Câu hỏi:
13/07/2024 573Bài văn sau có mấy đoạn? Nêu tóm tắt nội dung của từng đoạn.
Con thỏ trắng
Mấy hôm nay, trường em mới mua về một con thỏ trắng nuôi cùng với mấy con thỏ nâu, thỏ đốm trong khu chăn nuôi.
Chú thỏ có bộ lông trắng nõn như bông, toàn thân không có một đốm lông màu khác. Cái mõm nhòn nhọn, động đậy luôn. Cái mũi đo đỏ lúc nào cũng ươn ướt, luôn hít hít, thở thở. Bộ ria mọc hai bên mép cũng trắng như cước. Đôi mắt đỏ hồng, tròn xoe như hai hòn bi, trông rất hiền. Hai tai nó như hai cái lá roi, lúc nào cũng vểnh lên. Thầy giáo em bảo: "Thỏ là giống vật nghe rất tinh."
Con thỏ trắng này có vẻ bạo dạn lắm. Được thả vào chuồng là nó sà ngay vào đống lá rau, vừa ăn vừa tròn xoe hai mắt mà nhìn chúng em. Những sợi ria mép vểnh lên, cụp xuống theo nhịp thỏ ăn, trông rất nghịch. Hai tai động đậy như lắng nghe những tiếng động ở mọi nơi. Một cái đuôi ngắn tí tẹo luôn ngọ nguậy. Mấy con thỏ khác ăn no rồi nằm thu mình ở góc chuồng, liếc nhìn anh bạn mới. Dáng chừng các cậu cũng thích vì được thêm một đứa bạn nhanh nhẹn, láu táu.
Còn em, em cứ thích đứng bên chuồng thỏ mà ngắm nhìn những con thỏ nhanh nhẹn và tinh khôn. Hôm nào đến phiên trực nhật, em sẽ đem nhiều lá sắn dây tươi cho thỏ ăn một bữa thật ngon.
Nguyễn Văn Bình
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Bài văn có 4 đoạn :
- Đoạn 1 : Giới thiệu về con vật : con thỏ
- Đoạn 2 : Tả các bộ phận của con thỏ.
- Đoạn 3 : Tả hành động của con thỏ.
- Đoạn 4 : Cảm nghĩ của em về con thỏ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Xếp các vị ngữ mà em tìm được ở bài tập 1 vào nhóm thích hợp:
a, Vị ngữ giới thiệu, nhận xét về sự vật được nêu ở chủ ngữ.
b, Vị ngữ kể hoạt động của sự vật được nêu ở chủ ngữ.
c, Vị ngữ miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật được nêu ở chủ ngữ.
Câu 2:
Quan sát hai bức ảnh đoàn tàu Thống Nhất dưới đây và viết ba câu:
- Một câu giới thiệu đoàn tàu.
- Một câu kể hoạt động của người soát vé hoặc hành khách đi tàu.
- Một câu miêu tả đặc điểm của đoàn tàu hoặc cảnh đẹp bên đường tàu.
Câu 3:
Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về lòng dũng cảm.
- 1 bài văn (bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các con vật
Câu 4:
Chọn 1 trong 2 nhiệm vụ sau:
a, Đặt câu với một từ ngữ thể hiện lòng dũng cảm ở bài tập 1 hoặc bài tập 2.
b, Đặt câu với một thành ngữ ở bài tập 3.
Câu 5:
Em hiểu " bông hồng thép" trong bài đọc này có nghĩa là gì? Tìm ý đúng:
a, Chiến sĩ tình báo dũng cảm.
b, Người phụ nữ dũng cảm.
c, Chiến sĩ tình báo tài giỏi.
d, Người phụ nữ tài giỏi.
Câu 6:
Tìm vị ngữ trong các câu sau:
a, Lương Định Của là một nhà nông học xuất sắc và là cha đẻ của nhiều giống cây trồng mới... Ông là người đầu tiên ứng dụng một cách sáng tạo các kĩ thuật canh tác của nước ngoài vào việc trồng lúa ở Việt Nam.
Theo Minh Chuyên
b, Mặt hồ lăn tăn gợn nước, óng ánh màu nắng. Những cơn gió lạnh nhẹ nhàng đưa sóng đánh vào bờ. Đàn vịt vẫn nhởn nhơ trôi.... Cô bé cất tiếng cười giòn tan, Chuỗi cười lan lan theo sóng nước, vang đi thật xa.
Theo Lê Minh
Câu 7:
Trao đổi về nội dung câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:
a, Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào? Vì sao?
b, Qua câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đó, em hiểu thế nào là lòng dũng cảm?
về câu hỏi!