Danh sách câu hỏi
Có 305,475 câu hỏi trên 6,110 trang
[…] Có một ngày bố mẹ sẽ già đi là tập truyện ngắn của nhiều tác giả, do Losedow dịch. Quyển sách có trang bìa và giấy đánh dấu sách tông màu hồng xinh xắn, cuốn hút khi lần đầu nhìn thấy. […] Với 21 câu chuyện nhẹ nhàng, sâu lắng. Mỗi câu chuyện là một mảnh ký ức của mỗi tác giả về gia đình, nó thật sự chạm tới trái tim những người độc giả, đặc biệt là những người sắp, đang hoặc đã xa ba mẹ, xa người thân. Để chúng ta có thể yêu thương, đối xử thật tốt với người nhà của mình.
Dù chúng ta có trưởng thành và thành công ra sao thì đối với đấng sinh thành, chúng ta cũng chỉ là những đứa trẻ cần được ba mẹ che chở và chăm sóc. Ngày chúng ta càng trưởng thành cũng là lúc cha mẹ ta càng già đi, mái tóc ngày càng bạc màu, gương mặt có những dấu vết mà năm tháng để lại. […]
Câu chuyện để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong tim tôi là Khói trắng luồn kẽ tay, do tác giả Tưởng Lam viết. Câu chuyện nói về cảm giác và nỗi lòng áy náy, bứt rứt của tác giả khi chưa làm tròn chữ “hiếu” và “đạo làm con”, để rồi phải hối hận: “Thật áy náy khi nguyện vọng bình thường như vậy tôi cũng chẳng thể thực hiện cho bố! Giờ bố có thể lên đường rồi…”. Thời điểm mai táng cho bố cũng là lúc mà tác giả sống chậm lại, cảm nhận từng giây, từng khoảnh khắc để tìm lại cảm giác bên cạnh bố giữa cuộc sống bộn bề này, là lúc thế giới xung quanh tác giả dường như đang chuyển động chậm đi. Lúc ấy, bao nhiêu ký ức về bố cứ ùa về trong đầu tác giả khiến tác giả phải lặng đi.
Tôi đã bật khóc khi đọc tới trang cuối cùng của quyển sách, một cảm giác chạnh lòng len lỏi trong tâm trí tôi khi đối mặt với từng câu chuyện của mỗi tác giả. […] Liệu bản thân mình có đang bỏ lỡ thời gian ở bên cạnh ba mẹ không? Liệu mình đã thực sự quan tâm tới cha mẹ chưa? Để đến một ngày nào đó, không phải thốt lên hai từ “giá như”.
Thiết nghĩ, có lẽ sẽ có nhiều bạn giống như tôi, chưa bao giờ hình dung đến cảnh không có cha mẹ bên mình nữa. Chúng ta thường cho rằng cha mẹ sẽ mãi mãi ở đó chờ đợi chúng ta, đến khi mất rồi thì ta lại nhớ lại những chuyện trong quá khứ và rồi ân hận vì đã bỏ lỡ quá nhiều. Đọc sách, tôi cảm nhận rõ hơn “Thời gian đã trôi thì không thể lấy lại được, mình cũng chẳng thể nào níu kéo lại thời gian”. Hãy trân trọng từng phút giây, từng khoảnh khắc khi còn có thể, bởi “Có một ngày bố mẹ sẽ già đi”. […]
(Theo Có một ngày bố mẹ sẽ già đi, Bảo Ngọc,
https://enews.agu.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=24208&Itemid=130, 10/1/2024)
Qua nội dung bài viết của tác giả Bảo Ngọc, em có suy nghĩ gì về nhan đề Có một ngày bố mẹ sẽ già đi? Từ đó hãy viết một bài văn nghị luận với nhan đề: Trưởng thành của con là sự già đi của cha mẹ.
Đọc văn bản:
“Có ba thứ cực kỳ rắn: thép, kim cương và tự thấu hiểu bản thân.”
(Benjamin Franklin)
Làm thế nào để hiểu được chính mình là câu hỏi lớn của nhiều người trẻ. Người không trẻ chưa hẳn đã hiểu chính mình, nhưng họ nhiều khi đã ngừng đặt câu hỏi.
Hiểu được bản thân là điều đầu tiên để phát triển, để từ đó làm việc mình thích và có một cuộc đời như mơ ước. Việc này không phải một sớm một chiều mà có thể xong được. Tôi chưa thấy ai một sáng thức dậy bỗng nhận ra rằng bây giờ mình đã hiểu mình là ai.
Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt. Ai cũng có những thế mạnh, sở trường. Điều quan trọng là mình hiểu được mình, biết được điểm mạnh điểm yếu của mình, biết được mình thích gì, muốn gì, mình phù hợp với cái gì để rồi từ đó mài giũa bản thân theo nó.
Để bắt đầu tìm hiểu chính mình, điều cần làm là ngừng so sánh mình với người khác, ngừng suy nghĩ tiêu cực về bản thân, học cách lắng nghe và yêu thương chính mình.
(Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, Rosie Nguyễn, Nxb Hội Nhà văn, trang 79)
Thực hiện yêu cầu:
Tác giả văn bản trên đã gợi ý những cách nào để chúng ta hiểu được chính mình? Trong số đó, em quan tâm đến cách nào hơn? Vì sao?
Hãy viết bài văn nghị luận để trình bày câu trả lời của em.
Viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ), phân tích chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ sau:
NHÀ EM Ở LƯNG ĐỒI
(Lê Tự Minh)
Nhà em ở lưng đồi
Nơi chim rừng thánh thót
Bầu trời xanh dịu ngọt
Gió tràn về mênh mang.
Nhà em giữa nắng vàng
Con suối tràn bờ đá
Hương rừng thơm mùa hạ
Đường chiều về quanh co.
Nhà em ở nơi đó
Theo cha bẫy gà rừng
Cùng lũ bạn tới trường
Tuổi thơ xanh vời vợi
Nhà em ở lưng đồi
Mẹ cười bên nương ngô
Mừng năm nay được mùa
Theo tiếng khèn xuống phố.
Nhà em ở nơi đó
Hoa nở trắng cánh rừng
Bầy ong theo mùi hương
Về bên kia khe núi...
Nhà của em nơi đó
Chập chờn những giấc mơ
Nơi dâng trào thương nhớ
Em về nơi lưng đồi...
(trích Trở về, Lê Tự Minh, NXB Thông tin và truyền thông, 2019, tr.12-13)
Chú thích:
-Tác giả: Nhà thơ Lê Tự Minh sinh năm 1959 tại Nghệ An, quê Thừa Thiên Huế. Từng sinh sống và học tập ở Liên bang Nga. Hiện ông sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Lê Tự Minh sáng tác thơ và dịch lời cho nhạc nước ngoài. Ông được biết đến không chỉ với những bài thơ giàu nhạc tính mà còn bởi những bài hát đậm chất thơ. Tác phẩm của ông là sự trang trải nỗi lòng, chứa đựng tình cảm đối với gia đình, bạn bè, đồng đội và rộng hơn là tình yêu Tổ quốc Việt Nam và tình yêu nước Nga.
- Bài thơ Nhà em ở lưng đồi viết năm 1980, sau đó được nhạc sĩ Đức Trịnh phổ nhạc thành bài hát cùng tên.
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ:
Mùa vải chín
Em về Hải Phòng mùa vải tháng 5
Tu hú xốn xang gọi bầy xây tổ
Nắng bồng bềnh gửi mây vào nỗi nhớ
Chùm vải vườn nhà ngẩn ngơ đỏ đuôi.
Lúa chín vàng, hương cau, hương ổi
Miền đất mỡ màu cây trái xum xuê
Dòng sông xanh nước chảy say mê
Chở nặng phù sa bốn mùa kết trái.
Vải tháng 5 anh vin, em hái
Nghĩa đượm tình quê thơm thảo mặn nồng
Vải: Bát Tràng, Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo...
Gom nắng, gom mưa vị ngọt thơm hồng.
Gió nồm nam thổi chiều thơ mộng
Canh cua cà muối mẹ chờ con
Rạ rơm quấn quýt hương đồng nội
Xoã... vào màu vải ánh trăng non!
(Dẫn theo Thơ trong mùa nắng, Nguyễn Thị Thuý Ngoan,
Báo Điện tử Hải Phòng, ngày 10/06/2023)
Chú thích: Nguyễn Thị Thuý Ngoan sinh năm 1951, quê ở huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Thơ của bà dung dị, lắng sâu; thường sử dụng những chi tiết của đời sống thường nhật làm phát lộ những tứ thơ độc đáo, như quen như lạ, có sức cuốn hút mạnh mẽ.