Câu hỏi:
12/07/2024 4,482Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi tâm O, cạnh A, \(\widehat {BAD} = 120^\circ \). Hai mặt phẳng (SAB) và (SCD) cùng vuông góc với mặt đáy, (SC;(ABCD)) = 45°. Gọi G là trọng tâm ∆ABC, tính khoảng cách h từ G đến (SCD) theo a.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Hai mặt phẳng (SAB) và (SCD) cắt nhau theo giao tuyến SA và cùng vuông góc với (ABCD) nên SA ⊥ (ABCD). Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, Cd khi đó G = CM ∩ BO. Ta có:
AM // CD ⇒ d(M, (SCD)) = d(A, (SCD)). Lại có
\(\frac{{GC}}{{MC}} = \frac{2}{3} \Rightarrow d\left( {G,\left( {SCD} \right)} \right) = \frac{2}{3}d\left( {M,\left( {SCD} \right)} \right) = \frac{2}{3}d\left( {A,\left( {SCD} \right)} \right)\). ∆ACD đều nên AN ⊥ CD, mà CD ⊥ SA ⇒ CD ⊥ (SAN) ⇒ (SAN) ⊥ (SCD)
Dựng AK ⊥ SN ⇒ AK ⊥ (SCD) ⇒ d(A, (SCD)) = AK. Do SA ⊥ (ABCD) nên AC là hình chiếu của SC lên mặt phẳng (ABCD) suy ra (SC, (ABCD)) = (SC, AC) = \(\widehat {SCA} = 45^\circ \)
⇒ AC = SA = a. Ta tính được AN = \(\frac{{a\sqrt 3 }}{2}\). ∆SAN vuông tại A, đường cao AK nên ta có:
\(\frac{1}{{A{K^2}}} = \frac{1}{{S{A^2}}} + \frac{1}{{A{N^2}}} = \frac{1}{{{a^2}}} + \frac{4}{{3{a^2}}} = \frac{7}{{3{a^2}}} \Rightarrow AK = \frac{{a\sqrt {21} }}{7}\).
Vậy d(G, (SCD)) = \(\frac{2}{3}AK = \frac{{2a\sqrt {21} }}{{21}}\).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của các đoạn BC, CD, SO. Tìm giao tuyến của (MNP) với các mặt phẳng (SAB), (SAD), (SBC) và (SCD).
Câu 2:
Tính tổng: \({\sin ^2}2^\circ + {\sin ^2}4^\circ + {\sin ^2}6^\circ + ... + {\sin ^2}84^\circ + {\sin ^2}86^\circ + {\sin ^2}88^\circ \).
Câu 3:
Giá trị của
\(M = {\cos ^2}15 + {\cos ^2}25 + {\cos ^2}35 + {\cos ^2}45 + {\cos ^2}105 + {\cos ^2}115 + {\cos ^2}125\)là ?
Câu 4:
Cho hình thang ABCD (AB // CD) có AD = CD và AC ⊥ BC. Từ C kẻ đường thẳng song song với AD và cắt AB tại E.
a. Chứng minh tứ giác AECD là hình thoi.
b. Chứng minh tứ giác BEDC là hình bình hành.
c. Chứng minh ∆CEB cân.
Câu 5:
Một tòa nhà có n tầng, các tần được đánh số từ 1 đến n theo thứ tự từ dưới lên trên. Có 4 thang máy đang ở tầng 1. Biết rằng mỗi thang máy có thể dừng ở đúng 3 tầng (không kể tầng 1) và 3 tầng này không là 3 tầng số nguyên liên tiếp với 2 tầng bất kì (khác tầng 1) của tòa nhà luôn có 1 thang máy dừng được ở cả 2 tầng này. Hỏi GTLN của n là bao nhiêu?
về câu hỏi!