Sách mới 2k7: Sổ tay Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 30k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án đúng là: D.
A. Ta có:
P: “Tổng a + b là số chẵn”.
Q: “a, b đều là số chẵn”.
- Xét mệnh đề P ⇒ Q: “Nếu tổng a + b là số chẵn thì a, b đều là số chẵn”.
Ta thấy mệnh đề này sai do nếu tổng hai số là một số chẵn thì hai số đó không cần thiết phải đều chẵn. (1)
Chẳng hạn:
a + b = 6 thì a, b có thể nhận giá trị là a = 1, b = 5 đều là số lẻ.
- Xét mệnh đề đảo Q ⇒ P: “Nếu a, b đều là số chẵn thì tổng a + b là số chẵn”.
Ta thấy mệnh đề này đúng. (2)
Ví dụ:
a = 2, b = 6 đều là số chẵn và tổng a + b = 2 + 6 = 8 là số chẵn.
Từ (1) và (2) suy ra mệnh đề đã cho sai.
B. Ta có:
P: “Tích a.b là số chẵn”.
Q: “a, b đều là số chẵn”.
- Xét mệnh đề P ⇒ Q: “Nếu tích a.b là số chẵn thì a, b đều là số chẵn”.
Ta thấy mệnh đề này sai do nếu tích hai số là một số chẵn thì hai số đó không cần thiết phải đều chẵn. (3)
Chẳng hạn:
a.b = 6 thì a, b có thể nhận giá trị là a = 2, b = 3 là một số chẵn và một số lẻ.
- Xét mệnh đề đảo Q ⇒ P: “Nếu a, b đều là số chẵn thì tích a.b là số chẵn”.
Ta thấy mệnh đề này đúng. (4)
Ví dụ:
a = 2, b = 4 đều là số chẵn và tổng a.b = 2.4 = 8 là số chẵn.
Từ (3) và (4) suy ra mệnh đề đã cho sai.
C. Ta có:
P: “Hai số a, b chia hết cho c”.
Q: “a + b chia hết cho c”.
- Xét mệnh đề P ⇒ Q: “Nếu hai số a, b chia hết cho c thì a + b chia hết cho c”.
Ta thấy mệnh đề này đúng do nếu hai số đều chia hết cho một số thứ 3 thì tổng của hai số đó cũng chia hết cho số thứ 3. (5)
Chẳng hạn:
6 chia hết cho 2; 8 chia hết cho 2 thì 6 + 8 = 14 cũng chia hết cho 2.
- Xét mệnh đề đảo Q ⇒ P: “Nếu a + b chia hết cho c thì hai số a, b đều chia hết cho c”.
Ta thấy mệnh đề này sai do nếu tổng hai số chia hết cho một số thứ ba thì hai số chưa chắc đã chia hết cho số thứ 3. (6)
Ví dụ:
a = 3, b = 6.
⇒ a + b = 3 + 6 = 9 chia hết cho 9, tuy nhiên hai số a và b lại không chia hết cho 9.
Từ (5) và (6) suy ra mệnh đề đã cho sai.
D. Ta có:
P: “Tam giác ABC đều”.
Q: “AB = BC = AC”.
- Xét mệnh đề P ⇒ Q: “Nếu tam giác ABC đều thì AB = BC = AC”.
Ta thấy mệnh đề này đúng vì một tam giác là tam giác đều thì tam giác đó sẽ có ba cạnh bằng nhau. (7)
- Xét mệnh đề đảo Q ⇒ P: “Nếu AB = BC = AC thì tam giác ABC đều”.
Ta thấy mệnh đề này đúng vì một tam giác có ba cạnh bằng nhau thì tam giác đó là tam giác đều. (8)
Từ (7) và (8) suy ra mệnh đề đã cho đúng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Cho mệnh đề: “Nếu tứ giác là một hình thoi thì tứ giác đó nội tiếp được một đường tròn”.
Mệnh đề đảo của mệnh đề trên là:
Câu 3:
Cho hai mệnh đề sau:
P: “Hai số nguyên dương m, n đều không chia hết cho 9”.
Q: “Tích m.n không chia hết cho 9”.
Phát biểu mệnh đề P ⇔ Q.
Câu 5:
Cho các mệnh đề sau đây:
(1) “Nếu một số tự nhiên n chia hết cho 24 thì n chia hết cho 4 và 6”;
(2) “Nếu mỗi số tự nhiên a, b chia hết cho 11 thì tổng hai số a và b chia hết cho 11”;
(3) “Nếu một tứ giác là hình thang cân thì nó có hai đường chéo bằng nhau”.
Có bao nhiêu mệnh đề có mệnh đề đảo của nó đúng?
Câu 6:
Cho tứ giác ABCD, ta có các mệnh đề sau:
P: “ABCD là hình vuông”.
Q: “ABCD là hình chữ nhật”.
Mệnh đề nào sau đây đúng?
13 câu Trắc nghiệm Tích của vectơ với một số có đáp án (Thông hiểu)
12 Bài tập Ứng dụng của hàm số bậc hai để giải bài toán thực tế (có lời giải)
Bài tập Xác định tính hợp lí của dữ liệu trong bảng thống kê (có lời giải)
185 câu Trắc nghiệm Toán 10 Bài 1:Phương trình đường thẳng trong mặt phẳng oxy có đáp án (Mới nhất)
16 câu Trắc nghiệm Toán 10 Kết nối tri thức Mệnh đề có đáp án
75 câu trắc nghiệm Vectơ nâng cao (P1)
15 câu Trắc nghiệm Toán 10 Kết nối tri thức Hàm số có đáp án
Đề thi Giữa kì 1 Toán 10 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
về câu hỏi!