Câu hỏi:
29/06/2024 947Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 1 - 10
Thế giới tuyệt đẹp…
[1] Trong ý nghĩ của công chúng, hoạt động khoa học thường được coi là một việc làm hoàn toàn duy lí, chỉ dựa trên logic thuần túy và tước bỏ mọi cảm xúc, và vật lí cũng là một môn khoa học nên hoàn toàn không biết đến thưởng ngoạn cái đẹp. Nó không có quyền đưa ra những đánh giá tốt, xấu, mà chỉ tính đến những sự kiện chính xác, lạnh lùng và khách quan. Tuy nhiên, dù là một nhà khoa học nhưng tôi vẫn nhạy cảm với cái đẹp và sự hài hòa của thiên nhiên như một nhà thơ hay một họa sĩ. Trong công việc, ngoài những suy ngẫm, cân nhắc ở cấp độ lí trí ra, tôi vẫn thường để mình bị dẫn dắt bởi những suy ngẫm mĩ học. Ý nghĩ cho rằng công việc của một nhà khoa học hoàn toàn không có xúc cảm là hết sức sai lầm. Con người luôn có lí trí và tình cảm, và nhà khoa học, cũng như bất kì ai, không thể tách rời những cảm xúc của mình ra khỏi lí trí khi tìm cách đối thoại với tự nhiên. Các nhà bác học vĩ đại nhất cũng đều đưa ra ý kiến rõ ràng về vai trò của cái đẹp đối với khoa học. Chẳng hạn, nhà toán học người Pháp Henri Poincaré đã nói: “Nhà khoa học không nghiên cứu tự nhiên vì mục đích vụ lợi. Anh ta nghiên cứu nó vì tìm thấy ở đó niềm vui sướng; và anh ta tìm thấy niềm vui sướng bởi vì tự nhiên rất đẹp. Nếu tự nhiên không đẹp, nó sẽ không đáng để nghiên cứu, và cuộc đời cũng sẽ không đáng sống.” Tôi hoàn toàn tán thành ý kiến này. Đối với tôi, niềm đam mê nghiên cứu thực tại, không nghi ngờ gì nữa, được thúc đẩy trước tiên bởi sự cảm nhận cái đẹp của thế giới.
[2] Vậy cái đẹp trong khoa học là gì? Trước hết đó chính là vẻ đẹp vật chất của thế giới, nó đập ngay vào mắt chúng ta và làm chúng ta choáng ngợp. Như Mặt Trời không phải chỉ là nguồn sống, là ánh sáng và năng lượng; nó còn là nguồn của sự lộng lẫy và kinh ngạc. Khi đùa giỡn với bụi nước, với các phân tử khí và các tinh thể băng, khi phản xạ trên bề mặt các hạt bụi, cây cối, núi non, khi soi mình trên mặt nước đại dương và ao hồ, hay khi luồn lách giữa các đám mây, trong sương mù, Mặt Trời của chúng ta đã tạo ra những khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời, làm dịu trái tim và an ủi tâm hồn. Một vẻ đẹp thường xuyên an ủi và đôi khi thậm chí còn cứu rỗi chúng ta.
[3] Thế giới không “bắt buộc” phải đẹp, nhưng nó thực sự là như thế. Chúng ta sống trong một thế giới đầy những kì quan quang học, và bầu trời là mặt bức tranh hoành tráng nơi màu sắc và ánh sáng tác động và phô diễn một cách bất ngờ nhất. Bạn không thể không ấn tượng với cầu vồng - cái vòng cung đa sắc khổng lồ xuất hiện giữa những giọt nước mưa ở cuối một trận mưa dông, sự hài hòa về sắc màu và sự hoàn hảo của các cung tròn đã tạo nên cây cầu nối giữa hai bờ thơ ca và khoa học, khiến người ta phải khâm phục và sùng kính. Rồi cảnh hoàng hôn, một lễ hội của sắc vàng, cam và đỏ chiếu rọi bầu trời ngay trước khi vầng dương biến mất dưới chân trời. Khi chúng ta buồn, đôi khi chỉ cần nhìn bầu trời xanh, đầy nắng không một gợn mây cũng đủ để vơi bớt nỗi muộn phiền. Những cảnh cực quang, khi ánh sáng bị khuếch tán với những sắc màu, hình dạng và chuyển động biến hóa dường như vô tận, mà chúng ta chỉ quan sát thấy ở những vùng vĩ độ cao, quả là một cảnh tượng thần kì khiến ta phải nghẹt thở. Chúng ta sống trong một thế giới cực kì phong phú và đa dạng, với một thiên nhiên không ngừng tự do sáng tạo và đổi mới. Trong các chuyến đi thường xuyên tới các đài thiên văn ở khắp nơi trên thế giới, tôi luôn kinh ngạc trước những rừng xương rồng trong môi trường khô cằn hoang dã và uy nghi của sa mạc Arizona, nơi có đài thiên văn Kitt Peak, hay sự hùng vĩ của dãy Andes ở Chile nơi đặt đài thiên văn Nam Âu. Do không thể cạn kiệt, sự tráng lệ của tự nhiên không bao giờ làm tôi hờ hững.
(Trịnh Xuân Thuận, Vũ trụ và hoa sen, NXB Trí thức)
Phần tư duy đọc hiểu
Mục đích chính của tác giả trong bài đọc này là gì?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung toàn bài đọc.
Lời giải
- Mục đích chính của tác giả trong đoạn trích này là bác bỏ suy nghĩ cho rằng khoa học khô khan, lạnh lùng. Tác giả đã đưa ra các lập luận, dẫn chứng để cho người đọc thấy khoa học không khô khan, lạnh lùng mà khoa học vẫn hướng về những vẻ đẹp nhất định.
- Phân tích, loại trừ: Đáp án A, C, D sai vì bài đọc không nhắc tới những nội dung này.
Chọn B
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Hoàn thành câu hỏi bằng cách chọn đáp án Đúng hoặc Sai.
Theo bài đọc, mục đích đầu tiên khiến tác giả nghiên cứu khoa học là đem lại sự hiểu biết cho mọi người về thế giới. Đúng hay sai?
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn [1]
Lời giải
→ Ý kiến trên: Sai
- Phần cuối đoạn [1] có đề cập: Đối với tôi, niềm đam mê nghiên cứu thực tại, không nghi ngờ gì nữa, được thúc đẩy trước tiên bởi sự cảm nhận cái đẹp của thế giới.
=> Đối với tác giả, mục đích khiến đầu tiên khích lệ ông nghiên cứu khoa học là nhận thức về vẻ đẹp của thế giới chứ không phải là đem lại sự hiểu biết cho mọi người về thế giới.
Chọn B
Câu 3:
Điền những từ ngữ không quá hai tiếng có trong bài đọc vào chỗ trống.
Nhà khoa học cũng là con người, và họ thường phải cân nhắc giữa _______ và _______ trong quá trình nghiên cứu. Họ cố gắng để lý giải, đo lường và hiểu rõ các hiện tượng tự nhiên dựa trên dữ liệu và kiến thức khoa học, nhưng đôi khi cảm xúc và đạo đức có thể ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu và ra quyết định.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án đúng là:
Nhà khoa học cũng là con người, và họ thường phải cân nhắc giữa tình cảm và lí trí | lý trí trong quá trình nghiên cứu. Họ cố gắng để lý giải, đo lường và hiểu rõ các hiện tượng tự nhiên dựa trên dữ liệu và kiến thức khoa học, nhưng đôi khi cảm xúc và đạo đức có thể ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu và ra quyết định.
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn [1]
Lời giải
- Nhà khoa học cũng là con người, và họ thường phải cân nhắc giữa tình cảm và lí trí trong quá trình nghiên cứu. Họ cố gắng để lý giải, đo lường và hiểu rõ các hiện tượng tự nhiên dựa trên dữ liệu và kiến thức khoa học, nhưng đôi khi cảm xúc và đạo đức có thể ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu và ra quyết định.
- Phân tích, suy luận:
Đoạn 1 có trình bày: Con người luôn có lí trí và tình cảm, và nhà khoa học, cũng như bất kì ai, không thể tách rời những cảm xúc của mình ra khỏi lí trí khi tìm cách đối thoại với tự nhiên.
→ Đáp án cần điền là: tình cảm/ lí trí
Câu 4:
vẻ đẹp, tính đúng đắn, phát triển, hiểu biết, hình thành
Sự khẳng định về _______ khoa học trong bài đọc đã cho thấy tác giả vô cùng thán phục trước sự phức tạp và tinh tế của tự nhiên. Sự _______ về vẻ đẹp trong khoa học không chỉ giúp tạo ra một tinh thần thánh thiện, mà còn có thể thúc đẩy lòng đam mê trongviệc nghiên cứu và hiểu sâu hơn về thế giới xung quanh chúng ta. Nó có thể kích thích trí tò mò và khao khát tìm hiểu sâu hơn, từ đó đóng góp vào tiến bộ của khoa học và sự _______ của con người.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Sự khẳng định về vẻ đẹp khoa học trong bài đọc đã cho thấy tác giả vô cùng thán phục trước sự phức tạp và tinh tế của tự nhiên. Sự hiểu biết về vẻ đẹp trong khoa học không chỉ giúp tạo ra một tinh thần thánh thiện, mà còn có thể thúc đẩy lòng đam mê trongviệc nghiên cứu và hiểu sâu hơn về thế giới xung quanh chúng ta. Nó có thể kích thích trí tò mò và khao khát tìm hiểu sâu hơn, từ đó đóng góp vào tiến bộ của khoa học và sự phát triển của con người.
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung của toàn bài đọc
Lời giải
Phân tích, suy luận, loại trừ:
- Sự khẳng định về _____ khoa học trong bài đọc đã cho thấy tác giả vô cùng thán phục trước sự phức tạp và tinh tế của tự nhiên.
→ Đáp án đúng là: vẻ đẹp
Vì đoạn này đã trình bày: Vậy cái đẹp trong khoa học là gì? Trước hết đó chính là vẻ đẹp vật chất của thế giới, nó đập ngay vào mắt chúng ta và làm chúng ta choáng ngợp. -> Tác giả đề cập đến vẻ đẹp của tự nhiên.
- Sự _____ về vẻ đẹp trong khoa học không chỉ giúp tạo ra một tinh thần thánh thiện, mà còn có thể thúc đẩy lòng đam mê trong việc nghiên cứu và hiểu sâu hơn về thế giới xung quanh chúng ta.
→ Đáp án đúng là: hiểu biết
Vì bài đọc có trình bày: Chẳng hạn, nhà toán học người Pháp Henri Poincaré đã nói: “Nhà khoa học không nghiên cứu tự nhiên vì mục đích vụ lợi. Anh ta nghiên cứu nó vì tìm thấy ở đó niềm vui sướng; và anh ta tìm thấy niềm vui sướng bởi vì tự nhiên rất đẹp. Nếu tự nhiên không đẹp, nó sẽ không đáng để nghiên cứu, và cuộc đời cũng sẽ không đáng sống.” Tôi hoàn toàn tán thành ý kiến này.
- Nó có thể kích thích trí tò mò và khao khát tìm hiểu sâu hơn, từ đó đóng góp vào tiến bộ của khoa học và sự _____ của con người.
→ Đáp án đúng là: phát triển
Vì tác giả đã trình bày ý kiến của mình: Đối với tôi, niềm đam mê nghiên cứu thực tại, không nghi ngờ gì nữa, được thúc đẩy trước tiên bởi sự cảm nhận cái đẹp của thế giới.
Dựa vào nội dung đoạn trên cùng cách phân tích và suy luận, ta có các cụm từ phù hợp để kéo thả vào các vị trí là:
- Vị trí thả 1: vẻ đẹp
- Vị trí thả 2: hiểu biết
- Vị trí thả 3: phát triển
Câu 5:
Điền từ ngữ không quá hai tiếng có trong bài đọc vào chỗ trống.
Tự nhiên không ngừng tự __________ và đổi mới thông qua các quá trình tự nhiên, tiến hóa, và tương tác phức tạp giữa các yếu tố khác nhau. Điều này đã cung cấp cơ hội cho nghiên cứu và phát triển khoa học, từ tìm hiểu về sinh học đến hiểu biết về khí hậu và môi trường.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án đúng là “sáng tạo”
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn [3]
Lời giải
- Căn cứ vào nội dung đoạn [3] có trình bày: Chúng ta sống trong một thế giới cực kì phong phú và đa dạng, với một thiên nhiên không ngừng tự do sáng tạo và đổi mới.
- Phân tích, suy luận:
Từ câu văn trên, ta có từ khoá “sáng tạo” phù hợp để điền vào chỗ trống của đề bài.
→ Đáp án cần điền là: sáng tạo
Tự nhiên không ngừng tự sáng tạo và đổi mới thông qua các quá trình tự nhiên, tiến hóa, và tương tác phức tạp giữa các yếu tố khác nhau. Điều này đã cung cấp cơ hội cho nghiên cứu và phát triển khoa học, từ tìm hiểu về sinh học đến hiểu biết về khí hậu và môi trường.
Câu 6:
bằng chứng, bác bỏ, chứng minh, mỹ học, thế giới
Bằng thao tác lập luận _______, tác giả đã phủ định ý kiến cho rằng khoa học là khô khan, lạnh lùng và đưa ra những lập luận thuyết phục để chứng minh khoa học có sự giao thoa với _______. Khoa học đẹp bởi vì thế giới thực sự đẹp từ trong bản chất của nó. Và khoa học đã phát hiện ra những vẻ đẹp của _______ thế giới qua sự khám phá, nghiên cứu, tìm tòi.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Bằng thao tác lập luận bác bỏ, tác giả đã phủ định ý kiến cho rằng khoa học là khô khan, lạnh lùng và đưa ra những lập luận thuyết phục để chứng minh khoa học có sự giao thoa với mỹ học. Khoa học đẹp bởi vì thế giới thực sự đẹp từ trong bản chất của nó. Và khoa học đã phát hiện ra những vẻ đẹp của thế giới thế giới qua sự khám phá, nghiên cứu, tìm tòi.
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung của toàn văn bản.
Lời giải
Phân tích, suy luận, loại trừ:
- Bằng thao tác lập luận _____, tác giả đã phủ định ý kiến cho rằng khoa học là khô khan, lạnh lùng
→ Đáp án đúng là: bác bỏ
Vì phía sau chỗ trống có đề cập từ “phủ định”, đây là từ ngữ chỉ thao tác lập luận bác bỏ.
- và đưa ra những lập luận thuyết phục để chứng minh khoa học có sự giao thoa với _____.
→ Đáp án đúng là: mỹ học.
Vì bài đọc có đề cập “Vậy cái đẹp trong khoa học là gì? Trước hết đó chính là vẻ đẹp vật chất của thế giới, nó đập ngay vào mắt chúng ta và làm chúng ta choáng ngợp.” (bài đọc khẳng định khoa học có sự giao thoa với cái đẹp, cái đẹp còn được hiểu là mỹ học).
- Và khoa học đã phát hiện ra những vẻ đẹp của [vị trí thả 3] qua sự khám phá, nghiên cứu, tìm tòi.
→ Đáp án đúng là: thế giới.
Vì bài đọc có đề cập “Vậy cái đẹp trong khoa học là gì? Trước hết đó chính là vẻ đẹp vật chất của thế giới, nó đập ngay vào mắt chúng ta và làm chúng ta choáng ngợp.”
Dựa vào nội dung đoạn trên cùng cách phân tích và suy luận, ta có các từ phù hợp để kéo thả vào các vị trí là:
- Vị trí thả 1: bác bỏ
- Vị trí thả 2: mỹ học
- Vị trí thả 3: thế giới
Câu 7:
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp giải
Căn cứ vào nghĩa của từ
Lời giải
- Để làm được câu này, trước tiên phải đi cắt nghĩa từ “duy lí”. Duy lí được hiểu là một học thuyết dựa trên bằng chứng, tư duy để nhìn nhận vấn đề.
- Tìm hiểu nghĩa của các phương án đã cho:
+ Duy cảm: là học thuyết khẳng định rằng mọi thứ đều tồn tại bên trong tinh thần và thuộc về ý thứC.
+ Duy ý chí: là học thuyết khẳng định rằng mọi thứ đều tồn tại ở ý chí con người.
+ Duy vật: là học thuyết khẳng định rằng mọi thứ đều tồn tại bên trong vật chất.
+ Duy thực: là học thuyết khẳng định rằng mọi thứ đều tồn tại ở hiện thực.
- Phân tích, loại trừ:
+ Đáp án A đúng vì “tinh thần” và “ý thức” đối lập với “bằng chứng” và “tư duy”. (một bên thiên về cảm tính, một bên thiên về lý trí, kiến thức).
+ Đáp án B sai vì “ý chí” không đối lập với “bằng chứng” và “tư duy”.
+ Đáp án C sai vì “vật chất” không đối lập với “bằng chứng” và “tư duy”.
+ Đáp án D sai vì “hiện thực” không đối lập với “bằng chứng” và “tư duy”.
Chọn A
Câu 8:
Tác giả đã dùng đối tượng nào dưới đây để chứng minh cho vẻ đẹp của khoa học trong tự nhiên?
Chọn các đáp án đúng.
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn [3]
Lời giải
- Phân tích, suy luận:
+ Đáp án A đúng vì đoạn [3] có trình bày “Chúng ta sống trong một thế giới đầy những kì quan quang học, và bầu trời là mặt bức tranh hoành tráng nơi màu sắc và ánh sáng tác động và phô diễn một cách bất ngờ nhất.” -> Câu văn ca ngợi bầu trời là một bức tranh hoành tráng.
+ Đáp án B đúng vì đoạn [3] có trình bày “Bạn không thể không ấn tượng với cầu vồng - cái vòng cung đa sắc khổng lồ xuất hiện giữa những giọt nước mưa ở cuối một trận mưa dông, sự hài hòa về sắc màu và sự hoàn hảo của các cung tròn đã tạo nên cây cầu nối giữa hai bờ thơ ca và khoa học, khiến người ta phải khâm phục và sùng kính.” -> Câu văn ca ngợi vẻ đẹp của cầu vồng sau mưa.
+ Đáp án C sai vì đoạn [3] có trình bày “Bạn không thể không ấn tượng với cầu vồng - cái vòng cung đa sắc khổng lồ xuất hiện giữa những giọt nước mưa ở cuối một trận mưa dông, sự hài hòa về sắc màu và sự hoàn hảo của các cung tròn đã tạo nên cây cầu nối giữa hai bờ thơ ca và khoa học, khiến người ta phải khâm phục và sùng kính.” -> Câu văn ca ngợi vẻ đẹp của cầu vồng, và những giọt nước mưa chỉ là nhân tố xuất hiện để tôn lên vẻ đẹp của cầu vồng mà tác giả nhắc đến trong câu văn. Có thể giọt nước mưa cũng là một vẻ đẹp của tự nhiên nhưng trong bài đọc này, tác giả không có câu văn nào nói về vẻ đẹp của nó.
+ Đáp án D đúng vì đoạn [3] có trình bày “Rồi cảnh hoàng hôn, một lễ hội của sắc vàng, cam và đỏ chiếu rọi bầu trời ngay trước khi vầng dương biến mất dưới chân trời.” -> Câu văn ca ngợi vẻ đẹp của hoàng hôn.
=> A, B, D là đáp án đúng
Câu 9:
Hoàn thành câu hỏi bằng cách chọn đáp án Đúng hoặc Sai.
|
ĐÚNG |
SAI |
- Khoa học là một lĩnh vực hoàn toàn duy lí. |
||
- Thao tác lập luận chính trong đoạn [2] là giải thích. |
||
- Thiên nhiên có thể giúp con người cân bằng trạng thái cảm xúc. |
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
|
ĐÚNG |
SAI |
- Khoa học là một lĩnh vực hoàn toàn duy lí. |
X | |
- Thao tác lập luận chính trong đoạn [2] là giải thích. |
X | |
- Thiên nhiên có thể giúp con người cân bằng trạng thái cảm xúc. |
X |
Phương pháp giải
Căn cứ vào 3 đoạn [1], [2], [3]
Lời giải
Phân tích, suy luận:
- Khoa học là một lĩnh vực hoàn toàn duy lí.
→ Ý kiến trên: SAI
Vì đoạn [1] nói rằng “Ý nghĩ cho rằng công việc của một nhà khoa học hoàn toàn không có xúc cảm là hết sức sai lầm.” (Tác giả đã bác bỏ ý kiến cho rằng khoa học là một lĩnh vực hoàn toàn duy lí).
- Thao tác lập luận chính trong đoạn [2] là giải thích.
→ Ý kiến trên: ĐÚNG
Vì đoạn [2] cắt nghĩa cái đẹp trong khoa học: “Vậy cái đẹp trong khoa học là gì? Trước hết đó chính là vẻ đẹp vật chất của thế giới, nó đập ngay vào mắt chúng ta và làm chúng ta choáng ngợp.” (Những câu văn sau đó, tác giả đã dùng Mặt Trời để minh hoạ cho định nghĩa trên).
- Thiên nhiên có thể giúp con người cân bằng trạng thái cảm xúc.
→ Ý kiến trên: ĐÚNG
Vì đoạn [3] nói rằng “Khi chúng ta buồn, đôi khi chỉ cần nhìn bầu trời xanh, đầy nắng không một gợn mây cũng đủ để vơi bớt nỗi muộn phiền.”.
Câu 10:
Thông tin nào được suy ra từ đoạn trích trên?
Chọn các đáp án đúng:
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung của toàn đoạn trích
Lời giải
Phân tích, suy luận:
- Khoa học có tác dụng điều hoà cảm xúc của con người.
→ Ý kiến trên không được suy ra từ văn bản.
Vì văn bản không đề cập đến tác dụng này của khoa học.
- Khoa học vật lí không quan tâm đến việc thưởng ngoạn cái đẹp.
→ Ý kiến trên không được suy ra từ văn bản.
Vì bài đọc đã phản bác ý kiến này: Trong ý nghĩ của công chúng, hoạt động khoa học thường được coi là một việc làm hoàn toàn duy lí, chỉ dựa trên logic thuần túy và tước bỏ mọi cảm xúc, và vật lí cũng là một môn khoa học nên hoàn toàn không biết đến thưởng ngoạn cái đẹp… Ý nghĩ cho rằng công việc của một nhà khoa học hoàn toàn không có xúc cảm là hết sức sai lầm.
- Cái đẹp nằm trong khoa học.
→ Ý kiến trên được suy ra từ văn bản.
Vì bài đọc có trình bày: Các nhà bác học vĩ đại nhất cũng đều đưa ra ý kiến rõ ràng về vai trò của cái đẹp đối với khoa học.
- Các nhà khoa học nghiên cứu tự nhiên vì cảm thấy thiên nhiên đẹp.
→ Ý kiến trên được suy ra từ văn bản.
Vì bài đọc có trình bày: Nhà khoa học không nghiên cứu tự nhiên vì mục đích vụ lợi. Anh ta nghiên cứu nó vì tìm thấy ở đó niềm vui sướng; và anh ta tìm thấy niềm vui sướng bởi vì tự nhiên rất đẹp.
Chọn C, D
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Đơn phân cấu tạo nên nucleic acid là nucleotide. Các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết _______ theo chiều 5’ – 3’ tạo thành mạch polynucleotide được gọi là cấu trúc bậc 1 của DNA.
Câu 2:
Người ta cần trang trí một kim tự tháp hình chóp tứ giác đều S.ABCD cạnh bên bằng 200m, góc ASB = 15o bằng đường gấp khúc dây đèn led vòng quanh kim tự tháp AEFGHIJKLS. Trong đó điểm L cố định và LS = 40 m (tham khảo hình vẽ). Hỏi khi đó cần dung ít nhất bao nhiêu mét dây đèn led để trang trí?
Câu 3:
Xác định nhân vật trung tâm trong truyện.
Nhân vật trung tâm trong đoạn trích trên là _______.
Câu 4:
Khi thử pH dịch vị của người bình thường bằng giấy chỉ thị pH thì có thể có những màu nào sau đây?
Câu 5:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Sâu bột (Tenebrio molitor) có vòng đời phát triển qua biến thái _______ gồm các giai đoạn: trứng; ấu trùng; nhộng và bọ trưởng thành.
Câu 6:
Phần tư duy khoa học / giải quyết vấn đề
Điều nào sau đây giải thích đúng nhất tại sao học sinh tắt đèn trong phòng?
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 1)
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì tương lai hoàn thành
ĐGTD ĐH Bách khoa - Đọc hiểu chủ đề môi trường - Đề 1
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì hiện tại đơn
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 2)
về câu hỏi!