Câu hỏi:
02/07/2024 663Trong những năm gần đây, công nghệ đệm từ trường ("maglev") đã được nghiên cứu để cung cấp thêm một phương án vận chuyển nhanh. Sử dụng lực đẩy của từ trường, tàu đệm từ có thể di chuyển với tốc độ lên đến 300 mph (dặm một giờ). Loại công nghệ “tàu đệm từ” đang được nghiên cứu hiện nay là EDS (Electrodynamic suspension).
Trong EDS, các thanh nam châm được đặt ở dưới đáy của tàu đệm từ và trong đường ray bên dưới tàu. Dòng điện có thể tạo ra từ trường cảm ứng trong các thanh nam châm siêu dẫn của đường ray, kết quả là xuất hiện lực đẩy liên tục giữa các thanh nam châm khiến tàu được nâng lên, duy trì một khoảng cách phía trên đường ray được gọi là “khe không khí” và di chuyển về phía trước. Về mặt lý thuyết, tàu đệm từ trong EDS phải di chuyển cao hơn ít nhất 4 inch so với đường ray, do đó hầu như không có năng lượng bị mất do ma sát. Nếu hệ thống mất năng lượng, nó sẽ ở dạng năng lượng nhiệt.
Các nhà khoa học đã thực hiện 4 nghiên cứu với tàu đệm từ trên đường ray được định hướng từ Đông sang Tây dưới các điều kiện được kiểm soát. Dòng điện I (đo bằng ampe – A) trong đường ray cần thiết để tạo ra vận tốc của tàu trong mỗi thử nghiệm được đo và ghi lại trong các bảng 1,2,3 và 4.
Nghiên cứu 1
Năm thử nghiệm được thực hiện với một đoàn tàu đệm từ có các thanh nam châm có chiều dài cố định được di chuyển dọc theo đường ray thử nghiệm từ Đông sang Tây với các vận tốc v khác nhau. Các thông số được ghi lại ở Bảng 1.
Bảng 1 |
||
Thử nghiệm |
v (m/s) |
I (A) |
1 |
40 |
50 |
2 |
80 |
100 |
3 |
120 |
150 |
4 |
160 |
200 |
5 |
200 |
250 |
Nghiên cứu 2
Năm thử nghiệm với các tàu đệm từ có thanh nam châm có chiều dài (L) khác nhau nhưng đều chạy với tốc độ không đổi là 40 m/s. Dòng điện I tương ứng các độ dài khác nhau của các thanh đã được ghi lại như trong Bảng 2.
Bảng 2 |
||
Thử nghiệm |
L (m) |
I (A) |
6 |
0,6 |
50 |
7 |
0,8 |
67 |
8 |
1,0 |
84 |
9 |
1,2 |
100 |
10 |
1,4 |
116 |
Nghiên cứu 3
Từ trường B, được đo bằng tesla (T), thay đổi trong đường ray đệm từ. Dòng điện chạy qua đường ray đệm từ sau đó được đo trong năm lần thử nghiệm mới. Trong suốt các cuộc thử nghiệm này, độ dài của các thanh nam châm và vận tốc của tàu đệm từ không thay đổi.
Bảng 3 |
||
Thử nghiệm |
B (T) |
I (A) |
11 |
5,90.10−4 |
300 |
12 |
7,87.10−4 |
400 |
13 |
9,84.10−4 |
500 |
14 |
1,05.10−3 |
600 |
15 |
1,2.10−3 |
700 |
Nghiên cứu 4
Đoàn tàu đệm từ với các thanh nam châm có chiều dài cố định được di chuyển dọc theo đường ray thử nghiệm từ Tây sang Đông với các vận tốc khác nhau trong từ trường không đổi. Các thông số được ghi lại ở Bảng 4.
Bảng 4 |
||
Thử nghiệm |
v (m/s) |
I (A) |
16 |
40 |
-50 |
17 |
80 |
-100 |
18 |
120 |
-150 |
19 |
160 |
-200 |
10 |
200 |
-250 |
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Theo phần thứ nhất của đoạn văn, ta có: Trong EDS, các thanh nam châm được đặt ở dưới đáy của tàu đệm từ và trong đường ray bên dưới tàu.
Chọn C
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Tàu đệm từ sử dụng lực đẩy của từ trường, vì vậy tàu có thể được đẩy về phía trước với tốc độ lên đến 300 mph (dặm một giờ), đúng hay sai?
Lời giải của GV VietJack
Theo phần dẫn, ta có: Sử dụng lực đẩy của từ trường, tàu đệm từ có thể được đẩy về phía trước với tốc độ lên đến 300 mph (dặm một giờ).
Chọn A
Câu 3:
Trong các nghiên cứu: từ Nghiên cứu 1 đến Nghiên cứu 3 đã thực hiện, yếu tố nào sau đây được giữ không đổi?
Lời giải của GV VietJack
Dựa theo phần dẫn, ta có: Dưới các điều kiện được kiểm soát, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm trên đường ray đệm từ được định hướng theo hướng từ Đông sang Tây.
→ Hướng chuyển động của tàu đệm từ không đổi → Hướng của vận tốc v không đổi.
Chọn D
Câu 4:
Phát biểu nào sau đây là đúng hoặc sai khi nói về ưu điểm của tàu đệm từ?
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
Tàu đệm từ có khả năng di chuyển với vận tốc rất cao. |
||
Tàu đệm từ sử dụng công nghệ diezen. |
||
Mất mát năng lượng nếu có ở tàu đệm từ là năng lượng nhiệt. |
||
Trong quá trình di chuyển, tàu đệm từ tiêu tốn ít năng lượng. |
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
Tàu đệm từ có khả năng di chuyển với vận tốc rất cao. |
X | |
Tàu đệm từ sử dụng công nghệ diezen. |
X | |
Mất mát năng lượng nếu có ở tàu đệm từ là năng lượng nhiệt. |
X | |
Trong quá trình di chuyển, tàu đệm từ tiêu tốn ít năng lượng. |
X |
Giải thích
Theo thông tin ở phần dẫn:
+ Sử dụng lực đẩy của từ trường, tàu đệm từ có thể được đẩy về phía trước với tốc độ lên đến 300 mph (dặm một giờ).
+ Về mặt lý thuyết, tàu đệm từ trong EDS phải di chuyển cao hơn ít nhất 4 inch so với đường ray, do đó hầu như không có năng lượng bị mất do ma sát. Nếu hệ thống mất năng lượng, nó sẽ ở dạng năng lượng nhiệt.
→ Do đó, tàu đệm từ có khả năng di chuyển với vận tốc rất cao, tiêu tốn ít năng lượng.
Nên ý (1), (3) và ý (4) đúng.
+ (2) Sai. Do tàu đệm từ sử dụng công nghệ đệm từ trường ("maglev") .
Câu 5:
Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống
Trong Nghiên cứu 2, khi chiều dài của các thanh nam châm trong tàu đệm từ tăng lên, dòng điện cần thiết để tạo ra vận tốc của tàu (1) ____.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Trong Nghiên cứu 2, khi chiều dài của các thanh nam châm trong tàu đệm từ tăng lên, dòng điện cần thiết để tạo ra vận tốc của tàu (1) tăng.
Giải thích
Dựa vào dữ liệu trong Bảng 2 cho thấy dòng điện tăng liên tục khi chiều dài của thanh nam châm tăng.
Câu 6:
Trong Nghiên cứu 3, dòng điện có cường độ I = 570 A nếu từ trường B có giá trị là
Lời giải của GV VietJack
Dựa vào dữ liệu trong Bảng 3, ta có:
+ Khi B = 9,84.10−4 T thì giá trị tương ứng của I là 500 A
+ Khi B = 1,05.10−3 T thì giá trị tương ứng của I là 600 A
Mặt khác, ta thấy khi B tăng thì I tăng
Có: 500A < 570 A < 600 A → 9,84.10−4 T < B < 1,05.10−3 T
Vậy B = 1.10−3 T.
Chọn C
Câu 7:
Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
Theo tính toán lý thuyết, tàu đệm từ sử dụng hệ thống EDS phải di chuyển (1) _______ ít nhất 4 inch so với đường ray.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Theo tính toán lý thuyết, tàu đệm từ sử dụng hệ thống EDS phải di chuyển (1) cao hơn ít nhất 4 inch so với đường ray.
Giải thích
Theo phần dẫn, ta có: Về mặt lý thuyết, tàu đệm từ trong EDS phải di chuyển cao hơn ít nhất 4 inch so với đường ray.
Câu 8:
Đồ thị nào sau đây thể hiện tốt nhất kết quả của nghiên cứu 3?
Lời giải của GV VietJack
Trong Nghiên cứu 3, khi dòng điện (I) tăng thì từ trường (B) cũng tăng theo.
→ Hình 2 cho thấy sự phụ thuộc tuyến tính của B vào I.
Chọn BCÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Theo tác giả, những người tàn phế và quan chức tại vùng sơn địa đều nhận được đãi ngộ là gì?
Câu 4:
Phát biểu sau đúng hay sai?
Ethylene có công thức cấu tạo: H−C≡C−H. Trong phân tử ethylene có một liên kết ba giữa hai nguyên tử carbon.
Câu 5:
Câu 6:
Kéo thả từ hoặc cụm từ vào vị trí thích hợp:
cơ năng, quang năng, đuôi đèn, sợi đốt, hóa năng, bóng thủy tinh
Khi bóng đèn sợi đốt hoạt động, điện năng biến đổi thành _______ ở _______ của đèn sợi đốt?
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 1)
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì tương lai hoàn thành
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 2)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì hiện tại đơn
ĐGTD ĐH Bách khoa - Đọc hiểu chủ đề môi trường - Đề 1
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 5)
về câu hỏi!