Câu hỏi:

12/07/2024 1,264

* Nội dung chính Bức ảnh: Bài đọc chứa đựng một câu chuyện kể về một bức ảnh giữa cô bộ đội trẻ và một cháu bé. Đó không chỉ đơn thuần là một bức ảnh thông thường, mà còn là một bức ảnh thể hiện sự giúp đỡ, đùm bọc nhau trong hoàn cảnh khó khăn, chiến tranh liên miên.

Bức ảnh

Hai mẹ con cô bé được tổ trinh sát phát hiện trong hoàn cảnh nào? (ảnh 1)

Tháng 2 năm 1979, trên đường hành quân bảo vệ biên cương của Tổ quốc, một tổ trinh sát của bộ đội ta nghe tiếng trẻ con khóc, liền chia nhau đi tìm. Họ phát hiện một phụ nữ trúng đạn địch, nằm ngất bên đường mòn. Đứa con gái chúng ba tuổi gào khóc bên mẹ đã lạc cả giọng. Các chiến sĩ thay nhau cõng bà mẹ và cháu bé xuyên đêm luồn rừng, tìm về trạm quân y. Trên suốt chặng đường dài, cháu bé được một nữ chiến sĩ trẻ dỗ dành, chăm sóc.

Hình ảnh cô bộ đội trẻ, vai khoác súng, tay bế cháu bé đã lọt vào ống kính của một phóng viên. Bức ảnh được đăng trên bảo, gây xúc động lớn. Nhưng gần bốn mươi năm sau, nhờ nỗ lực của một nhóm phóng viên, hai người trong tấm ảnh mới gặp lại được nhau. Người nữ chiến sĩ là bà Bùi Thị Mũi, quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Bà Mũi nay đã già yếu. Còn cô bé năm xưa cũng đã ở tuổi bốn mươi. Đó là cô Hoàng Thị Hiền ở huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

Được biết địa chỉ ân nhân, cô Hiển bắt xe đi suốt đêm từ Cao Bằng về Hà Nội rồi ngược lên Phú Thọ. Cả đêm ấy, cô không sao ngủ được. Bước vào căn nhà đơn sơ của bà Mũi, cô trào nước mắt, lao tới bên giường bệnh, chỉ gọi được hai tiếng “Mẹ ơi!" rồi cứ thế, hai mẹ con ôm nhau nức nở, không nói nên lời.

Theo Mai Thanh Hải

Hai mẹ con cô bé được tổ trinh sát phát hiện trong hoàn cảnh nào?

Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 70k).

Tổng ôn Toán-lý hóa Văn-sử-đia Tiếng anh & các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Hai mẹ con cô bé được tổ trinh sát phát hiện trong hoàn cảnh người mẹ bị trúng đạn địch, nằm ngất bên đường mòn.

Bình luận


Bình luận

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đặt một câu nói về hoạt động đền ơn đáp nghĩa hoặc hoạt động kỉ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ở trường em, trong câu có trạng ngữ.

Đặt một câu nói về hoạt động đền ơn đáp nghĩa hoặc hoạt động kỉ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ở trường em, trong câu có trạng ngữ.   (ảnh 1)

Xem đáp án » 12/07/2024 8,677

Câu 2:

Chọn 1 trong 2 đề sau:

a, Viết đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta.

Chọn 1 trong 2 đề sau: a, Viết đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta.   b, Viết đoạn văn ( hoặc đoạn nhật kí, bài thơ) về hoạt động ở trường em kỉ niệm một sự kiện lịch sử của nước ta.    (ảnh 1)

b, Viết đoạn văn ( hoặc đoạn nhật kí, bài thơ) về hoạt động ở trường em kỉ niệm một sự kiện lịch sử của nước ta.

Chọn 1 trong 2 đề sau: a, Viết đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta.   b, Viết đoạn văn ( hoặc đoạn nhật kí, bài thơ) về hoạt động ở trường em kỉ niệm một sự kiện lịch sử của nước ta.    (ảnh 2)

Xem đáp án » 11/07/2024 2,875

Câu 3:

Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán

Vua Nam Hán mượn cớ gì để xâm lược nước ta? (ảnh 1)

Ngô Quyền là một vị tướng nổi tiếng mưu lược, võ nghệ tinh thông. Ông được Dương Đình Nghệ giao quyền cai quản Ái Châu (thuộc Thanh Hóa ngày nay).

Năm 937, Dương Đình Nghệ bị con nuôi là Kiều Công Tiễn giết hại. Ngô Quyền kéo quân ra hỏi tội Công Tiễn. Công Tiễn run sợ, cho người sang cầu cứu vua Nam Hán. Vua Nam Hán muốn nhân nước ta có loạn mà đánh chiếm, liền sai thái tử Hoằng Tháo đem chiến thuyền, theo sông Bạch Đằng tiến vào nước ta. Bấy giờ, được sự ủng hộ của mọi người, Ngô Quyền đã diệt được Kiều Công Tiễn.

Nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, Ngô Quyền nói với các tướng:

– Bọn địch từ xa mỏi mệt, lại nghe tin Công Tiễn bị giết, mất kẻ nội ứng thì hồn vía chẳng còn. Quân ta sức đang khoẻ, ắt phá được chúng. Nhưng chúng

nhiều chiến thuyền, ta phải có kế.

Ông sai người lấy gỗ tốt vạt nhọn đầu, bịt sắt rồi ngầm đóng xuống hai bên của sông. Thuỷ triều lên, quân ta chèo thuyền nhẹ ra khiêu chiến rồi giả thua dụ địch đuổi theo. Hoằng Tháo trúng kế. Khi chiến thuyền của giặc lọt sâu vào vùng cầm cọc cũng là lúc thuỷ triều xuống, cọc nhô dần lên. Ngô Quyền tung quân ra đánh. Quân giặc rối loạn, nước rút quá nhanh, thuyền vuông cọc, bị lật úp, vỡ và đầm rất nhiều, quân sĩ chết quá nửa. Tướng giặc Hoằng Tháo bị giết trên sông Bạch Đằng. Bọn tàn quân chạy tháo thân về nước.

Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt mộng xâm lăng của giặc phương Bắc, mở ra thời kì độc lập lâu dài trong lịch sử nước ta.

Theo Nguyễn Khác Thuận

Vua Nam Hán mượn cớ gì để xâm lược nước ta?

Xem đáp án » 12/07/2024 2,752

Câu 4:

Tìm đọc thêm ở nhà:

- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về lịch sử bảo vệ Tổ quốc

của nhân dân ta.

- 1 bài văn (bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên.

Xem đáp án » 12/07/2024 2,656

Câu 5:

Khổ thơ cuối cho em cảm nhận điều gì về cuộc sống của các chiến sĩ ở Trường Sa?

Xem đáp án » 11/07/2024 2,037

Câu 6:

Dựa vào dàn ý đã lập ở bài 13, hãy viết đoạn văn về tính tình, hoạt động của con vật mà em yêu thích.

Xem đáp án » 12/07/2024 1,678

Câu 7:

Trạng ngữ được ngăn cách với chủ ngữ và vị ngữ bằng dấu câu nào?

Xem đáp án » 12/07/2024 1,658