Câu hỏi:
12/07/2024 734Nhận xét về cách tả ngoại hình của con vật ở các đoạn văn in nghiêng dưới đây:
a, " Meo,meo"!. Đấy, chú bạn mới của tôi lại đến chơi với tôi đấy.
Chà, nó có bộ lông mới đẹp làm sao! Màu lông hung hung có sắc vằn đo đỏ, rất đúng với cái tên mà tôi đã đặt cho nó. Mèo Hung có cái đầu tròn tròn, hai cái tai dong dỏng dựng ban đêm, đôi mắt ấy sáng lên giúp mèo nhìn rõ mọi vật. Bộ ria mép vểnh lên có vẻ oai lắm. Bốn chân thì thon thon, bước đi một cách nhẹ nhàng như lướt trên mặt đất. Cái đuôi dài trông thướt tha duyên dáng. Mèo Hung trông thật đáng yêu!
Hoàng Đức Hải, Con mèo Hung
b, Những con ngan nhỏ mới nở được ba hôm chỉ to hơn cái trứng một tí.
Chúng có bộ lông vàng óng. Một màu vàng đáng yêu như màu của những con tơ nõn mới guồng. Nhưng đẹp nhất là đôi mắt với cái mỏ. Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc nào cũng long lanh đưa đi đưa lại như có nước, làm hoạt động hai con ngươi bóng mỡ. Một cái mỏ màu nhung hươu, vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ và có lẽ cũng mềm như thế, mọc ngăn ngắn đằng trước. Cái đầu xinh xinh, vàng nuột và ở dưới bụng, lủn chủn hai cái chân bé tí màu đỏ hồng.
Tô Hoài, Đàn ngan mới nở
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
a,
- Tác giả đã tả bộ lông và hình dáng bề ngoài, đặc điểm hình dáng của con mèo.
- Các chi tiết được miêu tả theo trình tự từ trên xuống dưới.
- Các chi tiết thể hiện sự quan sát chính xác của tác giả như: Màu lông hung hung có sắc vằn đo đỏ, hai cái tai dong dỏng dựng ban đêm, đôi mắt ấy sáng lên, bước đi một cách nhẹ nhàng như lướt trên mặt đất
- Các hình ảnh so sánh và nhân hóa như: bước đi một cách nhẹ nhàng như lướt trên mặt đất....
-> Tác giả thể hiện tình cảm đối với con mèo thông qua các từ ngữ như: đáng yêu, chú bạn
b,
- Tác giả đã tả bộ lông và hình dáng bề ngoài, đặc điểm hình dáng của con ngan.
- Các chi tiết được miêu tả theo trình tự từ trên xuống dưới.
- Các chi tiết thể hiện sự quan sát chính xác của tác giả như: Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc nào cũng long lanh như có nước....
- Các hình ảnh so sánh và nhân hóa như: Một màu vàng đáng yêu như màu của những con tơ nõn mới guồng
-> Tác giả thể hiện tình cảm đối với con mèo thông qua các từ ngữ như: xinh xinh
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đặt một câu nói về hoạt động đền ơn đáp nghĩa hoặc hoạt động kỉ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ở trường em, trong câu có trạng ngữ.
Câu 2:
Chọn 1 trong 2 đề sau:
a, Viết đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta.
b, Viết đoạn văn ( hoặc đoạn nhật kí, bài thơ) về hoạt động ở trường em kỉ niệm một sự kiện lịch sử của nước ta.
Câu 3:
Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán
Ngô Quyền là một vị tướng nổi tiếng mưu lược, võ nghệ tinh thông. Ông được Dương Đình Nghệ giao quyền cai quản Ái Châu (thuộc Thanh Hóa ngày nay).
Năm 937, Dương Đình Nghệ bị con nuôi là Kiều Công Tiễn giết hại. Ngô Quyền kéo quân ra hỏi tội Công Tiễn. Công Tiễn run sợ, cho người sang cầu cứu vua Nam Hán. Vua Nam Hán muốn nhân nước ta có loạn mà đánh chiếm, liền sai thái tử Hoằng Tháo đem chiến thuyền, theo sông Bạch Đằng tiến vào nước ta. Bấy giờ, được sự ủng hộ của mọi người, Ngô Quyền đã diệt được Kiều Công Tiễn.
Nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, Ngô Quyền nói với các tướng:
– Bọn địch từ xa mỏi mệt, lại nghe tin Công Tiễn bị giết, mất kẻ nội ứng thì hồn vía chẳng còn. Quân ta sức đang khoẻ, ắt phá được chúng. Nhưng chúng
nhiều chiến thuyền, ta phải có kế.
Ông sai người lấy gỗ tốt vạt nhọn đầu, bịt sắt rồi ngầm đóng xuống hai bên của sông. Thuỷ triều lên, quân ta chèo thuyền nhẹ ra khiêu chiến rồi giả thua dụ địch đuổi theo. Hoằng Tháo trúng kế. Khi chiến thuyền của giặc lọt sâu vào vùng cầm cọc cũng là lúc thuỷ triều xuống, cọc nhô dần lên. Ngô Quyền tung quân ra đánh. Quân giặc rối loạn, nước rút quá nhanh, thuyền vuông cọc, bị lật úp, vỡ và đầm rất nhiều, quân sĩ chết quá nửa. Tướng giặc Hoằng Tháo bị giết trên sông Bạch Đằng. Bọn tàn quân chạy tháo thân về nước.
Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt mộng xâm lăng của giặc phương Bắc, mở ra thời kì độc lập lâu dài trong lịch sử nước ta.
Theo Nguyễn Khác Thuận
Vua Nam Hán mượn cớ gì để xâm lược nước ta?
Câu 4:
Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về lịch sử bảo vệ Tổ quốc
của nhân dân ta.
- 1 bài văn (bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên.
Câu 5:
Khổ thơ cuối cho em cảm nhận điều gì về cuộc sống của các chiến sĩ ở Trường Sa?
Câu 6:
Dựa vào dàn ý đã lập ở bài 13, hãy viết đoạn văn về tính tình, hoạt động của con vật mà em yêu thích.
Câu 7:
Trạng ngữ được ngăn cách với chủ ngữ và vị ngữ bằng dấu câu nào?
Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề 3)
Đề kiểm tra Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Mới nhất)_ Đề 6
Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 8)
Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 CTST có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Mới nhất)_ Đề 5
Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận