Danh sách câu hỏi

Có 5,287 câu hỏi trên 106 trang
Điều kì diệu dưới những gốc anh đào Mùa xuân này, Uyên được cùng các bạn của mẹ trồng hàng cây anh đào bên bờ một con suối trên quê hương Tây Nguyên. Em nhận việc bê cây giống đặt vào những cái hố đã đào để các cô chú vun gốc. Gần trưa, một bạn nhỏ đến gần, bắt chuyện với Uyên: – Mình có thể trồng thêm hoa dưới những gốc cây non này được không? Bạn nhỏ xoè ra nằm hạt giống nhỏ li ti: – Đây là hạt hoa sao! – Cô bạn giải thích – Chúng rất dễ trồng. Chỉ cần xới đất, bỏ hạt xuống và lấp lại, cây sẽ tự mọc mầm, nảy nhánh. Mùa xuân năm sau, nếu bạn trở lại, hẳn sẽ rất bất ngờ. Kìa, nó kia! Uyên nhìn theo hướng tay cô bạn chỉ. Một vài khóm hoa sao màu tím hồng nhỏ li ti xôn xao trong nắng. Uyên đã thấm mệt nhưng sự hào hứng của bạn khiến em phấn chấn hơn. Hai đứa tỉ mẩn gieo những nhúm hạt xuống từng gốc cây. Xong việc, cô bạn vẫy đôi bàn tay gầy gò, cười tươi như nắng toả chào Uyên. Mùa xuân năm sau, Uyên cùng mẹ và các cô chú trở lại Tây Nguyên. Cả đoàn hẹn nhau ra bờ suối thăm hàng cây trồng năm ngoái. Những cây anh đào đã cao ngang người lớn, nhưng chưa đơm hoa. Cả đoàn ngỡ ngàng khi thấy dưới những vòm lá anh đào xanh mướt, từng vạt hoa tim tím bung nở như những thảm sao. Mọi người không ngớt lời khen ngợi vẻ đẹp quyến rũ của loài hoa như đến từ giấc mơ nào đó. Chỉ Uyên biết chính xác là loài hoa ấy đến từ đâu. Uyên thầm cảm ơn cô bạn nhỏ em mới gặp một lần. Ý tưởng của bạn đã đem đến cho Uyên và mọi người một điều bất ngờ trong những ngày xuân mới. Theo Võ Thu Hương • Anh đào một loại cây trồng để làm cảnh, hoa thường có ba màu trắng, hồng, đỏ, nở rộ vào tháng Ba và tháng Tư. • Sao: một loại cây thân thấp, mảnh khảnh, thường mọc thành bụi, hoa có năm cảnh, nhỏ li ti. Kể lại cuộc trò chuyện của Uyên với bạn nhỏ mới quen.
* Nội dung bài 32 phút giành sự sống: Câu chuyện kể về một lần làm nhiệm vụ của các chú lính cứu hoả khi phải nhanh chóng, khẩn trương tranh giành sự sống để cứu được cháu bé mắc kẹt trong khe tường 32 phút giành sự sống 17 giờ ngày 20-7, điện thoại của đơn vị cảnh sát phòng cháy, chữa cháy réo vang: “Ngõ 581 có cháu bé bị kẹt ở khe tường.". Lập tức, hai xe chuyên dụng màu đỏ nối đuôi nhau lên đường. 17 giờ 31 phút, xe đến nơi. Các chiến sĩ hối hả đi vào con ngõ nhỏ. Một bé trai hơn 10 tuổi đang bị kẹt ở một khe tưởng rộng 20 xăng-ti-mét giữa hai căn nhà. Cháu bé kẹt ở đó đã hơn một ngày, dẫm đủ ba trận mưa, lúc đó người nhà mới tìm thấy. Các chiến sĩ xem xét hai căn nhà rồi quyết định phương án đục tường. Trong tiếng giật chồi tại của máy khoan cắt, người nhà cháu bé không giấu nổi vẻ lo lắng, bồn chồn. Mỗi mảng vữa, gạch rơi ra đều được các chiến sĩ đỡ gọn trong lòng bàn tay để không làm tổn thương cháu bé. 17 giờ 49 phút, một mảng tường được mở, cảnh tay cháu bé lộ ra. Hai người lĩnh cẩn trọng lựa vị trí mũi khoan như bác sĩ làm phẫu thuật, mồ hôi ướt đẫm lưng áo. Đúng 18 giờ 3 phút, viên gạch cuối cùng rơi xuống. Một chiến sĩ luồn tay qua khe tường hẹp, đỡ lấy đầu cháu bé. Ba chiến sĩ khác đỡ phần hông, tay và hai chân của cháu, nhích từng chút một. Cháu bé được cứu thoát trong tiếng khóc oà của người thân. Một chiến sĩ xốc cháu lên lưng, chạy ra xe cứu thương. Người lĩnh áo xanh nghe thấy câu nói đầu tiên của châu: “Châu khất! Châu đối!". Sau 32 phút nghẹt thở, các chiến sĩ đã cứu được bé trai, trả lại cho bé nụ cười ấm áp, đem niềm vui, niềm tin yêu đến cho mọi người. Theo THANH LAM Vì sao các chiến sĩ phòng cháy chữa cháy phải khẩn cấp lên đường?
Ai có lỗi? Tôi đang nắn nót viết từng chữ thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi, làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu. Tôi nổi giận. Cô-rét-ti cười, đáp: “Mình không cố ý đâu!". Lẽ ra tôi phải tin cậu, nhưng cái cười của cậu làm tôi bực mình. Tôi nghĩ là cậu vừa được phần thưởng nên kiêu căng. Lát sau, vì vẫn còn tức, tôi đẩy Cô-rét-ti một cái đến nỗi hỏng hết trang tập viết của cậu. Cậu ta giận đỏ mặt, giơ tay doạ tôi, nói: “Cậu cố ý đấy nhé!". Thấy thầy giáo nhìn, cậu hạ tay xuống, nhưng lại nói thêm: “Lát nữa ta gặp nhau ở cổng.". Cơn giận lắng xuống. Tôi bắt đầu thấy hối hận. Chắc là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay tôi thật. Tôi nhớ lại hôm đến nhà cậu, thấy cậu vừa học vừa chăm sóc mẹ ốm. Tôi nhìn cậu, thấy vai áo cậu sứt chỉ, chắc vì cậu đã vác củi giúp mẹ. Bỗng nhiên, tôi muốn xin lỗi Cô-rét-ti, nhưng cái câu “Mình xin lỗi cậu!" cứ tắc nghẹn trong cổ. Tan học, tôi thấy Cô-rét-ti đi theo mình. Tôi đứng lại, rút cây thước kẻ, cầm tay. Cậu ta đi tới, tôi giơ thước lên. – Ấy đừng! – Cô-rét-ti cười hiền hậu. – Ta lại thân nhau như trước đi! Tôi ngạc nhiên, ngây ra một lúc, rồi ôm chầm lấy bạn. Cô-rét-ti nói: – Chúng ta sẽ không bao giờ giận nhau nữa, phải không En-ri-cô? – Không bao giờ! Không bao giờ! – Tôi trả lời. Về nhà, tôi kể chuyện cho bố nghe, tưởng bố sẽ vui lòng. Nào ngờ bố mắng: “Đáng lẽ chính con phải xin lỗi bạn vì con có lỗi. Thế mà con lại giơ thước doạ đánh bạn.”. (Theo A-mi-xi, Hoàng Thiếu Sơn dịch) Vì sao En-ri-cô nổi giận với Cô-rét-ti? Tìm ý đúng: a) Vì En-ri-cô cho rằng Cô-rét-ti vừa được phần thưởng nên kiêu căng. b) Vì Cô-rét-ti giơ tay dọa En-ri-cô và bảo: "Cậu cố ý đấy nhé!". c) Vì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào En-ri-cô, làm hỏng bài viết. d) Vì Cô-rét-ti đã làm hỏng bài viết của En-ri-cô mà vẫn cười.  
* Nội dung bài Tấm bìa các tông: Câu chuyện kể về sự hiểu lầm giữa hai lớp 5A và 5B khi các lớp này không cho lớp kia cùng xem hoa. Và cách xử lí kheo s léo vô cùng thông minh của Thảo Vy để hai lớp vẫn giữ được tình đoàn kết Tấm bìa các tông Dọc hành lang phía trước hai lớp 5A và 5B có một dãy chậu hoa. Sáng nay, chẳng biết ai đó đã cãi vào giữa dãy chậu một miếng bia các lông viết dòng chữ khả to: "Cấm lớp 5A sang xem cây". Thảo Vy đọc dòng chữ trên tấm bia mà giật mình: “Đúng là chữ của Tiến Hưng rồi!". Em liền gọi Tiến Hưng ra, hỏi: – Có phải cậu viết không? Tiến Hưng lúng túng: – Tại lớp 5A cấm lớp mình trước chứ. Chỉ mỗi cậu mới được sang đó xem cây thôi. – Có chuyện đó sao? – Thảo Vy ngạc nhiên. – Nhưng dù vậy, cậu cũng không nền làm thế này. Chúng minh mang hoa đến cho đẹp trường, sao lại phân biệt hoa của lớp nọ, lớp kia? Thôi, cậu dỡ tấm bia xuống đi. Tiến Hưng ngượng nghịu xé mảnh bìa, bỏ vào thùng rác rồi vào lớp. Suy nghĩ một lát, Thảo Vy bước sang lớp 5A. Em là học sinh lớp 5B, nhưng lại là liên đội trưởng, được các bạn học sinh trong trường yêu mến, nể phục.  – Các bạn 5A ơi, mình có ý kiến này, mong mọi người ủng hộ.... – Thảo Vy nói đi... Cả lớp nhao nhao cổ vũ. – Hai lớp chúng mình đã mang đến rất nhiều hoa đẹp. Nhưng các bạn xem có nên sắp xếp lại để phối hợp màu sắc cho đẹp hơn không? Chúng mình không cần phân biệt hoa của lớp A hay lớp B mà cũng chăm sóc hoa, các bạn đồng ý không? – Ý kiến hay quá! Nhất trí! – Cả lớp đồng thanh. Ngay giờ ra chơi, các bạn hai lớp cũng sắp xếp lại vị trí các chậu hoa. Những bông hoa nhiều sắc màu rực rỡ, tràn ngập nắng vàng ấm áp, rung rinh trong gió xuân, trông thật đẹp mắt. Bạn nào cũng vui, không ai còn nhớ đến tấm bia các tông ngăn giữa dãy chậu hoa nữa. ĐẢO QUỐC VỊNH Tiến Hưng giải thích vì sao bạn ấy không đồng ý cho lớp 5A sang xem cây của lớp 5B?