Danh sách câu hỏi

Có 5,287 câu hỏi trên 106 trang
Chọn một phim hoạt hình mà em thích, ghi vắn tắt các thông tin sau: HÀNH TRÌNH TỚI LỚP Kì nghỉ đã hết. Tôi thao thức nghĩ đến lúc khăn gói trở lại trường nội trú của huyện dưới chân núi. Ai từng đi học xa cũng đều có tâm trạng như thế. Bây giờ có lẽ đã quá nửa đêm. Tôi thấy mẹ đang ở ngoài bếp, chắc mẹ không chợp mắt chút nào. Mẹ đi ra đi vào, chốc chốc lại cúi xuống chõ xôi. Hơi cơm xôi thơm lừng bay khắp nhà. Ông tôi cũng đã dậy. Hôm nay ông sẽ đưa tôi xuống trường. Lũ làng và mấy em nhỏ đã đến tiễn tôi. Mọi người cho măng và nấm để tôi mang đi. Còn sớm lắm. Sao lấp lánh trên bầu trời xanh thẳm. Ngôi sao Mai tròn và xanh biếc như mắt nai. Trời se lạnh. Sương đọng trên các ngọn cây rơi lộp độp xuống mái nhà. Tôi chào lũ làng, chào mẹ để lên đường. Mẹ tôi dặn phải gắng học. Mắt mẹ rưng rưng làm tôi lưu luyến mãi không nỡ rời. Ông tôi cười: - Con đi học phải mừng chứ! - Buổi chia tay nào cũng buồn, nhưng chia tay vào một buổi lạnh trời bao giờ cũng buồn hơn. Ngoài trời thì se lạnh. Trong lòng thì bùi ngùi. Ông cháu tôi lên đường trong tiếng dặn dò tíu tít của lũ làng: - Đi cho bình yên nhé! - Học cho chăm, cho giỏi nhé! Làng bản, rừng cây, bờ tre, dòng suối đều đã khuất trong sương sớm nhưng những lời dặn dò của mẹ và lũ làng như còn vang bên tai tôi. Tôi tự hẹn với mình phải gắng học cho xứng với lòng mong mỏi của những người thân thương. (Theo Vũ Hùng) Trường nội trú: trường cho phép học sinh ở lại trường ăn uống, sinh hoạt. Lũ làng (cách gọi thân mật): dân làng.
Đọc: NGƯỜI KÉP ĐÓNG HỔ Anh kép đóng hổ tự dưng bỏ đi. Tích Võ Tòng phải ngừng diễn. Vai hổ không phải vai chính, vậy mà khó, chẳng tìm ra người thay. Ông bầu cho vài người diễn thử nhưng không ra làm sao cả, hồ không ra hồ, chó không ra chó, cứ ục ịch, lóng ngóng, hoặc lại chồm chồm nhảy nhót, rõ ra hổ giả, mặc dù bộ da hồ là thật, ông bầu đã phải mua lại của một người Nùng ở Lạng Sơn. Tích Võ Tòng phải ngừng, thế mà hôm nào khán giả cũng hỏi: - Hôm nay có diễn Võ Tòng không? Nhưng nếu diễn với vai hổ mới thay thì cứ đến đoạn hổ ra, vừa múa được vài đường là họ lại la ó lên: - Hồ làm sao thế? Hồ cũ đâu rồi? Nhiều người bỏ về, có ông còn đòi lấy lại tiền! Bỗng một hôm có một người đàn ông đến gặp ông bầu. Người ấy gầy gò, xanh xao nhưng rắn rỏi, thái dương anh có một vết sẹo lớn: - Có phải rạp đang cần một người đóng hổ? - Đúng thế. - Tôi đóng được. - Anh là kép hát? - Không. Nhưng tôi đóng được vai hổ. Tôi đã từng bị hồ vố. Ông cứ nhìn những vết sẹo trên trán tôi đây. - Anh làm sao mà thoát được? - Tôi đánh nó bị thương rồi leo lên một cái cây. Con hổ ngồi dưới đợi suốt ba ngày đêm, gầm gừ gào thét. Sau cùng đói quá nó phải bỏ đi. - Nhưng anh có biết rằng đóng vai hồ trên sân khấu không phải là bắt chước y như con hổ thật. Phải múa theo nhạc, giống thật mà lại phải hay, phải đẹp. - Tôi hiểu. - Mai anh diễn thử. Nếu được, tôi sẽ nhận anh. Suốt ngày hôm sau, người khách lạ tập với anh kép đóng Võ Tòng. Ông bầu từ kinh ngạc chuyển sang mừng rỡ. Ông vội cho người dán quảng cáo diễn tích Võ Tòng đả hổ. (Theo Lưu Quang Vũ) Kép: nghệ sĩ nam đóng vai trong các vở kịch hát hoặc người đệm đàn cho ca nữ hát thời xưa. Bầu: người làm chủ hoặc người đỡ đầu một gánh hát, một đội thể thao, một ca sỹ. Tích: câu chuyện đời xưa mà vở diễn dựa vào, tên câu chuyện thường cũng là tên vở diễn. Tích Võ Tòng: nói tắt của tích Võ Tòng đả hổ, cũng là tên vở diễn.
Đọc: CHIỀN CHIỆN BAY LÊN Đã vào mùa thu... Đám cỏ may đã hết cái thời hoa giăng một dải tím ngắt mặt đê, cỏ đã vào quả để lại những chấm bạc có đuôi nhọn như kim, găm vào đấy hai ống quần, mỗi khi ai sơ ý đi qua lối cỏ. Chim chiến chiện vẫn lang thang kiếm ăn trong các bụi cỏ may già, trên đồng, trên bãi. Chiền chiện giống sẻ đồng nhưng áo không một màu nâu sồng như chim sẻ. Áo của chiền chiện màu đồng thau, đốm đậm, đốm nhạt rất hài hòa. Chiền chiện chân cao và mảnh, đầu rất đẹp. Trông dáng vẻ của chiến chiện như thể một kị sĩ đồng xưa bị tội ở trên trời, nên Thượng đế đã hóa phép ẩn mình trong kiếp chim bé nhỏ. Chiều thu buông xuống dần. Đó là lúc những con chim chiền chiện cũng kiếm ăn no nê, trên bãi trên đồng. Từ một bờ sông, bỗng một cánh chiền chiện bay lên. Thoạt đầu như một viên đá ném vút lên trời, nhưng viên đá ấy như có sức thần không rơi xuống, nó cứ lao vút, lao vút mãi lên chín tầng mây... Chiền chiện bay lên đấy! Theo với tiếng chim bay lên, từ không trung vọng xuống một tiếng hót trong sáng diệu kì, giọng ríu ran đồ hồi, âm điệu hài hòa đến tinh tế. Giọng hót vừa đượm vẻ hồn nhiên, vừa thơ thới, thanh thảnh... Chim gieo niềm yêu đời vô tư cho những người lam lũ trên mặt đất. Lúc ấy, trên cánh đồng, vẫn người nào việc ấy. Người làm cỏ vẫn làm cỏ, người xới xáo vẫn xới xáo, người cày cuốc vẫn cày cuốc... Nhưng tiếng chim hồn hậu đang nhập lặng lẽ vào tâm hồn họ. Đến như tôi, một cậu bé chăn trâu bảy, tám tuổi đầu cũng mê đi trong tiếng hót chiền chiện giữa chiều mà bầu trời, mặt đất, hồn người đều trong sáng... Tiếng chim là tiếng hót của thiên sứ gửi lời chào mặt đất. Chiền chiện đã bay lên và đang hót. (Ngô Văn Phú)
Đọc: CHIỀN CHIỆN BAY LÊN Đã vào mùa thu... Đám cỏ may đã hết cái thời hoa giăng một dải tím ngắt mặt đê, cỏ đã vào quả để lại những chấm bạc có đuôi nhọn như kim, găm vào đấy hai ống quần, mỗi khi ai sơ ý đi qua lối cỏ. Chim chiến chiện vẫn lang thang kiếm ăn trong các bụi cỏ may già, trên đồng, trên bãi. Chiền chiện giống sẻ đồng nhưng áo không một màu nâu sồng như chim sẻ. Áo của chiền chiện màu đồng thau, đốm đậm, đốm nhạt rất hài hòa. Chiền chiện chân cao và mảnh, đầu rất đẹp. Trông dáng vẻ của chiến chiện như thể một kị sĩ đồng xưa bị tội ở trên trời, nên Thượng đế đã hóa phép ẩn mình trong kiếp chim bé nhỏ. Chiều thu buông xuống dần. Đó là lúc những con chim chiền chiện cũng kiếm ăn no nê, trên bãi trên đồng. Từ một bờ sông, bỗng một cánh chiền chiện bay lên. Thoạt đầu như một viên đá ném vút lên trời, nhưng viên đá ấy như có sức thần không rơi xuống, nó cứ lao vút, lao vút mãi lên chín tầng mây... Chiền chiện bay lên đấy! Theo với tiếng chim bay lên, từ không trung vọng xuống một tiếng hót trong sáng diệu kì, giọng ríu ran đồ hồi, âm điệu hài hòa đến tinh tế. Giọng hót vừa đượm vẻ hồn nhiên, vừa thơ thới, thanh thảnh... Chim gieo niềm yêu đời vô tư cho những người lam lũ trên mặt đất. Lúc ấy, trên cánh đồng, vẫn người nào việc ấy. Người làm cỏ vẫn làm cỏ, người xới xáo vẫn xới xáo, người cày cuốc vẫn cày cuốc... Nhưng tiếng chim hồn hậu đang nhập lặng lẽ vào tâm hồn họ. Đến như tôi, một cậu bé chăn trâu bảy, tám tuổi đầu cũng mê đi trong tiếng hót chiền chiện giữa chiều mà bầu trời, mặt đất, hồn người đều trong sáng... Tiếng chim là tiếng hót của thiên sứ gửi lời chào mặt đất. Chiền chiện đã bay lên và đang hót. (Ngô Văn Phú)
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi. MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH Ngày xưa, ở vương quốc Đa-ghét-xtan có một ông vua nổi tiếng bạo ngược. Dưới triều đại đó, nhân dân hết sức lầm than. Thế rồi khắp nơi nơi bỗng truyền đi một bài hát thống thiết, lên án thói hống hách, bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân. Mọi người dân, từ người lớn đến trẻ con, ai ai cũng say sưa ca bài hát ấy. Một ngày kia, bài hát lọt đến tai nhà vua. Ngài lập tức ra lệnh lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy. Các quan đại thần và lính cận vệ ra sức sục sạo cũng không thể tìm được ai là tác giả của bài hát. Vì vậy, nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và những nghệ nhân hát rong. Ba hôm sau, tất cả những người đó được giải vào cung, mỗi người phải hát cho nhà vua nghe một bài hát do chính mình sáng tác. Các nhà thơ, các nghệ nhân lần lượt tấu lên những bài ca tụng trí tuệ sáng suốt, trái tim nhân hậu, sức mạnh kì diệu của nhà vua, ánh hào quang chói lọi xung quanh sự nghiệp vĩ đại của nhà vua. Duy chỉ có ba nhà thơ im lặng không chịu hát. Nhà vua lệnh thả tất cả, còn ba người này thì đem tống giam vào ngục tối. Ba tháng sau, ngài cho giải họ từ trong ngục ra và phán: – Thế nào, giờ thì các ngươi sẽ hát cho trầm nghe chứ! Một trong ba người đó lập tức cất lời ca tụng quốc vương Đa-ghét-xtan. Ông ta được tha ngay. Nhà vua sai đem hai người còn lại đến giàn hỏa thiêu và phán: – Hãy hát lên cho trầm nghe. Đây là cơ hội cuối cùng cứu sống các người. Một trong hai người hát lên một bài ca ngợi nhà vua và cũng được tha ngay. Còn người cuối cùng vẫn im lặng. Nhà vua tức giận, hét lên: – Trói hắn lại! Nổi lửa lên. Bị trói chặt vào giàn hỏa thiêu, nhà thơ cuối cùng bỏng cất tiếng hát. Bài hát vạch trần tội ác của nhà vua. Đó chính là bài ca phản loạn đã lưu truyền khắp đất nước. Tiếng hát vang lên, cả hoàng cung rung động cùng với ngọn lửa bừng bừng bốc cháy như giận dữ. Nhà vua bất ngờ thét lên: - Dập mau lửa đi, dập mau! Cởi trói ngay cho ông ta. Trảm không thể để mất nhà thơ chân chính độc nhất của đất nước này! (Theo Truyện cổ dân gian Nga, Quý Thanh kê)