Câu hỏi:

27/07/2023 5,419

Nhiệt phân 11,84 g Mg(NO3)2, phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

Mg(NO3)2 ---> MgO + NO2 + O2; thu được 0,7437 L khí O2 (ở 25 °C, 1 bar).

a) Cân bằng PTHH của phản ứng trên.

b) Tính hiệu suất phản ứng nhiệt phân.

c) Tính số mol các chất tạo thành.

d) Tính khối lượng hỗn hợp rắn (gồm MgO và Mg(NO3)2 dư).

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a) Phương trình hoá học: 2Mg(NO3)2 → 2MgO + 4NO2 + O2;

b) Số mol Mg(NO3)2 ban đầu: nMg(NO3)2=11,84148=0,08mol

Số mol O2 sinh ra: nO2=0,743724,79=0,03mol

Phương trình hoá học: 2Mg(NO3)2 → 2MgO + 4NO2 + O2;

Theo phương trình:          2                  2                  4        1        mol

Phản ứng:                        0,08   →      0,08             0,16   0,04   mol

Hiệu suất phản ứng nhiệt phân là: H=0,030,04.100%=75%.

c) Do hiệu suất phản ứng là 75% nên:

Số mol MgO tạo thành là: 0,08.75100=0,06mol

Số mol NO2 tạo thành là: 0,16.75100=0,12mol

d) Số mol Mg(NO3)2 phản ứng là: 0,08.75100=0,06mol

Số mol Mg(NO3)2 dư là: 0,08 – 0,06 = 0,02 mol

Hỗn hợp chất rắn gồm: MgO: 0,06 mol và Mg(NO3)2 dư: 0,02 mol có khối lượng:

40. 0,06 + 148.0,02 = 5,36 gam.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cho 6,48 g Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được muối AlCl3 và khí H2. Thể tích khí H2 ở 25 °C, 1 bar là

A. 17,8488 L.                                                    B. 8,9244 L.                

C. 5,9496 L.                                                      D. 8,0640 L.

Xem đáp án » 27/07/2023 8,672

Câu 2:

Cho m g CaCO3 vào dung dịch HCl dư, thu được muối CaCl2 và 1,9832 L khí CO2 (ở 25 °C, 1 bar) thoát ra. Giá trị của m là

A. 8.                             B. 10.                           C. 12.                            D. 16.

Xem đáp án » 27/07/2023 8,003

Câu 3:

Cho miếng đồng (Cu) dư vào 200 mL dung dịch AgNO3, thu được muối Cu(NO3)2 và Ag bám vào miếng đồng. Khối lượng Cu phản ứng là 6,4 g. Khối lượng Ag tạo ra là

A. 8,8g.                                                             B. 10,8g.                      

C. 15,2g.                                                           D. 21,6g.

Xem đáp án » 27/07/2023 7,303

Câu 4:

Nung nóng hỗn hợp gồm 20 g lưu huỳnh và 32 g sắt thu được 44 g FeS. Biết rằng phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

Fe + S ---> FeS

Hiệu suất phản ứng hoá hợp là

A. 60%.                                         B. 87,5%.

C. 75%.                                         D. 80%.

Xem đáp án » 27/07/2023 6,686

Câu 5:

Đun nóng 50 g dung dịch H2O2 nồng độ 34%. Biết rằng phản ứng phân huỷ H2O2 xảy ra theo sơ đổ sau:

H2O2 ---> H2O + O2

Hiệu suất phản ứng nhiệt phân là 80%. Thể tích khí O2 thu được (ở 25 °C, 1 bar) là

A. 4,958 L.                                    B. 2,479 L.

C. 9,916L.                                     D. 17 L.

Xem đáp án » 27/07/2023 6,123

Câu 6:

Cho luồng khí hydrogen dư đi qua ống sứ đựng bột copper(II) oxide nung nóng, bột oxide màu đen chuyển thành kim loại đồng màu đỏ và hơi nước ngưng tụ.

a) Viết PTHH của phản ứng xảy ra.

b) Cho biết thu được 12,8 g kim loại đồng, hãy tính:

- Khối lượng đồng(II) oxide đã tham gia phản ứng.

- Thể tích khí hydrogen (ở 25 °C, 1 bar) đã tham gia phản ứng.

- Khối lượng hơi nước ngưng tụ tạo thành sau phản ứng.

Xem đáp án » 27/07/2023 5,850

Câu 7:

Trong phòng thí nghiệm, người ta thực hiện phản ứng nhiệt phân:

KNO3 → KNO2 + O2

a) Cân bằng PTHH của phản ứng trên.

b) Nếu có 0,2 mol KNO3 bị nhiệt phân thì thu được bao nhiêu mol KNO2, bao nhiêu mol O2?

c) Để thu được 2,479 L khí oxygen (ở 25 °C, 1 bar) cần nhiệt phân hoàn toàn bao nhiêu gam KNO3?

Xem đáp án » 27/07/2023 5,759

Bình luận


Bình luận