Danh sách câu hỏi

Có 5,287 câu hỏi trên 106 trang
Giờ Trái Đất Giờ Trái Đất là sáng kiến của Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượng trên toàn thế giới. Vào ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng Ba hằng năm, các cá nhân và tổ chức tham gia sự kiện cùng tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong vòng 60 phút (từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút giờ địa phương). Chiến dịch Giờ Trái Đất bắt đầu từ năm 2007 ở Xít-ni với hai triệu người tham gia. Năm 2010 có tới 126 quốc gia tham gia. Năm 2020, Giờ Trái Đất đã nhận được sự ủng hộ của hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2022, chủ đề của Giờ Trái Đất là “Kiến tạo tương lai – Bây giờ hoặc không bao giờ" với các thông điệp: - Trái Đất là duy nhất, cần được bảo vệ cho thế hệ hôm nay và mãi về sau. – Giảm phát thải khí nhà kính là góp phần chống biến đổi khí hậu. – Chống biến đổi khí hậu là trách nhiệm của tất cả chúng ta. – Tắt bớt một bóng đèn là thêm một cơ hội làm mát Trái Đất. – Hãy để màu xanh lá cây là màu mới của hành tinh. – Hãy bước thêm một bước để cứu lấy Trái Đất. – Hưởng đến tương lai, hành động ngay. Hoàng Nguyên Thảo tổng hợp Biến đổi khí hậu: sự thay đổi của khí hậu, chủ yếu do tác động của con người. Sáng kiến “Giờ Trái Đất” của Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên nhằm mục đích gì?
Sang đường Tan học, Thắng đón em Quỳnh ở của lớp 1C. Hai anh em đi bộ dọc vỉa hè, đến ngã tư thì dừng lại. Thắng nhìn thấy một bà cụ tóc bạc phơ, một tay chống gậy, một tay bám chặt cô cảnh sát giao thông, chậm rãi bước từng bước sang đường. Mải nhìn cô công an dắt bà cụ, Thắng không để ý tín hiệu đèn giao thông đã chuyển màu vàng, nên cứ thế nắm tay Quỳnh qua đường. Đến giữa ngã tư, thấy đèn vàng nhấp nháy, đèn đỏ bật lên, Thắng hốt hoảng kéo tay em chạy ù sang bên kia đường. Quỳnh tuột tay anh, sợ quá, khóc toáng lên. Nhưng lúc ấy, dòng xe đã tấp nập nối đuôi nhau đến giữa ngã tư rồi. Thắng không thể chạy lại đồn Quỳnh. Em toát hết cả mỗ hãi vì vừa sợ vừa ăn hận khi bỏ lại em gái một mình. Em đang lo lắng không biết làm cách nào thì cô công an đã rảo bước, vượt qua dòng xe cộ nườm nượp, tiến đến chỗ Quỳnh. Cô khế củi xuống nói nhỏ điều gì, rồi dắt Quỳnh sang đường. Quỳnh chạy lại, ôm chầm lấy anh, mếu máo: – Em bắt đền anh! – Anh xin lỗi Quỳnh nhé! Tại anh, lỗi tại anh... Cô công an có khuôn mặt trái xoan và đôi mắt hiền như mắt của mẹ tiền lại bên Thắng và Quỳnh, nhẹ nhàng bảo: – Các con nhớ là khi đi qua ngã tư, không được vượt đèn vàng, không được vượt đèn đỏ nhé! Nguy hiểm lắm! Nhớ lời cô dặn chưa nào? Cô xoa đầu Thắng, âu yếm nói: – Từ nay, dù vội đến đâu, con cũng không được buông tay em khi sang đường nhé! Thắng lí nhí cảm ơn cô. Hai anh em nhìn theo cô công an trong nắng đỏ chiều hè, đang trở lại ngã tư đường để điều khiển giao thông, giúp người và xe đi lại thông suốt, an toàn. THUẬN KHANG Cô công an trong câu chuyện trên đã làm những gì để giúp đỡ người dân và đảm bảo an toàn giao thông? Tìm các ý đúng: a) Cô đón em Quỳnh ở cửa lớp 1C. b) Cô giúp đỡ cụ già và em nhỏ sang đường. c) Cô dặn dò hai anh em Thắng về cách sang đường an toàn. d) Cô điều khiển giao thông, giúp người và xe đi lại thông suốt, an toàn.
Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu: Bà nội Trong nhà, bà nội là người gần gũi với chị em tôi hơn cả. Với chị em tôi, bà đẹp đúng như cái tên cụ nội đặt cho: Tuyết Mai. Dáng người dong dỏng, làn da trắng nên nhìn bà trẻ hơn so với tuổi bảy mươi. Mái tóc bà còn đen và rất dày, luôn được búi gọn sau gáy bằng một chiếc trầm hình bông mai trắng. Mắt bà đã có nếp nhăn nhưng ánh nhìn vẫn dịu dàng, chan chứa yêu thương. Những ngày cuối tuần, bà luôn đóng vai “bếp trưởng". Cả nhà tôi đứng xung quanh, tíu tít phụ bà rửa rau, sắp bát,... Đôi tay bà thoăn thoắt, vừa nấu vừa chỉ cho mẹ và tôi cách làm thế nào để có nồi nước dùng trong, làm sao để tỉa được quả ớt thành bông hoa có năm cánh cong cong. Tối tối, trước khi đi ngủ, bà thường kể chuyện cho hai chị em tôi nghe. Qua giọng kể ấm áp của bà, thế giới của cô Tấm, bà tiên, ông bụt,... trở nên thật hấp dẫn. Tuổi thơ của chúng tôi thật ngọt ngào và nhiều màu sắc vì luôn có bà ở bên. Có lẽ, những món ăn và câu chuyện của bà sẽ theo chị em tôi mãi đến sau này. Hoài Vũ a. Bài văn tả ai? b. Xác định các đoạn văn và nội dung của mỗi đoạn: c. Mỗi đoạn văn đã xác định ở bài tập b thuộc phần nào của bài văn tả người? Mở bài Thân bài Két bai d. Ở phần thân bài, tác giả chọn tả những đặc điểm và hoạt động nào của bà? Theo em, lựa chọn ấy có phù hợp không? Vì sao?