Câu hỏi:
12/07/2024 191Chuẩn bị
Nguồn điện và dây nối, nguồn sáng, thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì, vật sáng (khe chữ F), màn chắn.
Tiến hành thí nghiệm và thảo luận
Thí nghiệm 1. Thấu kính hội tụ
a. Khoảng cách từ vật đến thấu kính lớn hơn tiêu cự
- Lắp đặt dụng cụ như hình 6.5.
- Dịch chuyển thấu kính sao cho khoảng cách từ khe chữ F đến thấu kính lớn hơn tiêu cự được ghi trên thấu kính.
- Dịch chuyển màn chắn để tìm vị trí cho ảnh rõ nét trên đó (có thể quan sát rõ các chi tiết nhỏ trên ảnh).
- Bỏ màn chắn, đặt mắt ở vị trí thích hợp, đón chùm sáng ló.
- Mô tả tính chất ảnh quan sát được khi dùng màn chắn và khi quan sát trực tiếp bằng mắt.
b. Khoảng cách vật đến thấu kính nhỏ hơn tiêu cự
- Dịch chuyển thấu kính sao cho khoảng cách từ khe chữ F đến thấu kính nhỏ hơn tiêu cự của thấu kính.
- Dịch chuyển màn chắn để tìm vị trí cho ảnh rõ nét trên đó.
- Bỏ màn chắn, đặt mắt ở vị trí thích hợp, đón chùm sáng ló.
- Mô tả tính chất ảnh quan sát được khi dùng màn chắn và khi quan sát trực tiếp bằng mắt.
Thí nghiệm 2. Thấu kính phân kì
- Thay thấu kính hội tụ ở hình 6.5 bằng thấu kính phân kì.
- Dịch chuyển thấu kính phân kì tới một số vị trí khác nhau. Ứng với mỗi vị trí đó, dịch chuyển màn chắn để tìm vị trí cho ảnh rõ nét trên đó. Sau đó, bỏ màn chắn, đặt mắt phía sau ở vị trí thích hợp, đón chùm sáng ló.
- Mô tả tính chất ảnh quan sát được khi dùng màn chắn và khi quan sát trực tiếp được bằng mắt.
So sánh tính chất ảnh trong các trường hợp trên với kết quả ở bảng 6.1.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Thí nghiệm 1: Thấu kính hội tụ
Dịch chuyển thấu kính sao cho khoảng cách từ khe chữ F đến thấu kính lớn hơn tiêu cự thấu kính, ta quan sát thu được ảnh thật, ngược chiều vật:
f < d < 2f thì ảnh lớn hơn vật.
d = 2f thì ảnh bằng vật.
d > 2f thì ảnh nhỏ hơn vật.
- Thí nghiệm 2: Thấu kính phân kì
Dịch chuyển thấu kính tới một số vị trí khác nhau. Tại các vị trí khác nhau đó ta đều không thu được ảnh trên màn chắn.
- Kết quả thu được ở 2 thí nghiệm khớp với kết quả ở bảng 6.1.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đặt một vật cao 8 mm trước thấu kính hội tụ. Ảnh hứng được trên màn cách thấu kính 12 cm, cao 3,2 cm, vuông góc trục chính.
a. Xác định khoảng cách từ vật tới thấu kính.
b. Tìm tiêu cự của thấu kính.
Câu 2:
Một thấu kính hội tụ tiêu cự f = 10 cm. Đặt vật ở đâu để thu được ảnh cao bằng vật? Nhận xét tính chất ảnh.
Câu 3:
Người già thường đeo kính là thấu kính hội tụ để đọc sách. Nếu thấu kính có tiêu cự f = 50 cm thì cần đặt sách cách thấu kính bao nhiêu để ảnh của các dòng chữ trên sách cách thấu kính 50 cm?
Câu 4:
Vẽ ảnh của điểm sáng S và vật sáng AB vào vở trong một số trường hợp sau:
Trong mỗi trường hợp, chỉ ra đâu là ảnh thật, đâu là ảnh ảo. Nhận xét về chiều và độ lớn của ảnh so với vật.
Câu 5:
Tìm hiểu và vẽ ảnh của vật sáng AB không vuông góc với trục chính của thấu kính ở hình 6.4.
Câu 6:
Dựa vào hình vẽ, em chứng tỏ trong trường hợp vật cách thấu kính d = 2f thì ảnh cách thấu kính d' = 2f và ảnh có độ cao bằng vật.
Câu 7:
Từ kết quả xác định ảnh trong mỗi trường hợp trên, nêu điều kiện về vị trí đặt vật trước thấu kính để có ảnh thật hoặc ảnh ảo.
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 KNTT Bài 18. Tính chất của kim loại có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 8. Thấu kính có đáp án
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 CTST Bài 17. Dãy hoạt động hoá học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại có đáp án
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 KNTT Bài 20. Tách kim loại và việc sử dụng hợp kim có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 1. Nhận biết một số dụng cụ, hóa chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học có đáp án
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 KNTT Bài 24. Alkene có đáp án
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 KNTT Bài 23. Alkane có đáp án
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 CTST Bài 16. Tính chất chung của kim loại có đáp án
về câu hỏi!