Câu hỏi:
16/08/2024 195Một quần thể ngẫu phối, xét gen A có 2 alen là A và a, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Thế hệ xuất phát chỉ gồm các cá thể có kiểu hình trội trong đó kiểu gen thuần chủng chiếm tỉ lệ 20%. Biết rằng, ở quần thể này thì tỉ lệ sống sót của các hợp tử AA, Aa, aa lần lượt là 100%; 50%; 0%. Các giao tử đều có khả năng thụ tinh với xác suất như nhau. Trong điều kiện quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tần số alen lặn giảm dần qua các thế hệ.
II. Tỉ lệ kiểu hình trội sẽ tăng dần qua các thế hệ.
III. Ở F2, kiểu gen không thuần chủng chiếm tỉ lệ là 20%.
IV. Đến thế hệ F10, tỉ lệ alen trội có thể đạt 100%.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn đáp án A
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III.
Thế hệ P có tỉ lệ kiểu gen: 0,2AA : 0,8Aa
à A = 0,2 + 0,8/2 = 0,6. a = 1 - 0,6 = 0,4.
à Hợp tử F1 có tỉ lệ kiểu gen: 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa
à Tỉ lệ kiểu gen cá thể F1 : 0,36AA : 0,48 × 50%Aa = 0,36AA : 0,24Aa = 0,6AA : 0,4Aa.
I đúng. Do tỉ lệ sống sót của hợp tử aa = 0 à Chọn lọc tự nhiên đang chống lại alen lặn à Tần số alen lặn giảm dần qua các thế hệ.
II sai. Kiểu hình trội luôn có tỉ lệ là 100% (vì aa bị loại bỏ hoàn toàn ở giai đoạn phôi).
III đúng. Tỉ lệ kiểu gen ở các cá thể F1: 0,6AA : 0,4Aa à A = 0,8, a = 0,2.
à Hợp tử F2 có tỉ lệ kiểu gen: 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa
à Tỉ lệ kiểu gen của cá thể F2 : 0,64AA : 0,32 × 50%Aa = 0,64AA : 0,16Aa = 0,8AA : 0,2Aa.
IV sai. Tần số kiểu gene dị hợp giảm qua các thế hệ nhưng không thể loại bỏ hết alen lặn a à Alen trội A không thể bằng 100%
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hình dưới cho thấy mô hình của bốn dạng dị tật tim bẩm sinh thường gặp ở người.
Khi nhận xét về bốn dạng dị tật tim bẩm sinh này, nhận định nào sau đây sai?
Câu 2:
Cho phả hệ sau:
Cho biết không xảy ra đột biến và bệnh P do gen P có 2 alen là P1 và P2 gen quy định; Bệnh Q do gen Q có 2 alen là Q1 và Q2 quy định. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Bệnh Q do gen lặn nằm trên NST X quy định.
II. Bệnh P do gen lặn nằm trên NST thường quy định.
III. Người số 11 sẽ tạo ra giao tử không mang alen bệnh với xác suất 1/3.
IV. Cặp 7-8 có xác suất sinh con trai không mang alen bệnh là 1/9.
Câu 3:
Ở loài ong mật, những trứng được thụ tinh thì nở thành ong thợ hoặc ong chúa; Những trứng không được thụ tinh thì nở thành ong đực. Xét gen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; Gen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh ngắn. Hai cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp NST và cách nhau 20cM. Cho ong chúa thân xám, cánh dài giao phối với ong đực thân đen, cánh ngắn, thu được F1 có 100% thân xám, cánh dài. Lấy một con ong chúa F1 cho giao phối với các ong đực thân xám, cánh ngắn, thu được F2. Biết tỉ lệ thụ tinh của trứng là 80%, tỉ lệ trứng nở là 100%. Trong điều kiện không phát sinh đột biến. Nếu ở F2 có 150 cá thể thân xám, cánh dài thì F2 sẽ có bao nhiêu cá thể thân đen, cánh ngắn?
Câu 4:
Một quần thể có tần số alen A = 0,3 và a = 0,7. Quần thể này có tối đa bao nhiêu kiểu gen thuần chủng?
Câu 5:
Một đoạn mạch mã gốc của một gen chứa 10 triplet là: 3’... TAX GXG AAT TGT AAX XGX GAX GGG GXX XAT... 5’. Nếu xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit làm xuất hiện bộ ba kết thúc ở trên mARN thì có thể có tối đa bao nhiêu vị trí đột biến ở đoạn gen trên?
về câu hỏi!