Câu hỏi:
12/07/2024 315Cho A, B, C, D lần lượt là các danh sách tên học sinh, điểm thi môn Toán, điểm thi môn Vật lí và điểm thi môn Hoá học. Danh sách điểm Toán được sắp xếp theo thứ tự tăng dần và các danh sách tên học sinh và điểm các môn còn lại được sắp xếp theo tương ứng.
A = [“Nam”, “Sơn”, “Hương”, “Huyền”, “Hà”, “Hùng”
B = [8.3, 8.4, 8.7, 8.9, 9.1.96]
C= [ 8.3, 7.8, 8.9, 9.5, 9.3, 9.0]
D= [7.9, 9.0, 8.9, 8.2, 9.5, 9.1]
Hãy thảo luận về kĩ thuật tìm kiếm được thực hiện với mỗi yêu cầu sau:
a) Tìm một học sinh có điểm Toán lớn hơn điểm Vật lí.
b) Tìm tất cả các học sinh có điểm Vật lí lớn hơn điểm Hoá học.
c) Tìm tất cả các học sinh có cả 3 điểm đều lớn hơn hoặc bằng 9.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Trong yêu cầu a, chỉ cần tìm một học sinh có điểm Toán lớn hơn điểm Vật lí nên có thể thực hiện tìm kiếm duyệt tuần tự từ học sinh đầu tiên trong dãy. Khi gặp học sinh có điểm Toán không lớn hơn điểm Vật lí thi tiếp tục duyệt học sinh tiếp theo. Khi gặp học sinh đầu tiên có điểm Toán lớn hơn điểm Vật lí thì dừng chương trình và in tên học sinh đó lên màn hình.
b) Trong yêu cầu b, cần tìm tất cả các học sinh có điểm Vật lí lớn hơn điểm Hoá học. Như vậy, ta cần duyệt tất cả các học sinh, ngay cả khi đã tìm thấy một học sinh có điểm Vật lí lớn hơn điểm Hoá học thì chương trình vẫn tiếp tục duyệt đề tìm ra tất cả học sinh thoả mãn điều kiện.
c) Trong yêu cầu c, do danh sách tên và điểm các môn khác được sắp xếp theo điểm Toán tăng dần nên ta có thể duyệt từ cuối dãy và dùng tìm kiếm khi gặp điểm Toán nhỏ hơn 9.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết chương trình cho phép người dùng nhập một số nguyên dương N từ bàn phím, sau đó in ra toàn bộ các số hoàn hảo nhỏ hơn N. Số hoàn hảo là số có giá trị bằng tổng số các ước số của nó, không kể chính nó.
Câu 2:
Viết chương trình cho phép người dùng nhập một số nguyên dương N từ bàn phím rồi in ra số có nhiều ước số nhất trong các số nhỏ hơn N.
Câu 3:
Cho trước dãy n số nguyên. Viết chương trình đếm và liệt kê tất cả các bộ 3 phần tử liền nhau của dãy thoả mãn điều kiện ba số này là 3 số nguyên liên tiếp (có thể tăng dần hoặc giảm dần).
Câu 4:
Với bài toán trong Hoạt động 1, em hãy viết thêm các lệnh để tìm ra 3 học sinh có tổng điểm lớn nhất.
Câu 5:
Với các bài toán sau, em hãy thảo luận với bạn để tìm kĩ thuật tìm kiếm đã học (tìm kiếm trên các mảng 1 hoặc 2 chiều) để giải.
1. Cho trước số tự nhiên n. Tìm và in ra tất cả các xâu nhị phân có độ dài n.
2. Viết chương trình tìm và liệt kê tất cả các hoán vị của tập hợp [1, 2, ..., n] với n là số tự nhiên cho trước.
Câu 6:
Tìm kiếm tuần tự trên một dãy n phần tử có phải là duyệt vét cạn hay không?
15 câu Trắc nghiệm Tin học 11 KNTT Tin học ứng dụng Bài 11: Cơ sở dữ liệu có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Tin học 11 KNTT Tin học ứng dụng Bài 10: Lưu trữ dữ liệu và khai thác thông tin phục vụ quản lí có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Tin học 11 KNTT Tin học ứng dụng Bài 12: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hệ cơ sở dữ liệu có đáp án
Đề thi cuối học kì 1 Tin học 11 Kết nối trí thức có đáp án (Đề 3)
15 câu Trắc nghiệm Tin học 11 KNTT Tin học ứng dụng Bài 13: Cơ sở dữ liệu quan hệ có đáp án
Đề thi cuối học kì 1 Tin học 11 Kết nối trí thức có đáp án (Đề 1)
15 câu Trắc nghiệm Tin học 11 KNTT Tin học ứng dụng Bài 14: SQL – Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Tin học 11 Cánh diều Tin học ứng dụng Bài 1: Bài toán quản lý và cơ sở dữ liệu có đáp án
về câu hỏi!