Câu hỏi:
13/07/2024 1,256* Nội dung chính Hoàng tử học nghề: Câu chuyện kể về một chàng hoàng tử muốn lấy một cô gái chăn cừu nhưng cô đề nghị chàng phải làm một nghề nào đó thì cô mới lấy chàng. Chàng hoàng tử quyết tâm học nghề dệt thảm rơm trở nên thành thạo và cưới được cô gái chăn cười. Khi bị cướp bắt và nhốt, hoàng tử đã sử dụng trí thông minh và kỹ năng dệt thảm rơm của mình để gửi tín hiệu cầu cứu tới vợ và cha. Cuối cùng nhờ vợ nhận ra bức thư dệt trong tấm thảm nên hoàng tử đã được giải cứu kịp thời.
Hoàng tử học nghề
Vua nước Ba Tư kén vợ cho hoàng tử. Thật kì lạ, hoàng tử chỉ muốn lấy con gái một người chăn cừu. Nhà vua khuyên mãi không được, đành cử sứ giả đến tìm cô gái.
Cô gái hỏi:
– Hoàng tử làm nghề gì?
Sứ giả ngạc nhiên:
– Hoàng tử là con vua, chàng không phải làm gì cả.
Cô gái bảo:
– Chàng phải học một nghề gì đó mới được!
Nghe sứ giả trở về tâu lại, nhà vua hỏi hoàng tử:
– Cô gái ấy muốn con học một nghề nào đó. Con còn muốn lấy cô ta nữa hay thôi?
Hoàng tử thưa:
– Con sẽ học nghề dệt thảm rơm.
Nhà vua đành mời một thợ giỏi đến dạy chàng. Chỉ sau vài ba ngày, hoàng tử đã dệt được những tấm thảm rơm rất đẹp. Sứ giả bên trở lại nhà cô gái, đưa cho cô xem những tấm thảm ấy. Thế là cô gái đồng ý. Nàng trở thành vợ hoàng tử.
Một hôm, hoàng tử đi chơi xa. Chàng rẽ vào một quán ăn, không ngờ đầy là sào huyệt của bọn cướp. Chúng nhốt hoàng tử vào một phòng giam, đòi tiền chuộc. Hoàng tử bảo:
– Tôi là thợ dệt thảm rơm. Tôi sống một mình nên không ai đem tiền chuộc đến được đâu. Nhưng hôm qua, nhà vua vừa cho người đến đặt tôi làm một tấm thảm lớn. Nếu mang thảm đến đó bán thì sẽ được một món tiền to.
Thế là bọn cướp mang rơm cho chàng dệt, rồi đem thảm đến cung vua. Nhà vua đua tấm thảm cho vợ hoàng tử. Nàng chăm chú ngắm nhìn từng nét hoa văn trên thảm. Hoá ra, đó là một bức một thư, chỉ chỗ bọn cướp giam giữ hoàng tử. Nhà vua liền cho quân đến cứu chàng. Gặp lại vợ, hoàng tử cảm động cầm tay nàng, bảo:
– Cảm ơn nàng. Nhờ có nàng mà ta thoát chết.
Truyện dân gian Ba Tư
Câu chuyện trên gồm mấy đoạn? Tóm tắt nội dung mỗi đoạn.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu chuyện trên gồm 3 đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu đến “tìm cô gái”: Hoàng tử muốn lấy vợ là một cô gái làm nghề chăn cừu, điều này khiến nhà vua quan ngại và cử sứ giải đến tìm cô gái đó.
Đoạn 2: Tiếp theo đến “vợ hoàng tử”: Cô gái đề xuất hoàng tử cần học một nghề trước khi kết hôn, hoàng tử quyết định học nghề dệt thảm rơm và trở nên thành thạo rồi kết hôn với cô gái.
Đoạn 3: Còn lại: Hoàng tử bị cướp bắt và nhốt trong sào huyệt. Nhưng nhờ vào kỹ năng dệt thảm rơm, hoàng tử đã lừa được bọn cướp và gửi được thông điệp cứu nguy tới vợ. Nhà vua và quân đội đến cứu hoàng tử, và cuối cùng hoàng tử được giải thoát và trở về an toàn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một câu chuyện hoặc bài thơ đã học ở Bài 6 (Câu chuyện chiếc đồng hồ, trang 77; Tiếng chổi tre, trang 80 – 81).
Gợi ý:
– Nêu tên câu chuyện (hoặc bài thơ) và ấn tượng chung của em về câu chuyện (bài thơ) đó.
– Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một số chi tiết, hình ảnh nổi bật.
– Nêu ý nghĩa của câu chuyện (bài thơ), liên hệ thực tế.
Câu 2:
Viết vào phiếu đọc sách:
Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, cầu văn, câu thơ trong bài đọc).
Câu 3:
Viết một đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em khi đọc bài văn Cô giáo em
Câu 4:
Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh “Chị lao công / Như sắt / Như đồng”.
Câu 6:
Trao đổi với bạn về tình cảm, cảm xúc của em trước một sự việc (hoặc câu chuyện, bài thơ), chuẩn bị cho Bài viết 2.
Gợi ý:
– Có thể sự việc đó em đã được đọc trên báo, được nghe kể hoặc được chứng kiến, tham gia.
– Có thể bài thơ (câu chuyện) đó em đã được học, được đọc trong sách báo hoặc được nghe.
– Em cần cho biết sự việc (hoặc bài thơ, câu chuyện) đó đem lại cho em những tình cảm, cảm xúc gì và những chi tiết (từ ngữ, hình ảnh) nào đem lại cho em những tình cảm, cảm xúc ấy.
Câu 7:
Tra cứu nhanh một trong những kiến thức sau trong từ điển (sách in hoặc tài liệu trên mạng in-tơ-nét):
a) Một nhân vật nổi tiếng (có thể là nhân vật mà trường em mang tên).
b) Một cảnh đẹp nổi tiếng (ở nước ta hoặc một nước khác).
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST có đáp án ( Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
về câu hỏi!