Câu hỏi:
13/07/2024 676A. Đọc và làm bài tập
Cô giáo em
Mỗi năm em lên một lớp và được học một cô hoặc thầy giáo mới. Riêng hai năm cuối cấp, em được học cô Hằng.
Cô có dáng người thanh thanh, nước da trắng hồng. Mái tóc cô đen mượt, ống ả, buông xuống ngang lưng. Đôi mắt cô mở to dưới cặp lông mày thanh, mịn. Đôi mắt ấy mỗi lần nhìn chúng em vừa bao dung vừa trìu mến.
Cô giảng bài rành rọt, hấp dẫn. Giọng cô nhỏ nhẹ, nét mặt vui tươi.
Giờ Tiếng Việt, cô dạy chúng em biết bao bài thơ, bài văn hay. Cô luyện cho chúng em thói quen lập dàn ý, gọi cho chúng em tìm những từ đồng nghĩa để diễn đạt được sinh động. Giờ Toán, cô hướng dẫn chúng em bao cách giải hay, sáng tạo. Khi chấm bài, cô sửa cho chúng em từng lỗi nhỏ. Cứ thế, cô kiến trì dìu dắt chúng em từng bước cho đến hết năm học.
Suốt hai năm học, em chưa thấy cô nặng lời với một học sinh nào mà lớp em vẫn trật tự, kỉ luật tốt. Thỉnh thoảng, cô còn kể cho chúng em nghe nhiều câu chuyện lí thú, gợi cho mọi người ý thức đoàn kết, cùng nhau làm việc tốt, tránh điều xấu.
Đối với em, cô Hằng là người mẹ thứ hai. Mai đây khôn lớn, dù đi bất cứ nơi đâu, làm việc gì, em vẫn nhớ mái trường quen thuộc của thời thơ ấu. Ở đó có cô giáo Hằng thân yêu và bao thầy cô khác đã dìu dắt em nên người.
Theo TRẦN LƯU PHƯƠNG
Đặc điểm ngoại hình nào nói lên tính cách của cô giáo Hằng? Tìm ý đúng.
a) Cô có dáng người thanh thanh, nước da trắng hồng.
b) Mái tóc cô đen mượt, óng ả, buông xuống ngang lưng.
c) Đôi mắt cô mở to dưới cặp lông mày thanh, mịn.
d) Đôi mắt ấy mỗi lần nhìn chúng em vừa bao dung vừa trìu mến.
Hot: Đề thi cuối kì 2 Toán, Văn, Anh.... file word có đáp án chi tiết lớp 1-12 form 2025 (chỉ từ 100k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn đáp án: d) Đôi mắt ấy mỗi lần nhìn chúng em vừa bao dung vừa trìu mến.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một câu chuyện hoặc bài thơ đã học ở Bài 6 (Câu chuyện chiếc đồng hồ, trang 77; Tiếng chổi tre, trang 80 – 81).
Gợi ý:
– Nêu tên câu chuyện (hoặc bài thơ) và ấn tượng chung của em về câu chuyện (bài thơ) đó.
– Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một số chi tiết, hình ảnh nổi bật.
– Nêu ý nghĩa của câu chuyện (bài thơ), liên hệ thực tế.
Câu 2:
Viết vào phiếu đọc sách:
Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, cầu văn, câu thơ trong bài đọc).
Câu 4:
Trao đổi về nội dung tác phẩm được giới thiệu.
a) Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong tác phẩm đó? Vì sao?
b) Nêu cảm nghĩ của em về tác phẩm đó.
Câu 5:
Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh “Chị lao công / Như sắt / Như đồng”.
Câu 6:
Viết một đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em khi đọc bài văn Cô giáo em
Câu 7:
Tra cứu nhanh một trong những kiến thức sau trong từ điển (sách in hoặc tài liệu trên mạng in-tơ-nét):
a) Một nhân vật nổi tiếng (có thể là nhân vật mà trường em mang tên).
b) Một cảnh đẹp nổi tiếng (ở nước ta hoặc một nước khác).
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 3)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt 5 Cuối học kì 2 có đáp án (Đề 6)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Tiếng Việt 5 (Mới nhất)_ đề 1
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt 5 có đáp án (Đề 14)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận