Danh sách câu hỏi

Có 5,287 câu hỏi trên 106 trang
Thiên đường của các loài động vật hoang dã Khu Bảo tồn Hi-ơ-lơ-vin ở nước Úc được thiết kế dành riêng cho động vật bản địa. Với diện tích hơn 30 héc-ta, động vật ở đây được sống trong môi trường rộng lớn và tuổi xanh không khác tự nhiên. Thiên đường rừng rậm này có hơn 200 loài động vật hoang dã của Úc như gấu túi, căng-gu-ru, thú mỏ vịt, chó đin-gô, gấu túi mũi trần, đà điểu,... Tại đây còn có Trung tâm Sức khoẻ Động vật hoang dã – nơi chăm sóc những con thủ bị bệnh với thương hoặc côi. Mỗi năm, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ thú y và y tá của bệnh viện động vật đã chăm sóc cho hơn 1500 cá thể động vật bản địa. Những người yêu động vật có thể ghé thăm một số “bệnh nhân” đang hồi phục, xem bác sĩ thú y làm việc hoặc tận tình chữa trị cho những con vật bị ốm hay bị thương. Đến đây, du khách có dịp chiêm ngưỡng loài chim săn mồi sải cánh trên bầu trời, ngắm dáng vẻ đáng yêu của loài gấu túi đu ngủ trên cành cây,... Cũng ở đây, du khách còn được xem các chú vẹt phô diễn bộ lông lộng lẫy trong chương trình biểu diễn “Linh hồn của bầu trời nổi tiếng hay chơi đùa cùng loài thú mỏ vịt duy nhất trên thế giới. Nguyễn Hoài Linh tổng hợp Động vật bản địa: chỉ các loài động vật xuất hiện và phát triển tự nhiên ở một địa phương, không có sự can thiệp của con người. Tìm những chi tiết cho thấy Khu Bảo tồn Hi-ơ-lơ-vin có quy mô lớn.
Đọc và làm bài tập Em tôi Tôi chưa thấy đứa trẻ nào nghịch như bé Dũng, em tôi. Tôi làm gì, nó cũng học theo rồi phá đám. Bé loắt choắt mà chơi trò gì, nó cũng đòi thắng. Đã thế, cái gì nó cũng đòi phần hơn. Nhưng mấy chuyện đó, tôi chỉ thấy ngộ nghĩnh và càng làm cho em đáng yêu trong mắt tôi hơn. Tôi là anh mà. Chiều qua, mẹ tôi mua về cho hai anh em hai chú gà. Dũng xí ngay con gà thấp tẻ, đủ lông đuôi, lông cánh. Còn tôi thì được con gà cổ trụi lông cổ. Sáng nay, tôi ra bờ ao làng bắt châu chấu cho gà ăn. Dũng cũng đòi theo. Nhưng Dũng bề thế thì làm được gì. Rốt cuộc, tối phải cho hai con gà ăn chung. Không ngờ, gà của Dũng mổ nhanh như chóp, tranh hết cả phần của con gà cổ. Thế mà Dũng còn vỗ tay, reo hò. Tôi bảo: – Chiều nay, anh đi học. Ở nhà, em phải cho cả hai con cùng ăn đấy! Ý tôi là dặn Dũng cho gà ăn ngô thôi. Thế mà ở nhà, Dũng lại trốn mẹ đi về châu chấu, bị trượt chân rơi xuống ao, may mà có người cứu được. Về nhà, tôi mới biết tin, hốt hoảng chạy đến trạm y tế. May quá, Dũng đã khoẻ, đang nằm chờ mẹ đi làm thủ tục xuất viện. Vừa thấy tôi, Dũng đã phàn nàn: - Em... em... chẳng bắt được con châu chấu nào cả... Tôi bóc một quả quýt đưa cho Dũng. Em lắc đầu rồi liếc nhìn quả, bánh trên chiếc bàn nhỏ: – Cho anh cả đấy. Ôi, bữa nay Dũng thảo thế! Vừa thương em vừa ân hận, tôi dặn nó: – Từ nay, em không được ra bờ ao một mình nhé! Nguy hiểm lắm... Anh sẽ xin mẹ cho em tập bơi cùng anh... – Thật hả anh? Dũng hỏi mà như reo. Hai mắt nó bỗng sáng lên, nhìn tôi mãi... THÁI CHÍ THANH Vì sao Dũng gặp tai nạn?
Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: a. Bé Bông thật dễ thương. Khuôn mặt em bầu bĩnh, hai má phúng phính, căng mịn khiến ai nhìn cũng muốn nựng. Đôi mắt tròn xoe, lúc nào cũng long lanh. Môi em đỏ hồng, chúm chím như nụ hoa đào. Mái tóc mềm, đen nhánh được tết thành hai bím nhỏ, lắc lư theo nhịp bước. Nhờ làn da trắng hồng, Bông chẳng khác gì một em búp bê. Lâm Anh – Tác giả tả những đặc điểm nào của bé Bông? – Mỗi đặc điểm ấy được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? - Câu mở đầu và câu cuối của đoạn văn nói về điều gì? b. Bà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày. Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đoá hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà mỉm cười, hai con người đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui. Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ. Theo Mác-xim Go-rơ-ki – Tác giả quan sát được những đặc điểm ngoại hình nào của bà khi bà chải tóc và khi bà cười? Mỗi đặc điểm ấy được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? – Giọng nói của bà được miêu tả bằng những từ ngữ nào? – Tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho bà của mình thể hiện qua lời tả như thế nào? – Qua đoạn văn, em học được những gì về cách viết bài văn tả người?
Bầy chim mùa xuân Tháng Giêng! Tôi nhớ những hạt cây vừa nảy mầm trên mặt đất. Chúng xanh tươi, non nớt, tuy run rẩy yếu đuối nhưng cũng đầy kiêu hãnh. Chúng xuyên qua những vụn đất để trồi lên. Hôm ấy, chúng tôi cùng bố mẹ ra vườn. Tôi vẫn còn bé nên mẹ nói: “Con hãy đi dép vào!". Những tôi xin mẹ cho đi chân đất bởi tôi thích cái cảm giác đất vườn ẩm ướt, mềm mại ôm lấy hai bàn chân thật dịu dàng. Bố tôi là người bỏ xuống đất nhát cuốc đầu tiên còn anh trai tôi thì hát. Anh ấy luôn hát mỗi khi ra vườn. Khu vườn dường như là cả thế giới tuyệt diệu của chúng tôi. Tôi ngồi thụp xuống dưới gốc cây hồng xiêm rất to và ngắm mấy cái hạt mầm. Gió xuân phảng phất bên tại tôi, trên má tôi. Tôi đã luôn nghĩ rằng mọi cây cối trong vườn, mọi chiếc lá hay mỗi bông hoa, chúng đều biết vui buồn. Anh tôi chợt dừng hát, ngồi xuống bên cạnh tôi và thì thào: – Này, anh vừa nhìn thấy đàn chim "Mùa Xuân" đấy. Tôi quay phắt sang: – Thật ư? Một tay anh đưa lên miệng, tay kia anh chỉ cho tôi thấy. Ôi chao, đúng là một đàn đến hàng trăm con, loài chim mà chúng tôi đặt tên là "Mùa Xuân". Bởi vì chúng chỉ trở về vào mùa xuân, làm tổ khắp vườn và rồi sẽ bay đi khi những tia nắng đầu tiên của mùa hè chiếu xuống. Chúng có màu đỏ. Tất cả chúng đều có màu đỏ. Chúng đậu trên những vòm cây như quả chín. Tôi nhìn thấy bố vẫy tay và chúng tôi rón rén trở về nhà, nhường cả khu vườn đang đâm chồi mướt mát cho bầy chim ấy. Đỗ Bích Thuỷ Tháng Giêng gợi cho nhân vật tôi nhớ về điều gì?