Câu hỏi:
11/07/2024 233Nhận xét về cách tả tính tình, hoạt động của con vật ở hai đoạn văn dưới đây:
a, Có một hôm, tôi đang ngồi học, bỗng thấy nó rón rén bước từng bước nhẹ nhàng đến bên bồ thóc ngồi rình. A! Con mèo này khôn thật! Chả là ngày thường chuột hay vào bồ ăn vụng thóc nên mèo mới rình ở đây. Bỗng nhiên nó chụm bốn chân lại, dặt dặt cái đuôi lấy đà rồi "phốc" một cái. Thế lò một con chuột đã nằm gọn ngay trong vuốt của nó... Nhiều lúc tôi đang học bài, chú ta đến dụi dụi vào tay, muốn tôi vuốt ve bộ lông mượt như nhung hoặc đùa với chú một tí.
Hoàng Đức Hải, Con mèo Hung
b) Con mèo hay nằm lim dim ngoài sân để sưởi nắng và cũng để rình bắt lũ thằn lằn. Lần đầu tiên, khi phóng đôi chân nhỏ yếu để vượt qua một độ cao quá sức, nơi con thằn lằn đang nghiêng đầu ngó nó, con mèo trượt ngã một cú nặng, phải nằm thở đốc. Tôi thương quá, vội chạy đến ôm nó vào lòng, Không ngờ nó vùng khỏi tay tôi, kêu lên một tiếng “meo" giận dỗi rồi phóng mình lên cao một lần nữa, lần nữa. Cứ mỗi lần ngã là một lần nó bật kêu một tiếng "meo” đầy tức giận, rồi lại tiếp tục phóng lên. Lần cuối cùng, nó phóng lên được đúng độ cao cần đạt thì con thằn lằn đã rút êm sang chỗ khác. Tuy vậy, nó vẫn ngồi trên gờ tường cửa sổ, nhìn xuống tôi và kêu lên những tiếng "meo, meo,..." đầy hãnh diện.
Bạch Nguyên, Người thầy của tuổi thơ.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a,
- Tác giả tả hoạt động bắt chuột và muốn vuốt ve của con mèo.
- Các chi tiết về hoạt động của con mèo được miêu tả theo trình tự thời gian
- Hoạt động của con mèo thể hiện sự năng động của nó.
- Tác giả thể hiện tình cảm qua việc sử dụng các từ như: khôn thật
b,
- Tác giả tả hoạt động sưởi nắng và rình bắt lũ thằn lằn của con mèo.
- Các chi tiết về hoạt động của con mèo được miêu tả theo trình tự thời gian.
- Hoạt động của con mèo thể hiện sự năng động và kiên trì, không cam chịu của nó.
- Tác giả thể hiện tình cảm qua việc sử dụng các từ như: tôi thương quá
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đặt một câu nói về hoạt động đền ơn đáp nghĩa hoặc hoạt động kỉ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ở trường em, trong câu có trạng ngữ.
Câu 2:
Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán
Ngô Quyền là một vị tướng nổi tiếng mưu lược, võ nghệ tinh thông. Ông được Dương Đình Nghệ giao quyền cai quản Ái Châu (thuộc Thanh Hóa ngày nay).
Năm 937, Dương Đình Nghệ bị con nuôi là Kiều Công Tiễn giết hại. Ngô Quyền kéo quân ra hỏi tội Công Tiễn. Công Tiễn run sợ, cho người sang cầu cứu vua Nam Hán. Vua Nam Hán muốn nhân nước ta có loạn mà đánh chiếm, liền sai thái tử Hoằng Tháo đem chiến thuyền, theo sông Bạch Đằng tiến vào nước ta. Bấy giờ, được sự ủng hộ của mọi người, Ngô Quyền đã diệt được Kiều Công Tiễn.
Nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, Ngô Quyền nói với các tướng:
– Bọn địch từ xa mỏi mệt, lại nghe tin Công Tiễn bị giết, mất kẻ nội ứng thì hồn vía chẳng còn. Quân ta sức đang khoẻ, ắt phá được chúng. Nhưng chúng
nhiều chiến thuyền, ta phải có kế.
Ông sai người lấy gỗ tốt vạt nhọn đầu, bịt sắt rồi ngầm đóng xuống hai bên của sông. Thuỷ triều lên, quân ta chèo thuyền nhẹ ra khiêu chiến rồi giả thua dụ địch đuổi theo. Hoằng Tháo trúng kế. Khi chiến thuyền của giặc lọt sâu vào vùng cầm cọc cũng là lúc thuỷ triều xuống, cọc nhô dần lên. Ngô Quyền tung quân ra đánh. Quân giặc rối loạn, nước rút quá nhanh, thuyền vuông cọc, bị lật úp, vỡ và đầm rất nhiều, quân sĩ chết quá nửa. Tướng giặc Hoằng Tháo bị giết trên sông Bạch Đằng. Bọn tàn quân chạy tháo thân về nước.
Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt mộng xâm lăng của giặc phương Bắc, mở ra thời kì độc lập lâu dài trong lịch sử nước ta.
Theo Nguyễn Khác Thuận
Vua Nam Hán mượn cớ gì để xâm lược nước ta?
Câu 3:
Chọn 1 trong 2 đề sau:
a, Viết đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta.
b, Viết đoạn văn ( hoặc đoạn nhật kí, bài thơ) về hoạt động ở trường em kỉ niệm một sự kiện lịch sử của nước ta.
Câu 4:
Viết vào phiếu đọc sách:
- Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích).
- Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.
Câu 5:
Tìm trạng ngữ trong mỗi câu sau:
Thủa xưa, nước ta bị giặc Minh xâm lược. Bấy giờ, có ông Lê Lợi khởi nghĩa ở vùng Lam Sơn. Trong buổi đầu, vì còn yếu, nghĩa quân nhiều lần bị thua. Để giúp Lê Lợi đánh đuổi ngoại xâm, Đức Long Quân đã cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đó. Sau khi đuổi giặc Minh về nước, Lê Lợi lên ngôi vua. Một năm sau, khi nhà vua cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên lấy lại thanh gươm thần. Từ đó, hồ mang tên Hồ Gươm.
Theo truyện Sự tích Hồ Gươm
Câu 6:
Trạng ngữ được ngăn cách với chủ ngữ và vị ngữ bằng dấu câu nào?
Câu 7:
Khổ thơ cuối cho em cảm nhận điều gì về cuộc sống của các chiến sĩ ở Trường Sa?
Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề 20)
Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Tiếng Việt 4 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 8)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 CTST có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều có đáp án ( Đề 1)
về câu hỏi!