Câu hỏi:
12/07/2024 668Từ hình 29.3 SGK, chức năng từng cơ quan của hệ tiêu hoá là:………………………………………………...
Các cơ quan của hệ tiêu hoá phối hợp hoạt động trong quá trình tiêu hoá và hấp thu chất dinh dưỡng:……………………………………………………………………...
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Từ hình 29.3 SGK, chức năng từng cơ quan của hệ tiêu hoá là:
- Khoang miệng: Nghiền nhỏ, đảo trộn thức ăn, giúp thức ăn thấm đều nước bọt. Cảm nhận vị thức ăn.
- Hầu (họng) và thực quản: Tham gia cử động nuốt, cử động nhu động đẩy thức ăn xuống dạ dày.
- Dạ dày: Có tuyến vị tiết dịch vị. Dự trữ, nghiền và đảo trộn thức ăn.
- Ruột non: Có tuyến ruột. Cử động nhu động đẩy thức ăn di chuyển. Hấp thu các chất dinh dưỡng.
- Ruột già: Hấp thu nước và một số chất. Cử động nhu ruột đẩy chất cặn bã xuống trực tràng. Tạo phân.
- Hậu môn: Thải phân.
- Tuyến nước bọt: Tiết nước bọt giúp làm ẩm thức ăn, chứa enzyme amylase giúp tiêu hóa một phần tinh bột.
- Tuyến vị: Tiết dịch vị chứa HCl và enzyme pepsinogen. HCl hoạt hóa pepsinogen thành pepsin (tiêu hóa protein), tiêu diệt mầm bệnh.
- Gan: Tiết dịch mật, có chức năng nhũ tương hóa lipid. Đào thải độc tố.
- Túi mật: Dự trữ dịch mật.
- Tuyến tụy: Tiết dịch tụy chứa các enzyme tiêu hóa protein, lipid và carbohydrate.
- Tuyến ruột: Tiết dịch ruột chứa các enzyme tiêu hóa protein và carbohydrate.
Các cơ quan của hệ tiêu hoá phối hợp hoạt động trong quá trình tiêu hoá và hấp thu chất dinh dưỡng: Thức ăn di chuyển qua ống tiêu hóa, trải qua quá trình tiêu hóa cơ học (thức ăn được nghiền nhỏ, đảo trộn) và tiêu hóa hóa học (thức ăn được biến đổi nhờ sự xúc tác của enzyme) thành các chất đơn giản. Những chất dinh dưỡng được hấp thu vào máu và mạch bạch huyết ở ruột non. Những chất không được tiêu hóa và hấp thu được thải ra ngoài qua hậu môn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dinh dưỡng là quá trình
A. thu nhận các chất có trong thức ăn.
B. hấp thu chất dinh dưỡng vào máu đi nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể.
C. biến đổi các chất dinh dưỡng trong thức ăn thành năng lượng cung cấp cho cơ thể.
D. thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng.
Câu 2:
Ống tiêu hoá bao gồm:
A. khoang miệng, hầu, dạ dày, gan, ruột non, ruột già, hậu môn.
B. khoang miệng, thực quản, gan, túi mật, đại tràng, hậu môn.
C. khoang miệng, thực quản, dạ dày, túi mật, ruột non, manh tràng, hậu môn.
D. khoang miệng, hầu và thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.
Câu 4:
các bảng 29.2 và 29.3 SGK cho thấy:
a) Trong một ngày, một người nên bổ sung cho cơ thể những nhóm chất dinh dưỡng:………………………………………………….
b) Loại thực phẩm cần được ăn nhiều nhất là:……………………………………….
Vì:……………………………………………………………………………………
Loại thực phẩm nên ăn ít nhất là:……………………………………………………
Vì:……………………………………………………………………………………
Câu 5:
Sưu tầm một số bao bì thực phẩm, trong đó có bao bì của loại thực phẩm em thường ăn.
- Thông tin dinh dưỡng của một số thực phẩm sưu tầm được.
Tên sản phẩm |
Năng lượng |
Protein |
Lipid |
Carbohydrate |
Vitamin |
Chất khoáng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trong các sản phẩm đó:
+ Thực phẩm nên ăn thường xuyên là:……………………………………………….
Vì:……………………………………………………………………………………
+ Thực phẩm nên ăn hạn chế là:……………………………………………….
Vì:……………………………………………………………………………………Câu 6:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí cho bản thân và những người trong gia đình em.
Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 8 KNTT có đáp án
Đề thi cuối kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức (Song song) có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức (Nối Tiếp) có đáp án (Đề 1)
15 câu Trắc nghiệm Phản ứng hoá học Kết nối tri thức có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Tính theo phương trình hoá học Kết nối tri thức có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Khối lượng riêng Kết nối tri thức có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Áp suất trên một bề mặt Kết nối tri thức có đáp án
Đề thi cuối kì 1 KHTN 8 Cánh Diều có đáp án - Đề 01
về câu hỏi!