Câu hỏi:

16/08/2024 237

Người bị hội chứng Đao thường thấp bé, má phệ, cổ rụt, khe mắt xếch, lưỡi dày và hay thè ra, dị tật tim và ống tiêu hóa. Người ta nhận thấy, khả năng sinh con mắc hội chứng Đao có mối liên hệ khá chặt chẽ với tuổi của người mẹ. Dưới đây là kết quả thống kê về tỉ lệ trẻ bị hội chứng Đao và tuổi của người mẹ.

Tuổi của người mẹ

Dưới 30

35

40

45

Tỉ lệ trẻ bị hội chứng Đao

1/900

1/365

1/100

1/30

Khi nói về hội chứng Đao, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tỉ lệ trẻ bị hội chứng Đao tăng lên cùng với tuổi của người mẹ.

II. Trong tế bào sinh dưỡng của người bị hội chứng Đao có 47 nhiễm sắc thể.

III. Hội chứng Đao được sinh ra do sự thụ tinh giữa giao tử thừa một NST số 21 với giao tử bình thường.

IV. Một trong những biện pháp giảm tỉ lệ trẻ bị hội chứng Đao là phụ nữ không nên sinh con khi ngoài 40 tuổi.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Chọn đáp án D 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1

Lời giải

Chọn đáp án B 

A đúng. Vì hình 1 thể hiện bị hẹp đoạn đầu động mạch phổi. Khi động mạch phổi bị hẹp thì máu đến phổi sẽ giảm.

B sai. Do hình 2 là bị thông liên nhĩ (2 tâm nhĩ bị nối thông với nhau). Khi tâm nhĩ co thì một phần máu từ tâm nhĩ trái được đẩy sang tâm nhĩ phải => làm giảm thể tích máu trong tâm thất trái tống vào động mạch chủ.

C đúng. Do hình 3 là thể hiện bị hẹp gốc động mạch chủ nhánh xuống. Khi ống động mạch chủ nhánh xuống bị hẹp thì máu ứ lại ở cung động mạch chủ => tăng áp lực ở động mạch cánh tay.

D đúng. Do hình 4 có ống nối động mạch chủ và động mạch phổi. Khi đó, áp lực máu ở động mạch chủ lớn hơn động mạch phổi nên một phần máu từ động mạch chủ sang động mạch phổi làm cho huyết áp ở động mạch phổi tăng lên.

Lời giải

Chọn đáp án C

- 1 và 2 đều không bị bệnh P, sinh con số 6 bị bệnh P. Suy ra bệnh P do gen lặn quy định. Người số 2 là nam và có 2 alen của gen P, suy ra gen P không liên kết giới tính. Quy ước, a quy định bệnh P.

- Người số 4 bị bệnh Q và chỉ có alen Q2, điều này chứng tỏ alen Q2 quy định bệnh Q. Người số 10 không bị bệnh Q và không nhận alen bệnh Q2 từ người số 4. Điều này chứng tỏ bệnh Q do gen nằm trên nhiễm sắc thể X quy định, người bố (số 4) bị bệnh Q sinh con gái (số 8) không bị bệnh Q. Suy ra bệnh Q do gen lặn quy định. Quy ước, b quy định bệnh Q.

Người số 11 không bị bệnh P mà có bố mẹ đều dị hợp về bênh P, nên người số 11 có xác suất kiểu gen là 2/3Aa : 1/3AA. Người số 11 sẽ tạo ra giao tử A = 2/3. Về bệnh Q, thì người số 11 là XBXb. Do đó, người 11 sinh ra giao tử AB = 2/3×1/2 = 1/3.

Về bệnh P: Người số 7 có xác suất kiểu gen 2/3Aa : 1/3AA; Người số 8 có xác suất kiểu gen 2/3Aa : 1/3AA cho nên xác suất sinh con AA = 2/3×2/3 = 4/9.

Về bệnh Q: Số 7 có kiểu gen XBY; Số 8 có kiểu gen XBXb. Xác suất sinh con trai không mang alen bệnh Q (XBY) = 1/4.

→ Xác suất sinh con đầu lòng là con trai không mang alen gây bệnh P và không mang alen gây bệnh Q của cặp 7-8 = 4/9 × 1/4 = 1/9.

Câu 7

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP