
D. Trồng một cái cây cạnh nhà và đọc một cuốn sách
Gạch dưới những từ dùng để xưng hô trong truyện ngụ ngôn dưới đây:
Chuột nhà và chuột đồng
Một lần, chuột nhà từ thành phố ra thăm chuột đồng. Chuột đồng sống ở ngoài ruộng, đem hết ngô, lúa, dỗ, lạc,.. ra thết đãi chuột nhà. Chuột nhà bảo:
- Cô ăn uống đạm bạc quá! Hôm nào cô đến chơi xem chúng tôi sống ra sao.
Chuột đồng đến thành phố. Chuột nhà liền dẫn khách từ khe hở vào phòng ăn, leo lên bàn. Chuột đồng chưa bao giờ thấy đầy đủ thức ăn như vậy. Nó bảo:
- Chị nói đúng thật, cuộc sống của chúng tôi quả là tồi. Rồi tôi cũng phải chuyển ra sống ở thành phố thôi.
Thình lình, một người bước vào cửa và bắt đầu bắt chuột. Chủ, khách nhà chuột phải vất vả lắm mới chuồn được qua khe hở. Chuột đồng thở hổn hển, nói:
- Sống ngoài đồng ruộng dù không có món ăn ngon ngọt, nhưng tôi lại không phải sợ hãi đến nhường này!
(Ngụ ngôn Ê-dốp)
Đọc bài và thực hiện yêu cầu:
Những vai diễn thú vị
Buổi sáng đầu tuần, cô Oanh thông báo:
– Lớp chúng ta sẽ đóng kịch “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” trong hội diễn văn nghệ của trường.
Cả lớp đều phấn khích khi nhận phân công vai diễn. Không phấn khích sao được khi đó là những vai diễn đầu tiên với đa số các bạn trong lớp. Chỉ có một vai Sơn Tinh, một vai Thuỷ Tinh, một vai Hùng Vương, một vai Mỵ Nương, thêm hai vai lạc hầu, lạc tướng. Nhưng may quá, có đến ba mươi binh lính, vừa đủ vai cho ba mươi sáu bạn.
Buổi tối, Nguyên khoe với mẹ về niềm vui ở trường.
– Con sẽ đóng vai gi? - Mẹ hỏi.
– Dạ, con là lính của Sơn Tinh.
Nhìn vẻ mặt hoan hỉ nhưng không kém phần nghiêm nghị của con, mẹ động viên:
– Vai diễn đó cũng thú vị đấy.
– Vâng. Cô giáo nói vở diễn có hấp dẫn hay không, không chỉ diễn viên chính làm nên được mà còn phải nhờ sự tham gia của ba mươi diễn viên phụ.
– Ba mươi diễn viên phụ?
– Vâng ạ. Mười lăm binh lính của Sơn Tinh và mười lăm binh lính của Thuỷ Tinh ạ.
– À, ra thế.
Mẹ gật đầu, mỉm cười. Thấy mẹ chăm chú, cậu hào hứng kể tiếp:
– Mẹ biết không, bạn đóng Sơn Tinh và bạn đóng Thuỷ Tinh còn phải năn nỉ từng bạn đóng binh lính là: “Các bạn đừng ốm bệnh hay bận gì hôm đó nghe. Phải đủ quân số thì đội mình mới hùng hậu được.”.
Nguyên đã chìm sâu vào giấc ngủ nhưng trên môi cậu vẫn còn đọng lại nụ cười rất tươi. Nhìn Nguyên, mẹ thấy một điều thật giản đơn và đẹp đẽ mà cô Oanh đã làm: Gieo cho học trò niềm vui từ những việc làm tưởng như rất nhỏ. Và mẹ tin các con đều có thể lớn lên từ những niềm vui bé nhỏ như thế.
Theo Võ Thu Hương
Đánh dấu vào trước ý trả lời đúng.
a. Buổi sáng đầu tuần, cô Oanh thông báo với lớp điều gì?
Cả lớp sẽ cổ vũ đội kịch trong hội diễn văn nghệ của trường.
Cả lớp sẽ đóng kịch trong hội diễn văn nghệ của trường.
Cả lớp sẽ xem kịch trong hội diễn văn nghệ của trường.
Cả lớp sẽ xem các tiết mục trong hội diễn văn nghệ của trường.
b. Vì sao cả lớp phấn khích khi nhận vai diễn được phân công?
Vì được tham gia hội diễn văn nghệ của trường.
Vì được xem kịch trong hội diễn văn nghệ.
Vì hầu như đó là vai diễn đầu tiên với đa số các bạn.
Vì vở kịch sắp diễn có đến ba mươi binh lính.
c. Những từ nào cho thấy Nguyên rất coi trọng vai diễn của mình?
thú vị hấp dẫn hoan hỉ nghiêm nghị
d. Những hành động nào của mẹ giúp Nguyên thêm hào hứng?
Động viên Nguyên về vai diễn.
Gật đầu hưởng ứng lời Nguyên kể.
Chăm chú nghe Nguyên kể chuyện.
Yên lặng nhìn Nguyên ngủ say.
e. Cặp từ nào dưới đây là từ đồng nghĩa?
phấn khích – hào hứng thú vị - tưng bừng
hứng thú – tưng bừng phấn khích – thú vị
g. Trong câu “Nhìn Nguyên, mẹ thấy một điều thật giản đơn và đẹp đẽ mà cô Oanh đã làm: Gieo cho học trò niềm vui từ những việc làm tưởng như rất nhỏ”, từ “gieo” được dùng với nghĩa nào?
Rắc hạt giống để cho mọc mầm, lên cậy.
Làm cho nảy sinh, phát triển và lan truyền.
Thả cho con xúc xắc rơi xuống để tính điểm.
Thả cho thân mình rơi xuống, buông xuống tự do.
Viết câu trả lời vào chỗ trống.
h. Chi tiết “Nguyên đã chìm sâu vào giấc ngủ nhưng trên môi cậu vẫn còn đọng lại nụ cười rất tươi.” nói lên điều gì?
i. Vì sao mẹ của Nguyên tin các con đều có thể lớn lên từ những niềm vui bé nhỏ mà cô giáo đã gieo?
k. Đặt một tên khác cho câu chuyện và giải thích lí do em chọn tên đó.
l. Đặt 2 – 3 câu kể về một niềm vui của em ở trường, trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa với từ “vui”.