Câu hỏi:
21/03/2024 733Nói về bài học thực hành của Thuỵ và các bạn về sự nảy mầm của những hạt giống khác nhau
Hạt nảy mầm
Một hạt muỗng hoàng yến bé nhỏ đã ngủ quên từ lâu lắm trong vỏ cứng. Rồi một ngày, nó trương nở, vỏ mềm dần. Bum! Hạt đã nảy mầm. Nó cắm rễ xuống nền đất ẩm mềm, vươn dậy trong chiếc lọ thuỷ tinh. Quanh nó là ba lọ mầm đậu đen đã cao, lá xanh nôn.
– Nó chậm nảy mầm hơn hạt đậu đen hả ông? – Thuỵ thắc mắc.
Ông nội nói, giọng trầm trầm:
– Thế nên mới cần ngâm nó vào nước trước khi gieo. Những loài cây ngủ muộn thưởng khoẻ, có vòng đời dài và cao lớn hơn loài cây mọc nhanh. – Vừa nói, ông vừa cẩn thận xếp những lọ cây vào giỏ.
Thuỵ mang giỏ cây đến lớp. Giờ thực hành, cô giáo bảo học sinh đặt lọ cây lên bàn, cô sẽ kiểm tra. Đến bàn của Loan, cô cầm lọ lên xem. Trong lọ chẳng có cái mầm nào.
– Ươm cây gì đây, em?
– Dạ, cây gấc ạ.
Cô giáo thận trọng gạt lớp đất phía trên. Cái hạt gấc rắn các màu đen sừng hiện ra. Nó còn chưa nứt nanh.
Loan giơ tay:
– Hạt gấc này em lấy trong chỗ xôi ạ.
Xung quanh rộ lên tiếng bàn tán: Một cái hạt nấu chín còn mọc mầm thì một con gà luộc vẫn có thể đẻ trứng!
– Nó chỉ chưa nảy mầm thôi. – Loan cãi.
Cô giáo ra hiệu cho cả lớp im lặng, từ tốn nói:
– Mỗi cái hạt là một cơ thể sống thực thụ, nó chỉ đang ngủ thôi. Để đánh thức và kích thích các hạt có vỏ cứng nảy mầm, người ta thường ngâm chúng vào nước nóng. Thay vì ngâm, hạt gấc này được đồ trong chỗ xôi. Với loại hạt ngủ lâu như hạt xoan, người ta còn đốt vài phút trước khi gieo cho chồng nảy mầm... Bây giờ, các em theo cô, mang những cây này ra vườn trồng.
Đám học trò hí hửng mang cây của mình đi theo cô giáo.
Theo TRUNG SỸ
Thuỵ và các bạn ươm mầm để làm gì?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Thuỵ và các bạn ươm mầm để những hạt giống đó nảy mầm và mang đi trồng thành cây
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy đóng vai Lý hoặc Diệp trong bài đọc Làm thủ công, viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của mình về câu chuyện cắt chữ U, trong đoạn văn có sử dụng các từ nói về việc học hành.
Gợi ý:
a) Nếu em là Lý:
– Vì sao lúc đầu em định nhờ Diệp cắt giúp chữ U, sau đó lại đổi ý?
– Em nghĩ gì khi cố gắng để cắt một chữ U thật đẹp?
– Em có cảm xúc như thế nào khi được cô giáo khen?
b) Nếu em là Diệp:
– Vì sao em muốn giúp Lý?
– Em nghĩ gì khi Lý muốn tự mình cắt chữ U và rất cố gắng để cắt một
chữ U thật đẹp?
– Em có cảm xúc như thế nào khi chữ U của Lý được cô giáo khen?
Câu 2:
Chọn 1 trong 2 đề sau:
a) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một bạn học sinh (trong một tác phẩm đã học ở bài 3) chăm chỉ thực hành. Trang trí hoặc vẽ minh hoạ cho bài viết.
b) Viết đoạn văn kể về một lần em thực hành vận dụng bài học vào thực tế. Trang trí hoặc vẽ minh hoạ cho bài viết
Gợi ý
- Em đã thực hành vận dụng bài học nào vào thực tế?
- Em đã chuẩn bị và thực hành vận dụng bài học đó như thế nào? Kết quả ra sao?
- Em có suy nghĩ, cảm xúc gì khi thực hành vận dụng bài học đó vào thực thế?
- Theo em, việc vận dụng bài học vào thực tế có tác dụng gì?
Câu 3:
Hãy giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch), mà em đã đọc về học và hành.
Câu 4:
Nêu ý kiến của em về một câu tục ngữ dưới đây:
a) Có cày có thóc, có học có chữ.
b) Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.
c) Chậm đến đâu, học lâu cũng biết
d) Học thầy không tày học bạn.
Câu 5:
Em hãy giúp Loan giải thích cho các bạn về sự nảy mầm của hạt gấc
về câu hỏi!