Câu hỏi:
13/07/2024 3,413Mặt sàn tầng một (tầng trệt) của một ngôi nhà cao hơn mặt sân 0,5 m. Cầu thang đi từ tầng một lên tầng hai gồm 25 bậc, mỗi bậc cao 16 cm.
a) Viết công thức để tìm độ cao của bậc cầu thang thứ n so với mặt sân.
b) Tính độ cao của sàn tầng hai so với mặt sân.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải:
a) Đổi 16 cm = 0,16 m.
Gọi ui là độ cao từ bậc thang thứ i (của cầu thang) so với mặt sân.
Vì mỗi bậc thang cao 0,16 m, mặt bằng sàn cao hơn mặt sân 0,5 m nên bậc thang đầu tiên sẽ cao hơn so với mặt sân là 0,16 + 0,5 = 0,66 (m) hay u1 = 0,66.
Từ các bậc sau thì: bậc sau cao hơn bậc liền trước nó 0,16 m, nên độ cao so với mặt sân của hai bậc thang liên tiếp cũng hơn kém nhau 0,16 m.
Hay un + 1 = un + 0,16; 1 ≤ n ≤ 25.
Do đó, độ cao từ các bậc thang so với mặt sân, từ bậc 1 đến bậc 25 tạo thành một cấp số cộng với u1 = 0,66 và công sai d = 0,16.
Vậy công thức tính độ cao của bậc cầu thang thứ n so với mặt sân là
un = u1 + (n – 1)d = 0,66 + (n – 1). 0,16 = 0,5 + 0,16n (m).
b) Vì mặt sàn tầng hai có cùng độ cao với bậc thứ 25 (bậc cao nhất) của cầu thang.
Nên độ cao mặt sàn tầng hai so với mặt sân cũng là độ cao từ bậc thứ 25 so với mặt sân.
Vậy độ cao của sàn tầng hai so với mặt sân ứng với n = 25 là
u25 = 0,5 + 0,16 . 25 = 4,5 (m).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Câu 3:
Cho dãy số (un) với un = 3n + 6. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Dãy số (un) là cấp số cộng với công sai d = 3.
B. Dãy số (un) là cấp số cộng với công sai d = 6.
C. Dãy số (un) là cấp số nhân với công bội q = 3.
D. Dãy số (un) là cấp số nhân với công bội q = 6.
Câu 4:
Câu 5:
Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Một dãy số tăng thì bị chặn dưới.
B. Một dãy số giảm thì bị chặn trên.
C. Một dãy số bị chặn thì phải tăng hoặc giảm.
D. Một dãy số không đổi thì bị chặn.
Câu 6:
Câu 7:
Trong các dãy số cho bởi công thức truy hồi sau, dãy số nào là cấp số nhân?
A. u1 = – 1, \({u_{n + 1}} = u_n^2\).
B. u1 = – 1, un + 1 = 2un.
C. u1 = – 1, un + 1 = un + 2.
D. u1 = – 1, un + 1 = un – 2.
về câu hỏi!