Danh sách câu hỏi

Có 290,559 câu hỏi trên 5,812 trang
Chọn cụm từ thích hợp trong bảng dưới đây để điền vào chỗ trống. số hiệu nguyên tử tổng số proton và neutron 10-15 m – 10-14 m không phát xạ trung tâm của nguyên tử xác định năng lượng bán kính năng lượng bảng tuần hoàn hoá học rỗng giảm dần các hạt nhân hạt nhân nguyên tử proton Z fm (femtômét) phát ra năng lượng nucleon       a) Đồng vị là những nguyên tử mà (1)... của chúng có cùng số (2) ... nhưng có số neutron N khác nhau. b) Số proton trong hạt nhân Z bằng (3)... và bằng số thứ tự của nguyên tố trong (4)... c) Phần lớn không gian bên trong nguyên tử là (5)..., toàn bộ điện tích dương tập trung ở một vùng có (6)... rất nhỏ, nằm ở (7)..., gọi là (8)... d) Nguyên tử chỉ tồn tại trong một số trạng thái có (9)..., gọi là trạng thái dừng. Ở trạng thái dừng, nguyên tử (10)... e) Bán kính hạt nhân có giá trị trong khoảng (11)... f) Bán kính hạt nhân thường được đo bằng đơn vị (12)... g) Trong hạt nhân nguyên tử, các hạt proton và neutron gọi chung là (13)... Vì vậy, số nucleon trong hạt nhân được tính bằng (14).. h) Theo lí thuyết trường điện từ, khi electron chuyển động có gia tốc sẽ (15)... Vậy nên khi electron chuyển động trên quỹ đạo tròn, electron sẽ mất (16)..., tốc độ của electron (17)... và cuối cùng rơi vào hạt nhân.
Ở các nhà máy phát điện, máy tăng áp thường được sử dụng để nâng điện áp từ mức trung thế (từ 10 kV đến 50 kV) lên mức cao thế (từ 110 kV đến 500 kV) trước khi truyền tải qua đường dây điện cao thế (Hình 13.3). Một nhà máy phát điện cung cấp điện năng với công suất P0=20MW cho một thành phố cách nhà máy 24 km. Trước khi truyền tải, điện áp được sản xuất từ nhà máy điện có giá trị hiệu dụng khoảng 22 kV. Đường dây tải điện làm bằng đồng có điện trở suất 1,69.10-8 W.m với tiết diện 0,65 cm2. Xem các hao phí năng lượng chỉ xảy ra trên điện trở đường dây tải điện. Hãy xác định chi phí phải chi trả do hao phí năng lượng xuất hiện trên dây trong một ngày (24 giờ) ở hai trường hợp sau và nhận xét. a) Điện áp từ nhà máy phát điện chưa được tăng qua máy biến áp và được truyền tải đi với điện áp là 22 kV. b) Điện áp từ nhà máy phát điện qua một máy tăng áp để nâng điện áp lên 220kV trước khi truyền tải. Lấy chi phí truyền tải trên đường dây đến thành phố đối với cả hai mức điện áp này là khoảng 145 đồng/kW.h.
Máy biến áp là một thiết bị hoạt động theo nguyên lí cảm ứng điện từ nhằm thay đổi điện áp xoay chiều nhưng vẫn giữ nguyên tần số. Máy biến áp đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống truyền tải và phân phối điện năng. Cụ thể, để tối ưu hiệu suất của quá trình truyền tải điện năng đi xa và giảm thiểu hao phí trong quá trình này, việc sử dụng dòng điện xoay chiều với điện áp cao là cần thiết. Trước khi được truyền đi, điện áp cần được tăng lên thông qua máy tăng áp. Khi đến nơi tiêu thụ như khu công nghiệp hoặc khu dân cư, điện áp được hạ xuống thông qua máy hạ áp để phù hợp với nhu cầu sử dụng. Cấu tạo máy biến áp gồm hai bộ phận chính (Hình 13.2): lõi thép và dây quấn. Lõi thép được chế tạo bởi vật liệu dẫn từ tốt, gồm nhiều lá thép ghép cách điện với nhau. Dây quấn thường làm bằng đồng hoặc nhôm, bên ngoài có bọc cách điện. Nối cuộn dây sơ cấp của máy biến áp vào một điện áp xoay chiều u1 = U1cos(wt + ju1) thì trong cuộn sơ cấp sẽ xuất hiện dòng điện sơ cấp i1 = I1cos(wt + ji1) và sinh ra từ thông F(t) = Fcos(wt+j), từ thông này xuyên qua đồng thời cả hai dây quấn sơ cấp N1 và thứ cấp N2. Theo định luật Faraday, chứng minh rằng, suất điện động xoay chiều xuất hiện trong dây quấn thứ cấp có cùng tần số với điện áp xoay chiều đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp.
Một khung kim loại hình tròn đường kính 5 cm được đặt trong vùng từ trường đều có các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây. Hai đầu của khung dây được nối với một bóng đèn nhỏ tạo thành mạch kín. Lấy p ≈ 3,14; biết điện trở của khung kim loại và bóng đèn lần lượt là R1 = 2 Ω và R2 = 1 Ω. Tại thời điểm ban đầu (t = 0 s), người ta bắt đầu thay đổi độ lớn cảm ứng từ theo đồ thị như Hình 12.4. Trong mỗi phát biểu sau, em hãy chọn đúng hoặc sai. a) Tại thời điểm t = 0 s, không có từ thông xuyên qua khung kim loại. b) Tổng thời gian đèn sáng trong quá trình thay đổi nói trên là 3 s. c) Mặc dù dòng điện cảm ứng chạy qua đèn trong khoảng thời gian từ t = 3 s đến t = 4 s và từ t = 4 s đến t = 5 s ngược chiều nhau nhưng cường độ dòng điện có cùng độ lớn. d) Suất điện động cảm ứng sinh ra trong khoảng thời gian từ t = 0 s đến t = 1 s là 1,1775.10-3 V. e) Độ sáng của đèn trong khoảng thời gian từ t = 0 s đến t = 1s mạnh hơn trong khoảng thời gian từ t = 3 s đến t = 4 s. f) Nhiệt lượng toả ra trên bóng đèn trong một giây cuối cùng của quá trình thay đổi độ lớn cảm ứng từ xấp xỉ 1,1.10-7 J.