Câu hỏi:
12/07/2024 5,771Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, một bài thơ) về bình đẳng giới (những phẩm chất tốt của bạn nam, bạn nữ; cách cư xử tôn trọng, bình đẳng với bạn khác giới;…)
- 1 bài văn tả người (hoặc 1 bài báo về bình đẳng giới)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- 2 câu chuyện về bình đẳng giới
Gợi ý
Chuyện thần kỳ ở vương quốc giày
Nàng công chúa tóc xù
- 1 bài văn tả người
Gợi ý
Một trong những người thân mà em yêu quý nhất đó chính là chị gái em.
Chị gái em tên là Hoa. Chị năm nay 20 tuổi. Chị đang là sinh viên đại học. Chị em có dáng người dong dỏng cao, hơi gầy, nước xa của chị trắng bóc. Trên gương mặt chị luôn là nụ cười rạng rỡ với hàm răng đều tăm tắp và chiếc má lúm đồng tiền trông thật đáng yêu. Mái tóc chị em không dài lắm , được chị cắt ngắn ngang vai và luôn để xõa. Mái tóc ấy rất mượt và thơm. Đôi mắt chị em to, tròn, long lanh và đen láy. Mỗi khi chị cười đôi mắt ấy như ánh lên niềm rạng rỡ.
Chị em học rất giỏi. Trong những năm học ở trường chị em luôn là học sinh xuất sắc của lớp và được tuyên dương. Bố mẹ em rất tự hào về chị. Mỗi khi có bài tập khó, em thường hỏi chị và chị cũng rất nhẹ nhàng chỉ bảo em. Chị luôn khuyên em học tập thật tốt để làm bố mẹ vui lòng. Chị em nấu ăn rất ngon, mỗi khi chị em đi học về chị thường nấu các món ăn cho gia đình và thường cùng em dọn dẹp nhà cửa.
Em rất yêu quý chị em.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Chọn 1 trong 2 đề sau:
a) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một sự việc hoặc một tác phẩm mà em đã đọc (hoặc đã nghe) trong Bài 2
b) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong tác phẩm mà em đã đọc ( hoặc đã nghe) về bình đẳng giới
Câu 2:
Chọn 1 trong 2 đề sau
a) Viết đoạn văn nêu một phẩm chất cần có của thiếu nhi và những việc em sẽ thực hiện để có phẩm chất đó. Trang trí hoặc vẽ hình minh hoạ cho bài viết.
b) Viết đoạn văn giới thiệu một bạn trong lớp mà em quý mến (giấu tên), sao cho bạn khác đọc ( hoặc nghe) đoạn văn có thể biết em viết về ai. Trang trí hoặc vẽ hình minh hoạ cho bài viết.
Câu 3:
Viết lại đoạn văn dưới đây, sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu
Ai cũng khen bạn Vân (lớp trưởng lớp tôi) là một cán bộ gương mẫu. Thực ra, lúc đầu, chúng tôi (mấy anh chàng hay coi thường con gái) không tin Vân làm được lớp trưởng. Nhưng bây giờ thì khác rồi, cả lớp đều bị Vân thuyết phục…
Theo KIM NGÂN
Câu 4:
Quan sát một người bạn đang học tập ( hoặc lao động, vui chơi), ghi lại kết quả quan sát theo gợi ý sau:
Câu 5:
Tìm dấu gạch ngang đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong đoạn truyện dưới đây:
Một hôm, Hưng chạy chơi đâu về, thấy một vết mực loang trên bức tranh chiếc tàu thuỷ – bức tranh mà Hưng vừa mới vẽ, tô màu cẩn thận. Hưng nghĩ ngay là anh Hà đánh đổ mực vào bức tranh. Hưng và lên khóc.
– Làm sao thế con? – Mẹ hỏi.
– Anh Hà... – Hưng vừa nói vừa khóc nức nở. – Anh Hà đánh đổ mực ra tranh của con!
– Không phải đâu. – Mẹ nói. – Tại con mèo đấy. Lúc nãy, nó làm đổ mực tung toé, anh Hà đã lau bản và lọ mực, nhưng tranh của con thì không lau được.
Đêm hôm ấy, nằm cạnh anh Hà, Hưng rất khó ngủ và hình như anh Hà cũng thế. Hưng cố gắng lấy can đảm làm lãnh trước...
Câu 6:
Đọc lại và tóm tắt bài Hạng A Cháng (trang 22) hoặc bài Chị Hà (trang 23) theo gợi ý sau:
a) Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật nào về ngoại hình của nhân vật?
b) Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật nào về hoạt động tính cách của nhân vật?
c) Để miêu tả các đặc điểm trên, tác giả đã quan sát bằng những cách nào?
về câu hỏi!