Danh sách câu hỏi

Có 5,287 câu hỏi trên 106 trang
Ngôi nhà chung của buôn làng Đồng bào Tây Nguyên thường có ngôi nhà chung, gọi là "nhà rông" hoặc “nhà gươl”, uy nghi toạ lạc ở trung tâm buôn làng. Nhà rông được xây dựng bằng trí tuệ, tâm sức và đôi tay tài hoa của cả cộng đồng. Đây là không gian sinh hoạt chung, nơi tổ chức lễ hội, tiếp đón khách quý,... Đây cũng là nơi lưu giữ báu vật, của cải chung của buôn làng, như cồng, chiêng, ché,... Mỗi buôn làng có lối tạo dáng, trang trí hoa văn riêng cho ngôi nhà chung của mình. Mái nhà rông của người Gia-rai như một lưỡi rìu khổng lồ hướng lên trời xanh. Nhà rông của người Ba-na cao lớn, sừng sững với nóc nhà được trang trí bằng dải hoạ tiết chính là hình cây rau dớn. Nóc nhà gươl của người Cơ-tu tạc hình hai con gà trống đang vươn cổ gáy, hoặc hình hai con trâu đực nằm nối đuôi nhau. Trên đầu cầu thang, người Gié-Triêng chạm hình núm chiêng, hình mũi thuyền; người Gia-rai tạc hình quả bầu đựng nước,... Cuộc sống có nhiều đổi thay, nhưng nhà rông, nhà gươl vẫn là nơi nuôi dưỡng, neo đậu tình cảm quê nhà, nơi gắn kết cộng đồng, nơi quyện hoà cùng thiên nhiên của bà con các dân tộc Tây Nguyên. Xuân Tường tổng hợp   - Gia-rai, Ba-na, Cơ-tu, Gié-Triêng: tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta. - Rau dồn: một loại cây thuộc họ dương xi, rễ và thân ngắn. Hai đoạn đầu giới thiệu những gì về nhà rông của đồng bào Tây Nguyên?
Đọc đoạn văn giới thiệu nhân vật trong phim hoạt hình của bạn Minh Tâm và trả lời câu hỏi: Pi-ka-chu là một nhân vật trong bộ phim hoạt hình "Bửu bối thần kì”. Cậu nhóc tinh nghịch này là một trong những người bạn đồng hành cùng Sa-tô-si trong suốt cuộc hành trình chinh phục ước mơ trở thành nhà vô địch. Nhân vật được lấy cảm hứng từ hình ảnh một chú sóc béo tròn, có bộ lông vàng với đôi tai dài và những sọc đen trên lưng. Đặc biệt, cái đuôi của cậu có hình tia chớp, đại diện cho thuộc tỉnh điện. Ban đầu, tớ không mấy ấn tượng với Pi-ka-chu bởi cậu khả nghịch ngợm và bướng binh. Sau một số tập phim, tỏ nhận ra rằng Pi-ka-chu vốn là một người bạn ấm áp, dễ thương và luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn bè. Không ít lần cậu đã cùng Sa-tô-si chiến đấu để chống lại những thế lực xấu xa, bảo vệ mọi người,... Chính vì thế, Pi-ka-chu chiếm được tình cảm của đông đảo khán giả. Nét đáng yêu, tinh thần chính nghĩa của Pi-ka-chu đã góp phần tạo nên thành công của bộ phim. Minh Tâm a. Đoạn văn giới thiệu nhân vật nào?. b. Câu văn đầu tiên cho em biết những thông tin gì về nhân vật đó? c. Ở các câu vẫn tiếp theo, bạn Minh Tâm giới thiệu những gì về nhân vật? d. Câu cuối đoạn văn nói về điều gì?
Những lá thư "Chỉ còn chỗ cụ Mát-xu-đa Ya-e-nô". Bác bưu tá Ao-ki Đai-ki-chi lên xe, hướng về ngôi nhà ở rìa làng. Cụ Ya-e-nô sống một mình. Bác Ao-ki nhớ mãi lần đầu tiên bác tới phát thư. - Cụ ơi, cụ có thư - Bác vừa đánh tiếng thì cụ Ya-e-nô từ trong nhà đi ra. - Ồ, bác bưu tá mới phải không? Bác uống với tôi chén trà nhé! – Cháu cảm ơn cụ! – Bác Ao-ki đang khát nên vào dùng trà. Cụ mang hết món này đến món khác ra mời. Bác Ao-ki ăn đến no mới về. Hôm nay, bác Ao-ki cũng gọi: – Cụ Ya-e-nô ơi, cụ có thư ạ! Cụ Ya-e-nô đi ra và lại mời bác vào uống trà. Bác Ao-ki lại ăn đến nọ, trò chuyện với cụ rồi ra về. Kể từ đó, cứ tới nhà cụ Ya-e-nô phát thư, bác lại dùng bữa và nói chuyện với bà cụ. Một hôm, bác Ao-ki hỏi đồng nghiệp: - Tôi thấy cụ Ya-e-nôn sống ở rìa làng hay có thư. Rốt cuộc thì ai gửi nhỉ? - Anh mới đến nên không biết là phải. Những lá thư đó là do cụ Ya-e-nô tự gửi đấy. Niềm vui của cụ ấy là cùng bưu tá uống trà! Bác Ao-ki trầm tư suy nghĩ. Đêm ấy, bác viết gì đó tới tận khuya. Sáng ra, bác bỏ một bức thư vào hòm thư của bưu điện. Thế rồi, hôm sau, bác Ao-ki tới chỗ cụ Ya-e-nô. – Cụ ơi, cụ có thư! Cụ Ya-e-nô đi ra, vẻ mặt lấy làm lạ. Hôm nay chắc chắn không có thể tới cơ mà... Nhìn thấy tên người gửi là Ao-ki Đai-ki-chi, cụ vội vàng mở phong bì, rút lá thư ra. “Cháu chào cụ Ya-e-nô. Lúc nào cháu cũng được uống trà và ăn món ngon của cụ. Món ăn cụ làm ngon lắm. Từ giờ, cho cháu lại được tiếp tục làm phiền cụ. Cụ nhớ giữ gìn sức khoẻ để sống thật lâu cụ nhé". Từ mắt cụ Ya-e-nô, những giọt nước mắt lã chã rơi. Bác Ao-ki ngượng ngùng nhìn cụ. Theo Tô-mo-ko I-chi-ka-oa, Lê Thị Thu Hiền, Nguyễn Ngọc Linh và Nguyễn Minh Ngọc dịch Hoàn cảnh của cụ Ya-e-nô có gì đặc biệt?
Ngày xuân Phố Cáo Tôi đến bản Lán Xì, xã Phố Cáo vào một ngày xuân. Những nương cải mèo hoa nở vàng tươi lối đi như nô nức đón xuân sang. Bên ruộng còn nâu màu đất mới, mỗi người một việc, cày bừa xới đất. Gió xuân mang khói trắng về trời. Phía sau, dãy núi như đang nằm lặng chờ thời khắc lộc biếc chồi non bừng sắc nắng. Tôi lặng lẽ bước qua những con đường đất, tìm đến nơi có khói đốt bốc lên làm mờ nhoè, bảng lảng cả những đồi thông chọc thẳng bầu trời. Khói đốt rơm rạ buổi chiều dường như khiến khung cảnh trở nên gần gũi. Xa xa, những dãy sa mộc xanh thẫm đang vươn dọc bầu trời như tường thành hiên ngang, che chở cho bản làng xứ núi. Mùa này, củ cải đã to tướng nằm vùi xuống đất nâu, rồi trở mình nhô lên đón nắng xuân hiền hoà. Vài người đàn ông đang lo dắt bò cày xới. Một người đàn bà lúi húi đốt nương. Cạnh nhà, vài đụn rơm đã chất cao hơn cả bờ rào đá. Thỉnh thoảng, tôi cũng chẳng rõ là mây hay là khói đang bay ngang tay mình. Khung cảnh cứ yên bình đến thế, nhẹ nhàng đến thế. Tôi chỉ muốn ngồi lại bên hiên căn nhà vắng, nhìn ngắm mãi buổi chiều thênh thang. Theo Nguyễn Hạnh Hà My   - Phố Cáo: một xã thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. - Sa mộc (còn gọi là sa mu): loài cây thân gỗ, lá kim, thân thẳng tắp, tán hình nón, cảnh ngang thành từng tầng. - Cái mèo: một loại cái có nhiều ở vùng núi phía Bắc, được trồng ven các nương ngô, lúa. - Bảng làng: lở mở, chập chờn, không rõ nét. Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảnh thiên nhiên ở bản Lán Xì vào ngày xuân.