Câu hỏi:
11/07/2024 540a) Từ thông tin trên, em hãy nêu nhận xét của mình về cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất
b) Em hãy lấy ví dụ về xung đột sắc tộc và cho biết hậu quả của xung đột sắc tộc đó.
c) Theo em, tại sao cần phản đối chiến tranh phi nghĩa và xung đột sắc tộc?
Thông tin. Cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã lôi cuốn 70 triệu người ở các nước tham chiến, làm cho 10 triệu người bị chết, 19 triệu người bị thương và 3,5 triệu người bị tàn phế. Những thiệt hại về vật chất do cuộc chiến tranh gây ra rất lớn, rất nhiều làng mạc, thành phố, nhà máy, hệ thống đường sắt, cầu cống bị phá huỷ. Toàn bộ nền kinh tế của các nước châu Âu bị tê liệt, số tiền nợ nước ngoài tăng vọt. Quần chúng lao động ở chính quốc cũng như thuộc địa là những người gánh chịu tất cả gánh nặng của mọi tai hoạ do cuộc chiến tranh gây nên. (Theo Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2011), Lịch sử thế giới cận đại, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, trang 369-370) |
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
♦ Yêu cầu a) Nhận xét:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, gây nhiều tổn thất to lớn cả về người và của, như:
+ Lôi cuốn 70 triệu người ở các nước tham chiến.
+ Làm cho 10 triệu người bị chết, 19 triệu người bị thương và 3,5 triệu người bị tàn phế.
+ Phá hủy rất nhiều làng mạc, thành phố, nhà máy, hệ thống đường sắt, cầu cống...
- Những hậu quả nặng nề của chiến tranh đã đè nặng lên vai quần chúng lao động ở chính quốc cũng như thuộc địa.
♦ Yêu cầu b)
- Ví dụ: cuộc xung đột giữa hai bộ tộc Hutu và Tuxi ở Ruanđa vào năm 1994
- Hậu quả của cuộc xung đột này: làm hơn 80 vạn người thiệt mạng; hơn 1.2 triệu người phải tị nạn (trong khi dân số của Ruanđa vào thời điểm này chỉ có 7 triệu người)
♦ Yêu cầu c) Xung đột sắc tộc, chiến tranh phi nghĩa gây ra hậu quả nghiêm trọng và tổn thất nặng nề cho nhân loại. Vì vậy, chúng ta phải chung tay bảo vệ hòa bình, phê phán các hành vi phân biệt, kì thị văn hóá, dân tộc, sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Em đồng tình, không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của toàn nhân loại.
B. Chỉ có những quốc gia đang chiến tranh mới mong ước hoà bình.
C. Tất cả các cuộc chiến tranh trên thế giới đều là chiến tranh phi nghĩa.
D. Các nước khi đã có hoà bình thì không cần phải bảo vệ hoà bình.
Câu 3:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Em hãy trình bày hiểu biết của em về lời dạy của Bác.
Câu 4:
Từ những hiểu biết về hoà bình và bảo vệ hoà bình, em hãy viết một đoạn ngắn/ sáng tác một bài thơ bày tỏ nguyện vọng của em về một thế giới hoà bình.
Câu 5:
Theo em, học sinh có thể tham gia tuyên truyền về hoà bình và bảo vệ hoà bình bằng những hình thức, việc làm cụ thể nào dưới đây? Em hãy cho biết ý nghĩa của những việc làm đó.
A. Tham gia các cuộc thi trong nước và quốc tế để tuyên truyền về hoà bình và khát vọng hoà bình.
B. Nghiên cứu về lịch sử các cuộc chiến tranh và hậu quả năng nề của chúng để nỗ lực rèn luyện bản thân, sẵn sàng tham gia bảo vệ hoà bình khi đủ điều kiện.
C. Vận động gia đình, người thân, bạn bè sẵn sàng tham gia bảo vệ hoà bình.
D. Lên án, phê phán các cuộc chiến tranh phi nghĩa và xung đột sắc tộc thông qua bài viết, bài thơ và tác phẩm hội hoạ, ...
Câu 6:
Em hãy sưu tầm những câu chuyện về các nhân vật nổi tiếng đã có cống hiến cho hoà bình và chia sẻ với các bạn trong lớp.
về câu hỏi!