Câu hỏi:
13/07/2024 2,269Quan sát Hình 5.6, hãy:
a) Mô tả cơ chế phát sinh đột biến lệch bội trong giảm phân và xác định những loại giao tử được hình thành.
b) Cho biết sự kết hợp giữa các loại giao tử đột biến với nhau hoặc với giao tử bình thường sẽ tạo ra những thể lệch bội nào.
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
a)
- Cơ chế phát sinh đột biến lệch bội trong giảm phân: Trong giảm phân, do sự rối loạn phân bào dẫn tới một hay một vài cặp NST không phân li ở giảm phân I hoặc giảm phân II tạo ra giao tử thừa hoặc thiếu một hoặc một vài NST (giao tử không bình thường). Sự kết hợp của giao tử không bình thường với giao tử bình thường hoặc giữa các giao tử không bình thường với nhau sẽ tạo ra các đột biến lệch bội.
- Xác định những loại giao tử được hình thành trong Hình 5.6:
+ Trong giảm phân I: Một nhiễm sắc thể kép không phân li hình thành một tế bào con chứa ba nhiễm sắc thể kép và một giao tử chứa một nhiễm sắc thể kép. Các nhiễm sắc thể phân li bình thường trong giảm phân II hình thành các giao tử lệch bội (n + 1) và (n – 1).
+ Trong giảm phân II: Một trong hai tế bào con được hình thành trong giảm phân I bị rối loạn phân li trong giảm phân II tạo các giao tử lệch bội (n + 1) và (n – 1), tế bào con còn lại phân li bình thường tạo ra các giao tử (n).
b) Sự kết hợp giữa các loại giao tử đột biến với nhau hoặc với giao tử bình thường sẽ tạo ra một số thể lệch bội sau:
- (n + 1) × n → 2n + 1 (thể ba nhiễm).
- (n – 1) × n → 2n – 1 (thể một nhiễm).
- (n + 1) × (n + 1) → 2n + 2 (thể bốn nhiễm) hoặc 2n + 1 + 1 (thể ba nhiễm kép).
- (n – 1) × (n – 1) → 2n – 2 (thể không nhiễm) hoặc 2n – 1 – 1 (thể một nhiễm kép).
- (n – 1) × (n + 1) → 2n (thể lưỡng bội) hoặc 2n – 1 + 1.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Quan sát Hình 5.2, hãy mô tả sự sắp xếp của các gene trên nhiễm sắc thể.
Câu 2:
Quan sát Hình 5.3, hãy giải thích tại sao nguyên phân, giảm phân và thụ tinh quyết định quy luật vận động và truyền thông tin di truyền của các gene qua các thế hệ tế bào và cá thể.
Câu 3:
Câu 4:
Quan sát Hình 5.9, hãy mô tả cơ chế hình thành thể tam bội và thể tứ bội. Bộ nhiễm sắc thể của hai thể đột biến này có gì khác nhau?
Câu 5:
Quan sát Hình 5.1, hãy mô tả cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể. Từ đó, giải thích tại sao nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gene của tế bào?
Câu 6:
Quan sát Hình 5.4 và đọc thông tin, hãy:
a) Xác định các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
b) Lập bảng phân biệt các dạng đột biến đó.
29 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều Bài 12 có đáp án
54 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều Bài 7 có đáp án
30 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
Chuyên đề Sinh 12 Chủ đề 1: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp có đáp án
124 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều Bài 8 có đáp án
10 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
57 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Chân trời sáng tạo Bài 7 có đáp án
42 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 10 có đáp án
về câu hỏi!