Câu hỏi:

01/09/2024 219

Xác định dấu hiệu của các thủ pháp tương phản, trùng điệp được sử dụng trong tác phẩm và nhận xét về hiệu quả nghệ thuật của các thủ pháp này.

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

– Thủ pháp tương phản được sử dụng thường xuyên, ở nhiều bình diện, nhiều cấp độ:

+ Tương phản giữa hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu (về địa vị, tiểu sử, hành vi, lời nói, thái độ,...).

+ Tương phản giữa hình ảnh chính quyền bảo hộ và dân chúng, giữa Toàn quyền Va-ren và triều đình An Nam.

Lưu ý: Thủ pháp tương phản đạt được hiệu quả nghệ thuật đáng kể, khiến hai thế lực đối nghịch trở nên rõ nét mà tác giả không cần bình luận, giải thích thêm (người đọc được cung cấp thông tin để tự suy ngẫm và kết luận).

– Thủ pháp trùng điệp cũng được sử dụng nhiều lần, linh hoạt và đạt hiệu quả nghệ thuật cao:

+ Trùng điệp thông tin và cấu trúc câu để nhấn mạnh: “trong bốn tuần lễ đó, Phan Bội Châu vẫn bị giam trong từ”, “Trong khi đó thì Phan Bội Châu vẫn nằm tù”.

+ Trùng điệp thành phần câu để tạo nhịp điệu và gia tăng, nhấn mạnh nội dung: “Đến Sài Gòn thì ông Va-ren, có gì mà không lường trước được, sẽ bị quấn quýt lấy, lôi kéo đi, giằng co, ru vỗ, ấp ủ trong mớ bòng bong những buổi chiêu đãi, những cuộc tiếp với rước, những lời chúc với tụng”

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

So sánh, chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong nghệ thuật miêu tả hình ảnh trăng giữa hai bài thơ Vọng nguyệt (Ngắm trăng) và Cảnh khuya.

Xem đáp án » 01/09/2024 1,964

Câu 2:

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong hai câu sau của bài thơ.

Xem đáp án » 01/09/2024 426

Câu 3:

Lập dàn ý cho đề bài sau:

Viết bài văn (khoảng 1200 chữ) phân tích hình tượng trăng trong một bài thơ của Hồ Chí Minh (ngoài các tác phẩm trong SGK).

Xem đáp án » 01/09/2024 255

Câu 4:

Vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ – nghệ sĩ được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ sau của bài thơ?

Xem đáp án » 01/09/2024 250

Câu 5:

Bài tập 5. Đọc lại bài thơ Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng) trong SGK Ngữ văn 12, tập hai (tr. 19) và trả lời các câu hỏi:

Trong các trường hợp sau, yếu tố nguyên trong từ nào có cùng nghĩa với từ nguyên tiêu trong nguyên văn bài thơ?

Xem đáp án » 01/09/2024 215

Câu 6:

Nhan đề bài thơ (Vọng nguyệt), ngoài cách dịch phổ biến là Ngắm trăng, còn có một cách dịch khác là Ngóng trăng (xem thêm: Nhiều tác giả, Văn bản tác phẩm Hán Nôm trong nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2018, tr. 242). Hãy so sánh hai cách dịch trên và nêu ý kiến của bạn.

Xem đáp án » 01/09/2024 195

Bình luận


Bình luận